PHÒNG GD&ĐT LỤC NAM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC: 2022-2023 Môn: Sinh học - Lớp 8 Thời gian làm bài: 45 phút 1. Khung ma trận và đặc tả đề kiểm tra giữa học kì I môn sinh học 8 a) Khung ma trận Thời điểm kiểm tra: Đầu năm học khi kết thúc nội dung: Bài. 21 Hoạt động hô hấp Thời gian làm bài: 60 phút. Hình thức kiểm tra: Kết hợp giữa trắc nghiệm và tự luận (tỉ lệ 40% trắc nghiệm, 60% tự luận). Cấu trúc: Mức độ đề: 40% Nhận biết; 30% Thông hiểu; 20% Vận dụng; 10% Vận dụng cao. Phần trắc nghiệm: 4,0 điểm, (gồm 16 câu hỏi: nhận biết: 12 câu, thông hiểu: 4 câu), mỗi câu 0,25 điểm; Phần tự luận: 6,0 điểm (Nhận biết: 1,0 điểm; Thông hiểu: 2,0 điểm; Vận dụng: 2,0 điểm; Vận dụng cao: 1,0 điểm). 2. Ma trận Chủ đề MỨC ĐỘ Tổng số ý/câu Điểm số Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) Chủ đề 1: Tìm hiểu chung (1 tiết) 2 0.5 Chủ đề 2: Khái quát cơ thể người (4 tiết) 2 2 1(2) 4 1 3 Chủ đề 3: Vận động ( 2 tiết) 2 2 1 4 1 1.5 Chủ đề 4: Tuần hoàn (5 tiết) 2 1 1(0.5) 1 2 3 3.5 Chủ đề 5: Hô hấp (2 tiết) 2 2 1 1.5 2.5 1.5 1.5 1.5 3 4 3 3 1 Tổng 40 % tổng bài kiểm tra = 4 điểm 30% tổng bài kiểm tra =3 điểm 20% tổng bài kiểm tra =2 điểm 10% tổng bài kiểm tra =1điểm 10 b, Bản đặc tả Nội dung Mức độ Yêu cầu cần đạt Số ý TL/Số câu hỏi TN Câu hỏi TN (Số câu) TL (Số ý) TN (Câu) TL (Câu/ý) Chủ đề 1: Tìm hiểu chung (1 tiết) 4 Bài mở đầu Nhận biết - Xác định được vị trí con người trong giới Động vật.: 2 C1 C2 Chủ đề 2: Khái quát cơ thể người (4 tiết) - Cấu tạo cơ thể người - Tế bào - Mô - Phản xạ Nhận biết - Nêu được đặc điểm cơ thể người. - Xác định được vị trí các cơ quan và hệ cơ quan của cơ thể trên mô hình. Nêu rõ được tính thống nhất trong hoạt động của các hệ cơ quan dưới sự chỉ đạo của hệ thần kinh và hệ nội tiết. 2 C3 C4 Thông hiểu - Mô tả được các thành phần cấu tạo của tế bào phù hợp với chức năng của chúng. Đồng thời xác định rõ tế bào là đơn vị cấu tạo và đơn vị chức năng của cơ thể - Nêu được định nghĩa mô, kể được các loại mô chính và chức năng của chúng. 2 C5 C6 Vận dụng - Chứng minh phản xạ là cơ sở của mọi hoạt động của cơ thể bằng các ví dụ cụ thể. 1 C17( 2 điểm) Chủ đề 3: Vận động ( 2 tiết) - Bộ xương - Cấu tạo và tính chất của xương Nhận biết - Nêu ý nghĩa của hệ vận động trong đời sống - Kể tên các phần của bộ xương người - các loại khớp - Nêu được cơ chế lớn lên và dài ra của xương - Nêu mối quan hệ giữa cơ và xương trong sự vận động - Nêu ý nghĩa của việc rèn luyện và lao động đối với sự phát triển bình thường của hệ cơ và xương. Nêu các biện pháp chống cong vẹo cột sống ở học sinh. 2 C7,8 Thông hiểu - Mô tả cấu tạo của xương dài và cấu tạo của một bắp cơ - Trình bày những đặc điểm tiến hóa của bộ xương người thích nghi với tư thế đứng thẳng và lao động. 2 1 (0.5 đ) C9,10 C18.a Vận dụng - So sánh bộ xương và hệ cơ của người với thú, qua đó nêu rõ những đặc điểm thích nghi với dáng đứng thẳng với đôi bàn tay lao động sáng tạo (có sự phân hoá giữa chi trên và chi dưới). Biết sơ cứu khi nạn nhân bị gãy xương Chủ đề 4: Tuần hoàn (5 tiết) - Bạch cầu - Miễn dịch - Đông máu và nguyên tắc truyền máu - Tim và mạch máu - Tuần hoàn máu và lưu thông bạch huyết - Vận chuyển máu qua hệ mạch - Vệ sinh hệ tuần hoàn Nhận biết - Xác định các chức năng mà máu đảm nhiệm liên quan với các thành phần cấu tạo. Sự tạo thành nước mô từ máu và chức năng của nước mô. Máu cùng nước mô tạo thành môi trường trong của cơ thể. - Nêu hiện tượng đông máu và ý nghĩa của sự đông máu, ứng dụng. - Nêu ý nghĩa của sự truyền máu. - Nêu được chu kì hoạt động của tim (nhịp tim, thể tích/phút) - Nêu được khái niệm huyết áp. 2 C11, C12 Thông hiểu - Trình bày được khái niệm miễn dịch. - Trình bày được cấu tạo tim và hệ mạch liên quan đến chức năng của chúng - Trình bày sự thay đổi tốc độ vận chuyển máu trong các đoạn mạch, ý nghĩa của tốc độ máu chậm trong mao mạch: - Trình bày điều hoà tim và mạch bằng thần kinh. - Kể một số bệnh tim mạch phổ biến và cách đề phòng. - Trình bày ý nghĩa của việc rèn luyện tim và cách rèn luyện tim. 1 (0,5đ) C18.b Vận dụng - Vẽ sơ đồ tuần hoàn máu. - Rèn luyện để tăng khả năng làm việc của tim. - Trình bày các thao tác sơ cứu khi chảy máu và mất máu nhiều. 1 (1đ) C18.c Chủ đề 5: Hô hấp(2 tiết) -. Hô hấp và các cơ quan hô hấ - Hoạt động hô hấp Nhận biết - Nêu ý nghĩa hô hấp. - Mô tả cấu tạo của các cơ quan trong hệ hô hấp (mũi, thanh quản, khí quản và phổi) liên quan đến chức năng của chúng. - Nêu rõ khái niệm về dung tích sống lúc thở sâu (bao gồm : khí lưu thông, khí bổ sung, khí dự trữ và khí cặn). - Kể các bệnh chính về cơ quan hô hấp (viêm phế quản, lao phổi) và nêu các biện pháp vệ sinh hô hấp. Tác hại của thuốc lá. 2 C13, C14 Thông hiểu - Trình bày động tác thở (hít vào, thở ra) với sự tham gia của các cơ thở. - Trình bày cơ chế của sự trao đổi khí ở phổi và ở tế bào. - Trình bày phản xạ tự điều hoà hô hấp trong hô hấp bình thường. 2 C15, C16 Vận dụng - Phân biệt thở sâu với thở bình thường và nêu rõ ý nghĩa của thở sâu. 1 (1đ) C19 4. Đề thi I. Trắc nghiệm (4 điểm) I. Khoanh tròn chữ cái đầu câu có phương án trả lời đúng nhất (4 điểm) Câu 1. Con người là một trong những đại diện của lớp Chim lớp Lưỡng cư. lớp Bò sát. lớp Thú. Câu 2.Trong giới Động vật, loài sinh vật nào hiện đứng đầu về mặt tiến hóa ? Con người Gôrila Đười ươi Vượn Câu 3.Cơ thể người được phân chia thành mấy phần? Đó là những phần nào? 3 phần : đầu, thân và chân 3 phần : đầu, thân và các chi 2 phần : đầu và thân 3 phần : đầu, cổ và thân Câu 4.Mô là gì? Mô là tập hợp các tế bào chuyên hóa, có hình dạng giống nhau, cùng thực hiện chức năng nhất định. Mô là tập hợp các tế bào chuyên hóa, có cấu trúc giống nhau, cùng thực hiện chức năng nhất định. Mô là tập hợp các tế bào giống nhau,cùng thực hiện một chức năng. Mô là tập hợp gồm các tế bào khác nhau ,thực hiện chức năng khác nhau. Câu 5.Các loại mô chính trong cơ thể người là: Mô cơ, mô mỡ, mô liên kết và mô thần kinh. Mô cơ, mô mỡ, mô liên kết, mô xương và mô máu. Mô cơ, mô biểu bì, mô liên kết và mô thần kinh. Mô cơ, mô xương, mô liên kết và mô thần kinh. Câu 6.Các mô biểu bì có đặc điểm nổi bật nào sau đây ? Gồm những tế bào trong suốt, có vai trò xử lý thông tin Gồm các tế bào chết, hóa sừng, có vai trò chống thấm nước Gồm các tế bào xếp sít nhau, có vai trò bảo vệ, hấp thụ hoặc tiết Gồm các tế bào nằm rời rạc với nhau, có vai trò dinh dưỡng Câu 7.So với động vật, tỷ lệ xương sọ/xương mặt ở người Như nhau Nhỏ hơn Lớn hơn Tuỳ loà Câu 8. Xương được nêu dưới đây không phải xương ngắn là: Xương cổ chân Xương sườn Xương cổ tay Xương đốt sống Câu 9.Vai trò của khoang xương trẻ em là Giúp xương dài ra. Giúp xương lớn lên về chiều ngang, Chứa tuỷ đỏ, là nơi sản sinh hồng cầu. Nuôi dưỡng xương. Câu 10.Trong cử động gập cánh tay, các cơ ở hai bên cánh tay sẽ co duỗi ngẫu nhiên co duỗi đối kháng cùng co. cùng duỗi Câu 11. Bạch cầu đươc phân chia thành mấy loại chính ? 