Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Lịch sử và Địa lí Lớp 7 (Cánh diều) - Năm học 2023-2024 - Trường THCS Cao Bá Quát (Có đáp án)

Câu 1. Lãnh chúa phong kiến được hình thành từ những tầng lớp nào?

 

   A. Chủ nô Rô-ma.           B. Quý tộc Rô-ma.

 

   C. Tướng lĩnh và quý tộc người Giec-man.     D. Nông dân tự do.

 

Câu 2. Lực lượng sản xuất chủ yếu trong các lãnh địa phong kiến là

 

   A. nông nô.           B. nô lệ.        C. nông dân tự do.               D. lãnh chúa.

 

Câu 3. Các cuộc phát kiến địa lý do tầng lớp nào tiến hành?

 

   A. Vua quan, quý tộc.                  B. Tướng lĩnh quân đội.     

 

 C. Thương nhân, quý tộc.           D. Quý tộc, tăng lữ.

 

Câu 4. Các cuộc phát kiến địa lý chủ yếu hướng về đâu?

 

   A. Ấn Độ và các nước phương Đông.  B. Trung Quốc.         C. Nhật Bản.             D. Châu Mỹ.

 

Câu 5. Ai là người đầu tiên tìm ra châu Mĩ?

 

   A. B. Đi-a-xơ.   B. Va-xcô đơ Ga-ma.              C. Cô-lôm-bô.         D. Ph. Ma-gien-lan.

 

Câu 6. Ai là người đầu tiên thực hiện chuyến đi vòng quanh thế giới?

 

   A. B. Đi-a-xơ.      B. Va-xcô đơ Ga-ma.            C. Cô-lôm-bô.         D. Ph. Ma-gien-lan.

 

Câu 7. Cuộc phát kiến địa lí đầu tiên được tiến hành vào thế kỉ nào?

 

   A. Thế kỉ XIV.     B. Thế kỉ XV.           C. Thế kỉ XVI.          D. Thế kỉ XVII.

 

Câu 8. Những nước đi tiên phong trong các cuộc thám hiểm bằng đường biển ở thế kỉ XV?

 

A. Tây Ban Nha, Anh.                            B. Bồ Đào Nha, Hà Lan.

 

C. Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha.              D. Tây Ban Nha, Hà Lan.

 

Câu 9. Ranh giới tự nhiên nào ở phía đông, ngăn cách châu Âu với châu Á?

 

A. Dãy U-ran.           B. Sông Vôn-ga.       C. Sông Ê-nit-xây.   D. Sơn nguyên Trung Xi-bia.

 

Câu 10.  Địa hình ở châu Âu chia làm bao nhiêu dạng địa hình chính?

 

A. 1 dạng.                  B. 2 dạng.                  C. 3 dạng.                  D. 4 dạng.

 

Câu 11.  Dãy núi nào có độ cao và độ sộ nhất ở Châu Âu?

 

A. Dãy An-pơ.          B. Dãy Các-pát.        C. D.Ban-căng.         D. Dãy A-pen-nin.

 

Câu 12.  Sông nào có chiều dài lớn nhất ở châu Âu?

 

A. Sông Đôn.             B. Sông Rai-nơ.        C. Sông Vôn-ga.       D. Sông Đa-nuýp.

 

Câu 13.  Ở châu Âu có mấy kiểu khí hậu chính?

 

A. Hai kiểu.               B. Ba kiểu.                C. Bốn kiểu.             D.  Năm kiểu.

 

Câu 14.  Kiểu khí hậu nào của Châu Âu chiếm diện tích lớn nhất?

 

A. Núi cao.                B. Cận cực.                C. Ôn đới Lục địa.    D. Ôn đới hải dương.

 

Câu 15.  Dân cư châu Âu chủ yếu thuộc chủng tộc nào?

 

A. Môn-gô-lô-it.         B. Ơ-rô-pê-ô-it.      C. Nê-grô-it.             D. Ôx-tra-lô-it.

docx 10 trang Người đăng Mai Đào Ngày đăng 12/05/2024 Lượt xem 243Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Lịch sử và Địa lí Lớp 7 (Cánh diều) - Năm học 2023-2024 - Trường THCS Cao Bá Quát (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Lịch sử và Địa lí Lớp 7 (Cánh diều) - Năm học 2023-2024 - Trường THCS Cao Bá Quát (Có đáp án)
 UBND HUYỆN EAKAR
TRƯỜNG THCS CAO BÁ QUÁT
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÝ LỚP 7
- Thời điểm kiểm tra: Kiểm tra giữa học kì I: Lịch sử tiết 13. Địa lí tiết 13.
 - Thời gian làm bài:90 phút
 - Hình thức kiểm tra: Kết hợp giữa trắc nghiệm và tự luận (Lịch sử: Tỉ lệ 20% trắc nghiệm, 30% tự luận. Địa lí: Tỉ lệ 20 trắc nghiệm, 30 tự luận)
 - Mức độ đề: Lịch sử 20 % Nhận biết; 15 % Thông hiểu; 10% Vận dụng; 5 % Vận dụng cao. Địa lí: 20 % Nhận biết; 15 % Thông hiểu; 10% Vận dụng; 5 % Vận dụng cao.)
 - Phần trắc nghiệm: Lịch sử 2 điểm, ( Gồm 8 câu hỏi: nhận biết: 8 câu, thông hiểu: 0 câu), mỗi câu 0,25 điểm; Địa Lí 2 điểm, ( Gồm 8 câu hỏi: nhận biết: 8 câu, thông hiểu: 0 câu), mỗi câu 0,25 điểm.
 - Phần tự luận: Lịch sử 3 điểm (Nhận biết: 0 điểm; Thông hiểu: 1,5điểm; Vận dụng: 1,0 điểm; Vận dụng cao: 0,5 điểm): Mỗi ý 0,5 điểm. Địa lí 3 điểm (Nhận biết: 0 điểm; Thông hiểu: 1,5điểm; Vận dụng: 1,0 điểm; Vận dụng cao: 0,5 điểm): Mỗi ý 0,5 điểm.
a) Khung ma trận 
TT
Chương/
chủ đề
Nội dung/đơn vị kiến thức
Mức độ nhận thức
Tổng
% điểm
Nhận biết (TNKQ)
Thông hiểu
(TL)
Vận dụng
(TL)
Vận dụng cao
(TL)

TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL

Phân môn Lịch sử
1

Chương I. TÂY ÂU TỪ THẾ KỈ V ĐẾN NỬA ĐẦU THẾ KỈ XVI

Nội dung 1. Quá trình hình thành và phát triển chế độ phong kiến ở Tây Âu
2TN


1TL





20%
Nội dung 2. Các cuộc phát kiến địa lí
2TN








5%
Nội dung 3. Văn hoá Phục hưng
2TN







5%
Nội dung 4. Cải cách tôn giáo









2
Chương 2. TRUNG QUỐC TỪ THẾ KỈ VII ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX
Nội dung 1. Khái lược tiến trình lịch sử của Trung Quốc từ thế kỉ VII
2TN







1TL

10%%
Nội dung 2. Thành tựu chính trị, kinh tế, văn hóa của Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX






1TL



10%

Tỉ lệ

20%

15%

10%

5%

50%

b, Bảng đặc tả
TT
Chương/
Chủ đề
Nội dung/Đơn vị kiến thức
Mức độ đánh giá
Số câu hỏi theo mức độ nhận thức
Nhận biết
Thông hiểu

Vận dụng
Vận dụng cao
Phân môn Lịch sử
1
TÂY ÂU TỪ THẾ KỈ V ĐẾN NỬA ĐẦU THẾ KỈ XVI
Nội dung 1. Quá trình hình thành và phát triển chế độ phong kiến ở Tây Âu 
Nhận biết
– Kể lại được những sự kiện chủ yếu về quá trình hình thành xã hội phong kiến ở Tây Âu
Thông hiểu
– Nêu vai trò của thành thị đối với Châu Âu thời trung đại.
Vận dụng
– Phân tích được vai trò của thành thị trung đại.

2TN

1TL


2

Nội dung 2. Các cuộc phát kiến địa lí
 Nhận biết
- Nhận biết những nét chính về các cuộc phát kiến địa lí

6TN



3
TRUNG QUỐC TỪ THẾ KỈ VII ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX
Nội dung 1. Khái lược tiến trình lịch sử của Trung Quốc từ thế kỉ VII
Thông hiểu
– Nêu được hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí
Vận dụng
- Liên hệ với Lịch sử Việt Nam 
– Lập được sơ đồ tiến trình phát triển của Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX (các thời Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh).



1TL
4

Nội dung 2. Thành tựu chính trị, kinh tế, văn hóa của Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX
Nhận biết
– Nêu được những nét chính về sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường
Thông hiểu
– Mô tả được sự phát triển kinh tế thời Minh – Thanh
- Giới thiệu được những thành tựu chủ yếu của văn hoá Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX (Nho giáo, sử học, kiến trúc,...)
Vận dụng
– Nhận xét được những thành tựu chủ yếu của văn hoá Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX (Nho giáo, sử học, kiến trúc,...)
– Nét mới của kinh tế thời Minh – Thanh so với thời Đường.



1TL

Số câu/ loại câu

8 câu TNKQ
1 câu TL 
1 câu TL
1 câu TL
Tỉ lệ %

20%
15%
10%
5%
 
 Phân môn Địa lý
TT
Chương/
Chủ đề
Nội dung/Đơn vị kiến thức
Mức độ đánh giá
Số câu hỏi theo mức độ nhận thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
1
Châu Âu
(80% -4,0 điểm)
- Vị trí địa lí, phạm vi châu Âu
- Đặc điểm tự nhiên
- Đặc điểm dân cư, xã hội
- Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên
- Khái quát về Liên minh châu Âu (EU)
Nhận biết
- Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí, hình dạng và kích thước châu Âu.
- Xác định được trên bản đồ các sông lớn Rhein (Rainơ), Danube (Đanuyp), Volga (Vonga).
- Trình bày được đặc điểm các đới thiên nhiên: đới nóng; đới lạnh; đới ôn hòa.
- Trình bày được đặc điểm của cơ cấu dân cư, di cư và đô thị hóa ở châu Âu.
- Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên
- Khái quát về Liên minh châu Âu (EU)
Thông hiểu
- Phân tích được đặc điểm các khu vực địa hình chính của châu Âu: khu vực đồng bằng, khu vực miền núi.
- Phân tích được đặc điểm phân hóa khí hậu: phân hóa bắc nam; các khu vực ven biển với bên trong lục địa.
- Nêu được dẫn chứng về Liên minh châu Âu (EU) như một trong bốn trung tâm kinh tế lớn trên thế giới.
Vận dụng
- Lựa chọn và trình bày được một vấn đề bảo vệ môi trường ở châu Âu.
Vận dụng cao
- Nêu được dẫn chứng mối quan hệ Việt Nam với EU.
6TN

1TL
1TL

2
Châu Á
(20%-1,0 điểm)
- Vị trí địa lí, phạm vi châu Á
- Đặc điểm tự nhiên
Nhận biết
- Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí, hình dạng và kích thước châu Á.
- Trình bày được một trong những đặc điểm thiên nhiên châu Á: Địa hình; khí hậu; - Xác định được trên bản đồ các khu vực địa hình và các khoáng sản chính ở châu Á.
Vận dụng cao:
- Trình bày được ý nghĩa của đặc điểm thiên nhiên đối với việc sử dụng và bảo vệ tự nhiên.
2TN

1TL
Tổng số câu

8 câu TNKQ
1 câu TL
1 câu TL
1 câu TL
Tỉ lệ %

20
15
10
5

c) Đề kiểm tra
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN EAKAR
 TRƯỜNG THCS CAO BÁ QUÁT 

 KIỂM TRA ĐGgk KI TIẾT 13 – TUẦN 9 
 NĂM HỌC: 2023 - 2024
 Môn: Lịch sử và Địa lí 7 .....
Thời gian: 90 phút; ngày .... tháng .... năm 2023
Mã đề 001
 Họ tên: ........................................................................lớp ...........................
Điểm 
Lời nhận xét của giáo viên
A. TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm) Em hãy khoanh tròn vào đáp án đúng nhất
Câu 1. Lãnh chúa phong kiến được hình thành từ những tầng lớp nào?
   A. Chủ nô Rô-ma. 	B. Quý tộc Rô-ma.
   C. Tướng lĩnh và quý tộc người Giec-man. 	D. Nông dân tự do.
Câu 2. Lực lượng sản xuất chủ yếu trong các lãnh địa phong kiến là
   A. nông nô. 	B. nô lệ. 	C. nông dân tự do. 	D. lãnh chúa.
Câu 3. Các cuộc phát kiến địa lý do tầng lớp nào tiến hành?
   A. Vua quan, quý tộc. 	B. Tướng lĩnh quân đội. 	
 C. Thương nhân, quý tộc. 	D. Quý tộc, tăng lữ.
Câu 4. Các cuộc phát kiến địa lý chủ yếu hướng về đâu?
   A. Ấn Độ và các nước phương Đông. 	B. Trung Quốc. 	C. Nhật Bản. 	D. Châu Mỹ.
Câu 5. Ai là người đầu tiên tìm ra châu Mĩ?
   A. B. Đi-a-xơ.    B. Va-xcô đơ Ga-ma.	 C. Cô-lôm-bô.	 D. Ph. Ma-gien-lan.
Câu 6. Ai là người đầu tiên thực hiện chuyến đi vòng quanh thế giới?
   A. B. Đi-a-xơ. 	B. Va-xcô đơ Ga-ma. 	 C. Cô-lôm-bô.    	 D. Ph. Ma-gien-lan.
Câu 7. Cuộc phát kiến địa lí đầu tiên được tiến hành vào thế kỉ nào?
   A. Thế kỉ XIV. 	B. Thế kỉ XV. 	C. Thế kỉ XVI. 	D. Thế kỉ XVII.
Câu 8. Những nước đi tiên phong trong các cuộc thám hiểm bằng đường biển ở thế kỉ XV?
A. Tây Ban Nha, Anh. 	B. Bồ Đào Nha, Hà Lan. 
C. Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha. 	D. Tây Ban Nha, Hà Lan.
Câu 9. Ranh giới tự nhiên nào ở phía đông, ngăn cách châu Âu với châu Á?
A. Dãy U-ran.	B. Sông Vôn-ga.	C. Sông Ê-nit-xây.	D. Sơn nguyên Trung Xi-bia.
Câu 10.  Địa hình ở châu Âu chia làm bao nhiêu dạng địa hình chính?
A. 1 dạng.	B. 2 dạng. 	C. 3 dạng. 	D. 4 dạng.
Câu 11.  Dãy núi nào có độ cao và độ sộ nhất ở Châu Âu?
A. Dãy An-pơ.  	B. Dãy Các-pát.  	C. D.Ban-căng. 	D. Dãy A-pen-nin.
Câu 12.  Sông nào có chiều dài lớn nhất ở châu Âu?
A. Sông Đôn.	B. Sông Rai-nơ.	C. Sông Vôn-ga. 	D. Sông Đa-nuýp.
Câu 13.  Ở châu Âu có mấy kiểu khí hậu chính?
A. Hai kiểu. 	B. Ba kiểu.  	C. Bốn kiểu. 	D. Năm kiểu.
Câu 14.  Kiểu khí hậu nào của Châu Âu chiếm diện tích lớn nhất?
A. Núi cao.	B. Cận cực.	C. Ôn đới Lục địa.	D. Ôn đới hải dương.
Câu 15.  Dân cư châu Âu chủ yếu thuộc chủng tộc nào?
A. Môn-gô-lô-it.         B. Ơ-rô-pê-ô-it.    	C. Nê-grô-it.         	D. Ôx-tra-lô-it.
Câu 16. Các đô thị nào có trên 10 triệu dân trở lên?
A. Pa-ri và Mat-xco-va.                             B. Pa-ri và Luân Đôn.
C. Mat-xco-va và Xanh Pê-Tec-bua.          D. Mat-xco-va và Luân Đôn.
 B. TỰ LUẬN (6,0 điểm)
Câu 1. (1,5 điểm). Nêu vai trò của các thành thị đối với châu Âu thời Trung đại?
Câu 2. (1.0 điểm). Nền kinh tế dưới thời Minh – Thanh có điểm gì mới so với thời Đường?
Câu 3. (0,5 điểm). Liên hệ với Lịch sử Việt Nam: Từ thế kỉ VII đến thế kỉ XIX, triều đại phong kiến Trung Quốc nào đã xâm lược nước ta?
Câu 4. (1,0 điểm) Trình bày đặc điểm vị trí địa lí, hình dạng và kích thước châu Âu.?
Câu 5. (1,5 điểm) Phân tích đặc điểm các khu vực địa hình chính của châu Âu: khu vực đồng bằng, khu vực miền núi?.
Câu 6.(0,5 điểm) Ý nghĩa của khí hậu đối với việc sử dụng và bảo vệ tự nhiên?
Bài làm.
d) Đáp án và hướng dẫn chấm
	Phần Lịch sử
A. TRẮC NGHIỆM (2 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
C
A
C
A
C
D
B
C
B. TỰ LUẬN (3 điểm)
Câu
Hướng dẫn chấm
Điểm
1
Nêu vai trò của các thành thị đối với châu Ân thời Trung đại?
1,5

- Về kinh tế: Phá vỡ nền kinh tế tự nhiên trong các lãnh địa, tạo điều kiện cho sự hình thành và phát triển của kinh tế hàng hóa.
0,5

- Về chính trị: Góp phần xóa bỏ chế độ phong kiến phân quyền, xây dựng chế độ phong kiến tập quyền.
0,5

- Về văn hóa - tư tưởng: Tầng lớp thị dân mới hình thành và dần phát triển đòi hỏi phải xây dựng nền văn hóa mới. Nhiều trường đại học được thành lập. Thành thị mang lại bầu không khí tự do, cởi mở, nhiều thành tựu văn hóa dần nảy nở và phát triển về sau.
0,5
2
Nền kinh tế dưới thời Minh – Thanh có điểm gì mới so với thời Đường?
1.0

- Nông nghiệp có những bước tiến về kỹ thuật gieo trồng, diện tích và sản lượng tăng cao. 
0,25
- Thủ công nghiệp: Hình thành những xưởng thủ công tương đối lớn, có thuê mướn nhân công, sản phẩm đa dạng.
0,25
- Nhiều thương cảng trở thành trung tâm buôn bán sầm uất.
0,25
- Mầm mống kinh tế TBCN xuất hiện.
0,25
3
Từ thế kỉ VII đến thế kỉ XIX, triều đại phong kiến Trung Quốc nào đã xâm lược nước ta?
0,5

- Nhà Đường (TK VII)
- Nhà Tống (TK XI)
- Nhà Nguyên (TK XIII)
- Nhà Minh (TK XV)
- Nhà Thanh (TK XVIII)
0,5

	Phần Địa lí
	A. TRẮC NGHIỆM (2 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
A
B
A
C
B
C
B
A
	B. TỰ LUẬN (3 điểm)
Câu
Nội dung cần đạt
Điểm
1
Vị trí địa lí:
 Bộ phận phía tây của lục địa Á - Âu, ngăn cách với châu Á bởi dãy U-ran.
 Lãnh thổ nằm giữa các vĩ tuyến 36°B đến 71°B.
Hình dạng: Đường bờ biển bị cắt xẻ mạnh, tạo thành nhiều bán đảo, biển, vũng vịnh ăn sâu vào trong đất liền.
Kích thước nhỏ (Diện tích trên 10 triệu km2, chỉ lớn hơn châu Đại Dương).
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm

2
Phân tích đặc điểm các khu vực địa hình chính của châu Âu: khu vực đồng bằng, khu vực miền núi.
Địa hình đồng bằng:Chiếm 2/3 lớn diện tích châu lục, gồm ĐB. Bắc Âu, ĐB. Đông Âu, các đồng bằng trung và hạ lưu sông Đa-nuýp,...
 Địa hình núi già phía bắc và vùng trung tâm châu lục (dãy Xcan-đi-na-vi, U-ran,...). Phần lớn có độ cao trung bình hoặc thấp.
 Địa hình  núi trẻ phía nam (dãy An-pơ, Cac-pat, Ban-căng...). Phần lớn có độ cao trung bình dưới 2000m.
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
3
-Ý nghĩa của khí hậu đối với việc sử dụng và bảo vệ tự nhiên:
+ Tạo nên sự đa dạng về các sản phẩm nông nghiệp và hình thức du lịch.
+ Là nơi chịu tác động của nhiều thiên tai và biến đổi khí hậu => cần có các biện pháp phòng chống và ứng phó thích hợp.
0,25 điểm
0,25 điểm
Gio sơn, ngày 20 tháng 10 năm 2023
DUYỆT CỦA TTCM	 GV ra đề
Mai Diệu Thúy Nguyễn Thị Mỹ Tuyến
Nguyễn Thị Thanh Hoa
DUYỆT CHUYÊN MÔN NHÀ TRƯỜNG
Nguyễn Trung Kiên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_hoc_ky_i_mon_lich_su_va_dia_li_lop_6_canh_d.docx