Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Sinh học Lớp 8 - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Ialy (Có đáp án và thang điểm)

docx 6 trang Người đăng daohongloan2k Ngày đăng 24/12/2022 Lượt xem 301Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Sinh học Lớp 8 - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Ialy (Có đáp án và thang điểm)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Sinh học Lớp 8 - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Ialy (Có đáp án và thang điểm)
Tuần 10	Ngày soạn: 
Tiết 20	Ngày dạy: 
 KIỂM TRA GIỮA KÌ I
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức 
- Kiểm tra đánh giá năng lực - khả năng tiếp thu của học sinh trong quá trình học chương I, II, III.
- Qua kết quả đánh giá phân hoa rõ các đối tượng học sinh 
- Từ đó GV có biện pháp giảng dạy phù hợp trong thời gian tiếp theo.
2.Kỹ năng:
- Rèn kĩ năng tổng hợp - khái quát hoá
- Kĩ năng làm bài
3.Giáo dục : ý thức nghiêm túc - trung thực trong kiểm tra, thi cử
II. GV phát bài kiểm tra:
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA SINH 8
(Bảng mô tả các tiêu chí của đề kiểm tra)
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Chương I: Khái quát về cơ thể người
Số tiết : 5
- Tế bào ở cơ thể người gồm mấy phần chính
- Bộ phận có vai trò giúp tế bào thực hiện trao đổi chất với môi trường là 
- Cấu tạo, chức năng của tế bào thần kinh
- khái niệm phản xạ
- Chức năng biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng đơn giản
- Bộ phận có vai trò giúp tế bào thực hiện trao đổi chất với môi trường
- Cho ví dụ minh họa về phản xạ
Số câu: 5
Số điểm: 3đ
Tỉ lệ: 30%
2,5
0,5+1,5
67%
2,5
1
33%
Chương II: Vận động
Số tiết :6
- Đặc điểm đúng khi nói về cột sống của người
-   Giúp xương phát triển về bề ngang là chức năng của: 
Trình bày cách sơ cứu và băng bó cho xương cẳng tay trong thực tế
Số câu: 3
Số điểm: 2,5đ
Tỉ lệ: 25%
1
0,25
10%
1
0,25
10%
1
2
80%
Chương III: Tuần hoàn
Số tiết :7
- Cho biết các nhóm máu ở người. 
- Biết đường đi của máu trong vòng tuần hoàn lớn/ nhỏ
- Khi truyền máu cần tuân thủ theo những nguyên tắc nào?
- Vẽ sơ đồ cho nhận nhóm máu ở người
- Với chu kỳ tim 0,8s, thời gian hoạt động và nghỉ của tâm thất là
- Trong quá trình đông máu, các enzim giải phóng ra từ tiểu cầu có vai trò chính là gì?
Em hãy giải thích vì sao tim hoạt động suốt đời mà không biết mỏi ?
- Số câu: 4
Số điểm: 4,5đ
- Tỉ lệ: 45%
1
1,75đ
9.2%
2,5
1,75đ
72.7%
0,5
1
50%
Tổng: 
Số câu: 12
Số điểm: 10
Tỉ lệ:100%
4,5
4đ
40%
6
3đ
30%
1
2đ
20%
0.5
1đ
10%
PHÒNG GD – ĐT CHƯPĂH
TRƯỜNG THCS IALY
Năm học: 2022 - 2023
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
MÔN: Sinh học 8
Thời gian làm bài: 45 phút 
(Trắc nghiệm:8 phút)
Họ và tên học sinh:..Lớp:.. 
Điểm
Lời phê của giáo viên
A Trắc nghiệm:(2 điểm) Khoanh tròn chữ cái đứng đầu câu trả lời đúng nhất:
Câu 1: 1.Tế bào ở cơ thể người gồm mấy phần chính :
A. Màng sinh chất, chất tế bào và nhân.
B. Màng sinh chất, chất tế bào và nhân con.
C. Màng sinh chất, chất tế bào, diệp lục và nhân.
D. Màng, diệp lục và nhân.
Câu 2: Bộ phận có vai trò giúp tế bào thực hiện trao đổi chất với môi trường là? 
A. Màng sinh chất	B. Chất tế bào	C. Nhân	D. Các bào quan
Câu 3: Chức năng biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng đơn giản là của:
A. hệ bài tiết	B. hệ tiêu hóa	C. hệ hô hấp	D. hệ tuần hoàn
Câu 4: Bộ phận có vai trò giúp tế bào thực hiện trao đổi chất với môi trường là:
A Màng sinh chất, nhân.	 B Chất tế bào.
C Màng sinh, chất tế bào và nhân.	 D Màng sinh chất.
Câu 5: Đặc điểm nào dưới đây được xem là đúng khi nói về cột sống của người:
A Có 2 đoạn cong trước và 1 đoạn cong sau.
B Cong theo hình cung.
C Có 1 đoạn cong trước và 1 đoạn cong sau.
D Cong ở 4 chỗ, tạo thành 2 chữ S tiếp nhau.
Câu 6: Giúp xương phát triển về bề ngang là chức năng của:
A.màng xương	B.sụn bọc đầu xương	C.mô xương cứng	D.tủy xương
Câu 7: Trong quá trình đông máu, các enzim giải phóng ra từ tiểu cầu có vai trò chính là gì?
A. Hỗ trợ quá trình đông đặc của huyết tương
B. Làm phân rã khối đông máu.
C. Kết dính các tế bào máu lại với nhau.
D. Làm biến đổi chất sinh tơ máu trong huyết tương thành tơ máu.
 Câu 8: Với chu kỳ tim 0,8s, thời gian hoạt động và nghỉ của tâm thất là:
A. 0,1s và 0,7s	B. 0,2 s và 0,6s	C. 0,3s và 0,5s	D. 0,4s và 0,4s
 B. Phần tự luận (8 điểm)
Câu 1: (2đ) Ở người có những nhóm máu nào ? Hãy vẽ sơ đồ mối quan hệ cho và nhận giữa các nhóm máu và cho biết khi truyền máu cần tuân thủ theo những nguyên tắc nào? 
Câu 2: (2đ) Mô tả đường đi của máu trong vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ? 
Em hãy giải thích vì sao tim hoạt động suốt đời mà không biết mỏi ?
Câu 3: (2đ) Em hãy nêu cấu tạo, chức năng của tế bào thần kinh? Và cho biết khái niệm của phản xạ, cho ví dụ minh họa? 
Câu 4: (2đ) Khi gặp người bị ngã gãy xương cẳng tay, thì em cần làm gì để sơ cứu và băng bó cho người đó ?	
HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ ĐÁP ÁN
A. Trắc nghiệm khách quan ( 2 điểm) Mỗi câu đung 0,25 điểm
Câu 
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
A
A
B
D
D
A
D
C
B. Tự luận (8 điểm)
Câu
Đáp án
Điểm
1
(2đ)
- Ở người có các nhóm máu sau: Nhóm máu O, A, B và nhóm máu AB
- Sơ đồ mối quan hệ cho và nhận giữa các nhóm máu 
 A
A
AB
O
O
AB
B
B
- Nguyên tắc truyền máu: Khi truyền máu cần chú ý:
	+ Xét nghiệm để lựa chọn loại máu truyền cho phù hợp ( Kháng nguyên trong hồng cầu của người cho và kháng thể trong huyết tương của người nhận)
	+ Tránh nhận máu đã nhiễm các tác nhân gây bệnh.
0.5
0,5
0.5
0.5
2
(2đ)
Vòng tuần hoàn nhỏ: máu đỏ thẩm đi từ TNP à TTP đi theo động mạch phổi đến phổi, thải CO2 và nhận O2, máu trở thành máu đỏ tươi theo tĩnh mạch phổi trở về tâm nhĩ trái.
Vòng tuần hoàn lớn: Máu đỏ tươi từ TNTà TTT theo động mạch chủ đến các cơ quan. Cung cấp O2 và chất dinh dưỡng, nhận CO2 và chất bã, máu trở thành máu đỏ thẩm theo tĩnh mạch chủ trên và tĩnh mạch chủ dưới trở về tâm nhĩ phải.
Đổi đơn vị thời gian một ngày đêm thành phút: 24 x 60 = 1440 phút 
Vì tim co dãn theo chu kỳ. Mỗi chu kỳ gồm 3 pha (0,8 giây): Pha nhĩ co mất 0,1 giây và nghỉ 0,7 giây; pha thất co mất 0,3 giấy và nghỉ 0,5 giây; pha dãn chung mất 0,4 giây. Tim nghỉ ngơi hoàn toàn trong một chu kỳ là 0,4 giây. Vậy trong một chu kỳ, tim vẫn có thời gian nghỉ nên tim hoạt động suốt đời mà không biết mỏi. 
0,5
0,5
1
3
(2đ)
Cấu tạo tế bào thần kinh:
+ Thân: ở giữa chứa nhân, xung quang là sợi nhánh ( ngắn)
+ Sợi trục: có các bao mieelin tạo ra các eo răng viê, tận cùng là các cúc xi náp
Chức năng: Cảm ứng, dẫn truyền
K/n phản xạ: Phản xạ là phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích của môi trường dưới sự điều khiển của hệ thần kinh.
VD: hs tự lấy
0.5
0.5
0,5
0,5
4
(2đ)
Phương pháp sơ cứu:
+ Đặt nạn nhân nằm yên
+ Dùng gạc hay khăn sạch nhẹ nhàng lau sạch vết thương
+ Đặt 2 nẹp gỗ hay tre vào hai bên xương gãy, lót trong nẹp bằng gạc hay vải sạch
+ Buộc định vị ở 2 đầu nẹp và 2 bên chỗ xương gãy
Băng cố định:
+ Dùng băng y tế hoặc băng vải băng cho người bị thương
+ Băng cần cuốn chặt từ trong ra cổ tay
+ Làm dây đeo cẳng tay
1
1
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA KÌ 1
MÔN: SINH 8
1, Cấu tạo, chức năng các thành phần trong tế bào?
2, Thành phần các hệ cơ quan trong cơ thể người và chức năng của chúng?
3, Ở người có những nhóm máu nào ? Hãy vẽ sơ đồ mối quan hệ cho và nhận giữa các nhóm máu và cho biết khi truyền máu cần tuân thủ theo những nguyên tắc nào? 
4, Cấu tạo, chức năng của tế bào thần kinh? Phản xạ, cung phản xạ,cho ví dụ minh họa?
5, Cách sơ cứu và băng bó cho người bị gãy xương cẳng tay?
6, Sự tiến hóa của bộ xương người, vệ sinh hệ vận động?
7, Chức năng các thành phần của máu? Trình bày vòng tuần hoàn trong cơ thể người? Chu kì co dãn của tim?
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA KÌ 1
MÔN: SINH 8
1, Cấu tạo, chức năng các thành phần trong tế bào?
2, Thành phần các hệ cơ quan trong cơ thể người và chức năng của chúng?
3, Ở người có những nhóm máu nào ? Hãy vẽ sơ đồ mối quan hệ cho và nhận giữa các nhóm máu và cho biết khi truyền máu cần tuân thủ theo những nguyên tắc nào? 
4, Cấu tạo, chức năng của tế bào thần kinh? Phản xạ, cung phản xạ,cho ví dụ minh họa?
5, Cách sơ cứu và băng bó cho người bị gãy xương cẳng tay?
6, Sự tiến hóa của bộ xương người, vệ sinh hệ vận động?
7, Chức năng các thành phần của máu? Trình bày vòng tuần hoàn trong cơ thể người? Chu kì co dãn của tim?

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_hoc_ky_i_mon_sinh_hoc_lop_8_nam_hoc_2022_20.docx