ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ 2- NĂM HỌC: 2015-16 MÔN NGỮ VĂN- LỚP 11 THỜI GIAN: 90 PHÚT 1.Phần1: Đọc hiểu: (3 đ) Đọc văn bản sau đây và trả lời các câu hỏi: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi. Nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước. ( Hồ Chí Minh, Tinh thần yêu nước của nhân dân ta) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt của văn bản? (0,5 điểm) Câu 2. Xác định 2 biện pháp tu từ và cho biết hiệu quả nghệ thuật của chúng? (2,5 điểm) 2.Phần 2: Làm văn (7 đ) Phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ “Vội vàng” ( Xuân Diệu): Tôi muốn tắt nắng đi Cho màu đừng nhạt mất; Tôi muốn buộc gió lại Cho hương đừng bay đi. Của ong bướm này đây tuần tháng mật; Này đây hoa của đồng nội xanh rì; Này đây lá của cành tơ phơ phất; Của yến anh này đây khúc tình si. Và này đây ánh sáng chớp hàng mi, Mỗi buổi sớm, thần Vui hằng gõ cửa; Tháng giêng ngon như một cặp môi gần; Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa: Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân. Hướng dẫn chấm Câu 1: 3 đ Câu 1: phương thức biểu đạt: nghị luận (0,5 đ) Câu 2:HS có thể trả lời 2 trong các biện pháp tu từ: - So sánh (0,75 đ): tinh thần yêu nước kết thành (như) một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, vì thế nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn; nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước. - Điệp từ “ nó”(0,75đ) - Nhân hoá Tác dụng : khẳng định sức mạnh vô địch của lòng yêu nước giúp nhân dân ta có thể vượt qua mọi khó khăn để chiến thắng mọi kẻ thù đe dọa chủ quyền thiêng liêng của dân tộc. ( 1 đ) Câu 2: 7đ 1.Yêu cầu chung về kĩ năng Nắm phương pháp làm bài nghị luận văn học - Bố cục và hệ thống ý sáng rõ. - Biết vận dụng phối hợp nhiều thao tác nghị luận (phân tích, chứng minh, bình luận, so sánh mở rộng vấn đề ). Đặc biệt, học sinh phải nắm vững thao tác phân tích tác phẩm thơ - Văn trôi chảy, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục. - Không mắc lỗi diễn đạt; không sai lỗi chính tả, dùng từ; trình bày bài rõ ràng. 2. Yêu cầu về nội dung: a. Nghị luận văn học: *Giới thiệu tác giả , tác phẩm , đoạn thơ (1 đ) *Nội dung: (4đ) +Tình yêu cuộc sống say mê, tha thiết của nhà thơ. +Phát hiện, say sưa và ca ngợi một thiên đường ngay trên mặt đất với bao nguồn hạnh phúc kì thú và qua đó thể hiện một quan niệm mới: trong thế giới này đẹp nhất là con người giữa tuổi trẻ và tình yêu. *Nghệ thuật ( 1 đ) +Kết hợp nhuần nhuyễn giữa mạch cảm xúc luận lí sâu sắc. + Cách nhìn, cách cảm nhận mới và những sáng tạo độc đáo về hình ảnh thơ. +Cách sử dụng ngôn từ mới mẻ, nhịp điệu dồn dập, sôi nỗi, hối hả, cuồng nhiệt. .*Đánh giá chung ( 1 đ) ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ 2-NĂM HỌC: 2015-2016 MÔN NGỮ VĂN- LỚP 11 THỜI GIAN: 90 PHÚT 1.Phần 1: Đọc hiểu(3 đ) Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: “Mưa mùa xuân xôn xao, phới phới. Những hạt mưa nhỏ bé, mềm mại, rơi mà như nhảy nhót. Hạt nọ tiếp hạt kia đan xuống mặt đất (). Mặt đất đã kiệt sức bỗng thức dậy, âu yếm đón lấy những giọt mưa ấm áp, trong lành. Đất trời lại dịu mềm, lại cần mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ. Mưa mùa xuân đã mang lại cho chúng cái sức sống ứ đầy, tràn lên các nhánh lá mầm non. Và cây trả nghĩa cho mưa bằng cả mùa hoa thơm trái ngọt”. ( Nguyễn Thị Thu Trang, Tiếng mưa) Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt của đoạn văn trên? (0,5 điểm) Câu 2. Xác định 2 biện pháp tu từ và và nêu tác dụng của chúng trong đoạn văn (2,5 đ) 2.Phần 2: làm văn(7đ) Phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ “Vội vàng” của nhà thơ Xuân Diệu: Xuân đang tới, nghĩa là xuân đương qua, Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già, Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất. Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật, Không cho dài thời trẻ của nhân gian, Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn, Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại! Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi, Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời; Mùi tháng, năm đều rớm vị chia phôi, Khắp sông, núi vẫn than thầm tiễn biệt... Cơn gió xinh thì thào trong lá biếc, Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi? Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi, Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa? Chẳng bao giờ, ôi! chẳng bao giờ nữa... Hướng dẫn chấm Phần 1: (3đ) Câu 1: Phương thức biểu đạt: miêu tả (0,5 đ) Câu 2: Biện pháp tu từ: nhân hóa: mặt đất kiệt sức... (0,75 đ) Điệp ngữ: “mưa mùa xuân” (0,75 đ) Tác dụng: Miêu tả hình ảnh mưa mùa xuân đã mang lại cho mặt đất sức sống, tràn lên các nhánh lá mầm non. Cây trả nghĩa cho mưa bằng cả mùa hoa thơm trái ngọt. (1 đ) Câu 2: (7 đ) 1.Yêu cầu chung về kĩ năng Nắm phương pháp làm bài nghị luận văn học và nghị luận xã hội. - Bố cục và hệ thống ý sáng rõ. - Biết vận dụng phối hợp nhiều thao tác nghị luận (phân tích, chứng minh, bình luận, so sánh mở rộng vấn đề ). Đặc biệt, học sinh phải nắm vững thao tác phân tích tác phẩm thơ - Văn trôi chảy, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục. - Không mắc lỗi diễn đạt; không sai lỗi chính tả, dùng từ; trình bày bài rõ ràng. 2. Yêu cầu về nội dung: a. Nghị luận văn học: *Giới thiệu tác giả , tác phẩm , đoạn thơ (1 đ) *Nội dung: (4đ) -Nỗi băn khoăn về sự ngắn ngủi, mong manh của kiếp người trong sự trôi chảy nhanh chóng của thời gian -Cảm nhận đầy bi kịch về sự sống, mỗi khoảnh khắc trôi qua là một sự mất mát, tàn phai, phôi pha, héo mòn. -Cuộc sống trần gian đẹp như một thiên đường; trong khi đó thời gian một đi không trở lại, đời người ngắn ngủi nên chỉ còn cách là phải sống vội. *Nghệ thuật ( 1 đ) .*Đánh giá chung ( 1đ)
Tài liệu đính kèm: