Đề kiểm tra giữa học kỳ 2 môn Khoa học tự nhiên Lớp 7 (Chân trời sáng tạo) - Năm học 2023-2024 (Có đáp án)

Câu 1: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về nam châm?

 

A. Mọi nam châm luôn có hai cực.

 

B. Có thể có nam châm hai cực và nam châm một cực.

 

C. Các cực cùng tên của nam châm thì hút nhau.

 

D. Một nam châm có thể có hai cực cùng tên và hai cực khác tên.

 

Câu 2: Những vật làm bằng các vật liệu nào sau đây sẽ tương tác với nam châm khi đưa 1 thanh nam châm lại gần chúng?

 

Sắt, thép, nhôm                  B. Sắt, thép, niken                    C. Sắt, nhôm, nhựa                D. Vàng, bạc, thép

 

Câu 3: La bàn là một dụng cụ dung để xác định:

 

A. Khối lượng một vật

 

C. Phương hướng trên mặt đất

 

B. Trọng lượng của vật

 

D. Nhiệt độ của môi trường sống

 

Câu 4: Phát biểu nào sau đây là đúng?

 

A. Dòng điện gây ra từ trường.        B. Các hạt mang điện tích tạo ra từ trường.

 

C. Các vật nhiễm điện tạo ra từ trường.        D. Các dây dẫn tạo ra từ trường.

 

Câu 5: Vì sao có thể nói Trái Đất là một thanh nam châm khổng lồ?

 

A. Vì Trái Đất hút tất cả các vật về phía nó.

 

B. Vì Trái Đất hút các vật bằng sắt thép mạnh hơn các vật làm bằng vật liệu khác.

 

C. Vì không gian bên trong và xung quanh Trái Đất tồn tại từ trường.

 

D. Vì trên bề mặt Trái Đất có nhiều mỏ đá nam châm.

 

Câu 6:  Từ cực nằm ở Nam bán cầu được gọi là:

 

A. Cực Bắc địa từ                     B. Cực Bắc địa lí                      C. Cực Nam địa từ               D. Cực Nam địa lí

 

Câu 7:Sinh vật có thể tồn tại, sinh trưởng, phát triển và thích nghi với môi trường sống là nhờ có quá trình nào?

 

A. Quá trình trao đổi chất và sinh sản.                                      B. Quá trình chuyển hoá năng lượng.

 

C. Quá trình trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng.                D. Quá trình trao đổi chất và cảm ứng.

 

Câu 8: Chất nào sau đây là sản phẩm của quá trình trao đổi chất được động vật thải ra môi trường

 

A.Oxygen                                B. Carbon dioxide                    C. Chất dinh dưỡng                  D. Vitamin

 

Câu 9: Sinh vật có thể tồn tại, sinh trưởng, phát triển và thích nghi với môi trường sống là nhờ có quá trình nào?

 

A. Quá trình trao đổi chất và sinh sản.                                      B. Quá trình chuyển hoá năng lượng.

 

C. Quá trình trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng.                 D. Quá trình trao đổi chất và cảm ứng.

 

Câu 10: Sản phẩm nào dưới đây không được thải ra môi trường ngoài trong quá trình trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường

 

A. Carbon dioxide                    B. Phân                                    C. Nước tiểu, mồ hôi                 D. Oxygen

doc 9 trang Người đăng Mai Đào Ngày đăng 09/07/2024 Lượt xem 125Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kỳ 2 môn Khoa học tự nhiên Lớp 7 (Chân trời sáng tạo) - Năm học 2023-2024 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra giữa học kỳ 2 môn Khoa học tự nhiên Lớp 7 (Chân trời sáng tạo) - Năm học 2023-2024 (Có đáp án)
MA TRẬN, BẢN ĐẶC TẢ VÀ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ 2 MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 –SÁCH CTST
I. KHUNG MA TRẬN
- Thời điểm kiểm tra: Kiểm tra giữa học kì 2 khi kết thúc nội dung: Chủ đề 6: Từ (10 tiết), chủ đề 7: Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở sinh vật (19 tiết)
- Thời gian làm bài: 90 phút.
- Hình thức kiểm tra: Kết hợp giữa trắc nghiệm và tự luận (tỉ lệ 40% trắc nghiệm, 60% tự luận).
- Cấu trúc: 	- Mức độ đề: 40% Nhận biết; 30% Thông hiểu; 20% Vận dụng; 10% Vận dụng cao.
- Phần trắc nghiệm: 4,0 điểm, (gồm 16 câu hỏi: nhận biết: 12 câu, thông hiểu: 4 câu), mỗi câu 0,25 điểm; 
- Phần tự luận: 6,0 điểm (Nhận biết: 1,0 điểm; Thông hiểu: 2,0 điểm; Vận dụng: 2,0 điểm; Vận dụng cao: 1,0 điểm).
Chủ đề
MỨC ĐỘ
Tổng số câu
Điểm số

Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
Tự luận
Trắc nghiệm
Tự luận
Trắc nghiệm
Tự luận
Trắc nghiệm
Tự luận
Trắc nghiệm
Tự luận
Trắc nghiệm
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Chủ đề 6 : Từ (10 tiết)
 1
4

2
2



3
6
3,25
Chủ đề 7: Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở sinh vật (19 tiết)
 1
8
2
2
1

1

5
10
6,75
Số câu TN/ Số ý tự luận – số yêu cầu cần đạt
2
12
2
4
3

1

8
16
10,00
Điểm số
1,0
3,0
2,0
1,0
2,0
0
1,0
0
6,0
4,0
10 
Tổng số điểm
4,0 điểm
3,0 điểm
2,0 điểm
1,0 điểm
10 điểm
10 điểm

II. BẢN ĐẶC TẢ
Nội dung
Mức độ
Yêu cầu cần đạt
Số ý TL/số câu hỏi TN
Câu hỏi
TL
(Số ý)
TN
(Số câu)
TL
(Số ý)
TN
(Số câu)
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
1. Từ (10 tiết)




Nam châm
Nhận biết
- Xác định được cực Bắc và cực Nam của một thanh nam châm.
- Nêu được sự tương tác giữa các từ cực của hai nam châm.
1
1
C17
C1
Thông hiểu
- - Tác dụng của nam châm đến các vật liệu khác nhau
- Mô tả được cấu tạo và hoạt động của la bàn.

2

C2,3
Vận dụng
- Tiến hành thí nghiệm để nêu được:
+ Tác dụng của nam châm đến các vật liệu khác nhau;
+ Sự định hướng của thanh nam châm (kim nam châm).
- Sử dụng la bàn để tìm được hướng địa lí.
1

C18

Từ trường
Nhận biết
- Nêu được vùng không gian bao quanh một nam châm (hoặc dây dẫn mang dòng điện), mà vật liệu có tính chất từ đặt trong nó chịu tác dụng lực từ, gọi là từ trường.
- Nêu được khái niệm từ phổ và tạo được từ phổ bằng mạt sắt và nam châm.
- Nêu được khái niệm đường sức từ.

1

C4
Vận dụng
- Xác định từ cực của nam châm
1

C19

Từ trường Trái Đất
Nhận biết
- Dựa vào ảnh (hoặc hình vẽ, đoạn phim khoa học) khẳng định được Trái Đất có từ trường.
- Nêu được cực Bắc địa từ và cực Bắc địa lí không trùng nhau.

2

C5,6
Nam châm điện
Vận dụng
- Chế tạo được nam châm điện đơn giản và làm thay đổi được từ trường của nó bằng thay đổi dòng điện.




Vận dụng cao
- Thiết kế và chế tạo được sản phẩm đơn giản ứng dụng nam châm điện (như xe thu gom đinh sắt, xe cần cẩu dùng nam châm điện, máy sưởi mini, )




2. Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở sinh vật (19 tiết)




– Khái quát trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng
+ Vai trò trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng
Nhận biết
– Phát biểu được khái niệm trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng.
– Nêu được vai trò trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng trong cơ thể.
– Nắm được thế nào là sự trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng trong cơ thể.
1
4
C20
C7,8,9,10
– Khái quát trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng
+ Chuyển hoá năng lượng ở tế bào
¨Quang hợp 
¨Hô hấp ở tế bào

Nhận biết
– Nêu được một số yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến quang hợp, hô hấp tế bào.

3

C11,12,13
Thông hiểu
– Mô tả được một cách tổng quát quá trình quang hợp ở tế bào lá cây: Nêu được vai trò lá cây với chức năng quang hợp. Nêu được khái niệm, nguyên liệu, sản phẩm của quang hợp. Viết được phương trình quang hợp (dạng chữ). Vẽ được sơ đồ diễn tả quang hợp diễn ra ở lá cây, qua đó nêu được quan hệ giữa trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng.
– Mô tả được một cách tổng quát quá trình hô hấp ở tế bào (ở thực vật và động vật): Nêu được khái niệm; viết được phương trình hô hấp dạng chữ; thể hiện được hai chiều tổng hợp và phân giải.
1
1
C21
C15
Vận dụng
– Khái niệm quang hợp của thực vật
– Viết được phương trình quang hợp của cây xanh
1

C23

Vận dụng cao
– Tiến hành được thí nghiệm chứng minh quang hợp ở cây xanh.
-Tiến hành được thí nghiệm về hô hấp tế bàoở thực vật thông qua sự nảy mầm của hạt.
1

C24

- Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng
+ Trao đổi khí

Thông hiểu
– Sử dụng hình ảnh để mô tả được quá trình trao đổi khí qua khí khổng của lá.
– Dựa vào hình vẽ mô tả được cấu tạo của khí khổng, nêu được chức năng của khí khổng.
– Dựa vào sơ đồ khái quát mô tả được con đường đi của khí qua các cơ quan của hệ hô hấp ở động vật (ví dụ ở người)
1
1
C22
C16
Vai trò của nước và các chất dinh dưỡng ở sinh vật
Nhận biết:
– Nêu được vai trò của nước và các chất dinh dưỡng đối với cơ thể sinh vật.

1

C14

III. ĐỀ KIỂM TRA
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ 2
Năm học: 2023-2024
MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN LỚP 7
Thời gian làm bài 90 phút
A. TRẮC NGIỆM: 4,0 điểm
Chọn phương án trả lời đúng cho các câu sau:
Câu 1: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về nam châm?
A. Mọi nam châm luôn có hai cực.
B. Có thể có nam châm hai cực và nam châm một cực.
C. Các cực cùng tên của nam châm thì hút nhau.
D. Một nam châm có thể có hai cực cùng tên và hai cực khác tên.
Câu 2: Những vật làm bằng các vật liệu nào sau đây sẽ tương tác với nam châm khi đưa 1 thanh nam châm lại gần chúng?
Sắt, thép, nhôm	B. Sắt, thép, niken	C. Sắt, nhôm, nhựa	D. Vàng, bạc, thép
Câu 3: La bàn là một dụng cụ dung để xác định:
A. Khối lượng một vật
C. Phương hướng trên mặt đất
B. Trọng lượng của vật
D. Nhiệt độ của môi trường sống
Câu 4: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Dòng điện gây ra từ trường. 	B. Các hạt mang điện tích tạo ra từ trường.
C. Các vật nhiễm điện tạo ra từ trường. 	D. Các dây dẫn tạo ra từ trường.
Câu 5: Vì sao có thể nói Trái Đất là một thanh nam châm khổng lồ?
A. Vì Trái Đất hút tất cả các vật về phía nó.
B. Vì Trái Đất hút các vật bằng sắt thép mạnh hơn các vật làm bằng vật liệu khác.
C. Vì không gian bên trong và xung quanh Trái Đất tồn tại từ trường.
D. Vì trên bề mặt Trái Đất có nhiều mỏ đá nam châm.
Câu 6: Từ cực nằm ở Nam bán cầu được gọi là:
A. Cực Bắc địa từ	B. Cực Bắc địa lí	C. Cực Nam địa từ	D. Cực Nam địa lí
Câu 7: Sinh vật có thể tồn tại, sinh trưởng, phát triển và thích nghi với môi trường sống là nhờ có quá trình nào?
A. Quá trình trao đổi chất và sinh sản. 	B. Quá trình chuyển hoá năng lượng.
C. Quá trình trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng.	D. Quá trình trao đổi chất và cảm ứng.
Câu 8: Chất nào sau đây là sản phẩm của quá trình trao đổi chất được động vật thải ra môi trường
A.Oxygen	B. Carbon dioxide	C. Chất dinh dưỡng	D. Vitamin
Câu 9: Sinh vật có thể tồn tại, sinh trưởng, phát triển và thích nghi với môi trường sống là nhờ có quá trình nào?
A. Quá trình trao đổi chất và sinh sản. 	B. Quá trình chuyển hoá năng lượng.
C. Quá trình trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng. 	D. Quá trình trao đổi chất và cảm ứng.
Câu 10: Sản phẩm nào dưới đây không được thải ra môi trường ngoài trong quá trình trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường
A. Carbon dioxide	B. Phân	C. Nước tiểu, mồ hôi	D. Oxygen
Câu 11: Chất hữu cơ trong cây chủ yếu được tạo nên từ: 
A. Nước	B. Carbon dioxide	C. Các chất khoáng	D. Nitogen
Câu 12: Cơ quan chính thực hiện quá trình quang hợp ở thực vật là
A.Rễ cây	B. Thân cây	C. Lá cây	D. Hoa
Câu 13: Các yếu tố chủ yếu ngoài môi trường ảnh hưởng đến quang hợp là :
A. nước, hàm lượng carbon dioxide, hàm lượng khí oxygen. 	B. nước, hàm lượng carbon dioxide, ánh sáng, nhiệt độ.
C. nước, hàm lượng khí oxigen, ánh sáng. 	D. nước, hàm lượng khí oxigen, nhiệt độ.
Câu 14: Trong quá trình quang hợp của thực vật, nước đóng vai trò
A.Là dung môi hòa tan khí Carbon dioxide	B. Là nguyên liệu cho quang hợp
C. Làm tăng tốc độ quá trình quang hợp	D. Làm tăng tốc độ quá trình quang hợp
Câu 15: Quang hợp không có vai trò nào sau đây?
A. Tổng hợp gluxit, các chất hữu cơ và giải phóng oxi	B. Biến đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học
C. Oxi hóa các hợp chất hữu cơ để giải phóng năng lượng	D. Điều hòa tỉ lệ khí O2/ CO2 của khí quyển
Câu 16: Quá trình hô hấp tế bào có sự tham gia của khí nào sau đây
A. Carbon dioxide	B. Oxygen	C. Nitogen	D. Hidrogen
B. TỰ LUẬN: 6,0 điểm
Câu 17: Có hai thanh nam châm giống hệt nhau, ở thanh A có kí hiệu chỉ rõ tên các cực từ, ở thanh B chưa có tên các cực từ. Làm thế nào để biết tên các cực từ ở thanh B?
Câu 18: Có hai thanh giống hệt nhau, một thanh là nam châm, một thanh là sắt. Không dùng thêm dụng cụ nào khác, làm thế nào để xác định thanh nào là nam châm, thanh nào là sắt?
Câu 19: Biết chiều 1 đường sức từ của thanh nam châm thẳng như trên hình vẽ. Hãy xác định tên các từ cực của nam châm.
Câu 20: Trao đổi chất ở sinh vật gồm những quá trình nào?
Câu 21: Thế nào là quá trình chuyển hoá các chất trong tế bào? Cho ví dụ.
Câu 22: Hãy nêu đặc điểm cấu trúc của tế bào khí khổng trong mối liên quan đến cơ chế đóng mở của nó.
Câu 23: Quang hợp ở thực vật là gì? Viết phương trình quang hợp tổng quát.
Câu 24: Tại sao nói quang hợp quyết định năng suất thực vật?
IV. HƯỚNG DẪN CHẤM
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ 2
A. TRẮC NGHIỆM: 4,0 điểm (đúng mỗi câu được 0,25 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
ĐA
A
B
C
A
C
A
C
B
Câu
9
10
11
12
13
14
15
16
ĐA
C
D
C
C
B
B
C
B
B. TỰ LUẬN: 6,0 điểm
Đáp án
Điểm
Câu 17: (0,5 điểm)
Lần lượt đưa từ cực Bắc của nam châm A lại gần hai từ cực của nam châm B. Thì:
+ Đầu bị nam châm A hút, là cực từ Nam của nam châm B
+ Đầu bị nam châm A đẩy, là cực từ Bắc của nam châm B

0,25điểm
0,25 điểm
Câu 18: (0,75 điểm)
Đặt hai thanh vuông góc với nhau, di chuyển một thanh dần dần từ đầu thanh vào giữa thanh kia, nếu:
 + Lực hút giữa hai thanh không đổi thì thanh di chuyển là nam châm.
 + Lực hút giữa hai thanh thay đổi thì thanh di chuyển là thanh sắt.

0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
Câu 19: (0,5 điểm)
Dựa vào quy ước chiều đường sức từ xác định
 A là Bắc
 B là Nam
0,5 điểm
Câu 20: (0,5 điểm) 
Trao đổi chất ở sinh vật gồm quá trình:
- Lấy các chất cần thiết từ môi trường (như nước, khí oxygen, chất dinh dưỡng, ...) 
- Thải các chất không cần thiết (như khí carbon dioxide, chất cặn bã, ...) ra ngoài môi trường.

0,25 điểm
0,25 điểm
Câu 21:(1 điểm) Chuyển hóa vật chất là tập hợp các phản ứng sinh hóa xảy ra bên trong tế bào.
Ví dụ: Quá trình hô hấp tế bào
Các phân tử hữu cơ bị phân giải → CO2 và H2O + AT

0,5điểm
0,5 điểm
Câu 22: (1 điểm)
Độ mở của khí khổng phụ thuộc chủ yếu vào hàm lượng nước trong các tế bào khí khổng còn gọi là tế bào hạt đậu.
- Khi no nước, vách mỏng của tế bào khí khổng căng ra làm cho vách dày cong theo vách mỏng và lỗ khí mở ra.
- Khi mất nước, vách mỏng hết căng và vách dày uốn thẳng ra, lỗ khí khép lại.

0,5 điểm
0,5 điểm
Câu 23: (0,75điểm)
 Quang hợp ở thực vật là quá trình sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời được diệp lục hấp thụ để tạo ra cacbonhiđrat và ôxi từ khí cacbonic và nước.
Phương trình tổng quát về quang hợp:
0,5 điểm
0,25 điểm
Câu 24: (1 điểm) 
Vì 90 - 95% tổng sản lượng chất hữu cơ trong cây là sản phẩm của quang hợp. 
Do vậy quang hợp ảnh hưởng quyết định tới năng suất thực vật

0,5 điểm
0,5 điểm

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_giua_hoc_ky_2_mon_khoa_hoc_tu_nhien_lop_7_chan_t.doc