3 loại 4 loại 5 loại 6 loại Câu 12. Ở người có mấy nhóm máu? 1 2 3 4 Câu 13. Bộ phận nào dưới đây không thuộc hệ hô hấp ? Thanh quản Khí quản Thực quản Phế quản Câu 14.Trong quá trình trao đổi khí ở phổi, loại khí nào sẽ khuếch tán từ tế bào vào máu ? Khí nitơ Khí cacbônic Khí ôxi Cả khí ôxi và khí cacbônic Câu 15.Trong đường dẫn khí của người, khí quản là bộ phận nối liền với họng và phế quản. phế quản và mũi họng và thanh quản thanh quản và phế quản. Câu 16.Khi luyện thở thường xuyên và vừa sức, chúng ta sẽ làm tăng. dung tích sống của phổi. khoảng chết trong đường dẫn khí. lượng khí cặn của phổi. lượng khí lưu thông trong hệ hô hấp. B . Tự Luận: (6 điểm) Câu 17 (2 điểm) Phản xạ là gì? Cho 2 ví dụ về cung phản xạ ở người. Câu 18 ( 3 điểm) Trình bày những đặc điểm tiến hóa của bộ xương người thích nghi với tư thế đứng thẳng và lao động. Nêu cơ chế hình thành khối máu đông? Vẽ sơ đồ phản ánh mối quan hệ cho và nhận giữa các nhóm máu để không gây kết dính hồng cầu. Ở một người, tâm thất trái mỗi lần co bóp đẩy đi trung bình 70 ml máu và trong một ngày đêm đẩy đi được 7560 lít máu. Hãy xác định số nhịp đập trung bình của tim người đó trong 1 phút? Câu 19 (1 điểm) Phân biệt thở thường và thở sâu, nêu ý nghĩa của thở sâu? .......HẾT...... 5. Đáp án A.TRẮC NGHIỆM (5 điểm) I. Mỗi câu đúng được tính 0,33 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 Đáp án D A B B C C C B C B C D C C D A B. PHẦN TỰ LUẬN (5 điểm) Câu Nội dung Thang điểm 17 (2 điểm) - Phản xạ là phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích của môi trường thông qua hệ thần kinh. - Cho đúng 2 ví dụ ( mỗi VD 0,5 điểm) 1. điểm 1 điểm 18 (3 điểm) a. Những đặc điểm tiến hóa của bộ xương người thích nghi với tư thế đứng thẳng và lao động: - Hộp sọ phát triển, cột sống cong 4 chỗ. - Xương chậu nở, xương đùi lớn. - Bàn chân hình vòm, xương gót phát triển. - Tay có khớp linh hoạt, ngón cái đối diện với 4 ngón còn lại. 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm b. * Nhờ quá trình đông máu. Cơ chế: Khi cơ thể bị thương, các tế bào tiểu cầu bị va vào thành vết thương bị vỡ ra đồng thời giải phóng một loại enzim đặc biệt, enzim này kết hợp với ion canxi ( Ca2+) làm chất sinh tơ máu trong huyết tương biến thành tơ máu ôm giữ các tế bào máu tạo thành cục máu đông. * Sơ đồ truyền máu: 0,5 điểm 0,5 điểm c. - Đổi đơn vị thời gian một ngày đêm thành phút: 24 x 60 = 1440 phút - Thể tích máu tâm thất trái co và đẩy được trong một phút là: 7560 : 1440 = 5,25 (lít máu) = 5250 ml - Vậy số nhịp co bóp của tim trong 1 phút là: 5250 : 70 = 75 (nhịp/phút) 0,5 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm Câu 19 (1 điểm) Sự khác nhau giữu thở thường và thở sâu là: Hô hấp thường : - Diễn ra một cách tự nhiên, không ý thức. - Số cơ tham gia vào hoạt động hô hấp ít hơn (chỉ có sự tham gia của 3 cơ: Cơ nâng sườn, cơ giữa sườn ngoài và cơ hoành). - Lưu lượng khí được trao đổi ít hơn. Hô hấp sâu: - Là một hoạt động có ý thức. - Số cơ tham gia vào hoạt dộng hô hấp nhiều hơn (ngoài 3 cơ tham gia trong hô hấp thường còn có sự tham gia của cơ ức đòn chũm, cơ giữa sườn trong, cơ hạ sườn. - Lưu lượng khí được trao đổi nhiều hơn. nêu rõ ý nghĩa của thở sâu - ý nghĩa : Cung cấp ôxi cho tế bào tạo ra ATP ( năng lượng) cho hoạt động sống của tế bào và của cơ thể và thải khí cacbonic ra khỏi cơ thể. 0,25 0,25 0,5 - Hết –
Tài liệu đính kèm: