ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II MÔN: HÓA HỌC 12 (Thời gian làm bài: 45 phút) Ngày KT: 28/3/2016 Họ, tên học sinh:........................................................... SBD:.................... Mã đề 234 Cho biết nguyên tử khối (theo u) của các nguyên tố: H=1; C=12; N=14; O=16; Na=23; Mg=24; Al=27; S=32; Cl=35,5; K=39; Ca=40; Cr=52; Fe = 56; Cu=64; Zn=65 Câu 1: Cho Fe tác dụng với S, đun nóng thu được chất X. Cho sắt tác dụng với Cl2, đun nóng thu được chất Y. Chất X và chất Y lần lượt là A FeS và FeCl2. B FeS2 và FeCl3. C FeS và FeCl3. D FeS2 và FeCl2. Câu 2: Hoà tan hoàn toàn 2,7 gam Al bằng dung dịch HNO3 (loãng, dư), thu được V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của V là A 2,24. B 4,48. C 3,36. D 1,12. Câu 3: Cho 2,7g bột nhôm vào 180 ml dung dịch AgNO3 1M. sau khi phản ứng xảy ra xong, thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là A 19,44 B 20,52 C 21,06 D 10,80 Câu 4: Nhúng một lá Fe nhỏ vào dung dịch chứa một trong các chất sau: FeCl3, AlCl3, CuSO4, Pb(NO3)2, NaCl, HCl, HNO3, H2SO4 đặc, nóng. Số trường hợp tạo muối Fe (II) là A 2 B 3 C 4 D 5 Câu 5: Phương trình hóa học viết sai là A Fe + 2HCl FeCl2 + H2 B Fe (dư) + 2AgNO3 Fe(NO3)2 + 2Ag C 3Fe + 2O2 Fe3O4 D Fe + Cl2 FeCl2 Câu 6: Phát biểu nào sau đây không đúng? A phản ứng được với dung dịch HCl và dung dịch KOH. B Kim loại Al tan được trong dung dịch đặc, nguội. C Trong các phản ứng hóa học, kim loại Al chỉ đóng vai trò chất khử. D Trong công nghiệp, kim loại Al được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy. Câu 7: Cho 200 ml dung dịch AlCl3 1,5M tác dụng với V lít dung dịch NaOH 0,5 M, lượng kết tủa thu được là 15,6 gam. Giá trị lớn nhất của V là A 1,8. B 2,4 C 1,2 D 2. Câu 8: Dãy gồm các kim loại xếp theo chiều tính khử tăng dần là A Ag, Cu, Ni, Fe, Zn. B Cu, Ag, Fe, Zn, Ni. C Ag, Cu, Fe, Ni, Zn. D Cu, Ag, Ni, Zn, Fe. Câu 9: Cho các chất: Al, Al2O3, Al2(SO4)3, (NH4)2CO3, KHSO3. Số chất vừa phản ứng được với dung dịch HCl vừa dung dịch NaOH là A 3 B 4 C 2 D 5 Câu 10: Kim loại có thể điều chế từ quặng manhetit là A sắt B magie C nhôm D chì Câu 11: Dãy gồm các kim loại đều tác dụng được với dung dịch HCl nhưng không tác dụng với dung dịch HNO3 đặc , nguội là: A Cu, Pb, Ag B Cu, Fe, Al C Fe, Al, Cr D Fe, Mg, Al Câu 12: Cho (X) tác dụng với khí clo thu được muối (A), (X) tác dụng với dung dịch HCl thu được muối (B), cho (X) tác dụng với muối (A) thu được muối (B). Vậy (X) là A Al B Fe C Ag D Zn Câu 13: Cho 11,2 gam Fe phản ứng hoàn toàn với dung dịch HCl dư, thể tích khí H2 thu được (đktc) là A 4,48 lít B 3,36 lít C 2,24 lít D 0,448 lít Câu 14: Phản ứng tạo muối Fe(II) là A Fe + Cl2 B Fe + H2SO4 loãng C Fe + H2SO4 đặc, nóng D Fe + HNO3 loãng Câu 15: Phương trình nào sau đây là phản ứng nhiệt nhôm? A H2 + CuO Cu + H2O. B Al2O3 + 2KOH 2KAlO2 + H2O C 3CO + Fe2O3 2Fe + 3CO2. D 2Al + Cr2O3 Al2O3 + 2Cr. Câu 16: Chỉ dùng dung dịch KOH để phân biệt được các chất riêng biệt trong nhóm nào sau đây? A Mg, K, Na. B Fe, Al2O3, Mg. C Zn, Al2O3, Al. D Mg, Al2O3, Al. Câu 17: Thành phần hoá học chính của quặng boxit là A Fe3O4.nH2O. B AlF3.3NaF C FeCO3. D Al2O3.2H2O. Câu 18: Cho các chất: Ag, Cu, CuO, Al, Fe vào dung dịch axit HCl. Các chất tác dụng với dung dịch HCl là A CuO, Al, Fe B Cu, Al, Fe C Al, Fe, Ag D Cu, Ag, Fe Câu 19: Để khử hoàn toàn 17,6 gam hỗn hợp Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4 cần vừa đủ 2,24 lít CO (đktc). Khối lượng Fe thu được sau phản ứng là A 18,0 gam. B 15,3 gam. C 16,0 gam. D 15,0 gam. Câu 20: Có thể dùng dung dịch nào sau đây để hòa tan hỗn hợp gồm: FeO, Fe, Al2O3 , Cu. A Dung dịch KOH B Dung dịch HCl C Dung dịch H2SO4 loãng D Dung dịch HNO3 loãng Câu 21: Phát biểu nào sau đây không đúng? A Trong các phản ứng hóa học, ion chỉ thể hiện tính khử B Fe phản ứng với dung dịch HCl tạo ra muối sắt (II) C Kim loại Fe không tan trong dung dịch đặc, nguội D Dung dịch phản ứng được với kim loại Fe Câu 22: Cho phương trình phản ứng aAl +bHNO3 cAl(NO3)3 + dNO + eH2O. Tỉ lệ a : b là A 1 : 4 B 1 : 3 C 2 : 3 D 2 : 5 Câu 23: Hoà tan hỗn hợp X gồm 11,2 gam Fe và 2,4 gam Mg bằng dung dịch H2SO4 loãng (dư), thu được dung dịch Y. Cho dung dịch NaOH dư vào Y thu được kết tủa Z. Nung Z trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được m gam chất rắn. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là A 18. B 36. C 24. D 20. Câu 24: Cho bột Fe vào dung dịch gồm AgNO3 và Cu(NO3)2. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X gồm hai muối và chất rắn Y gồm hai kim loại. Hai muối trong X và hai kim loại trong Y lần lượt là A và Cu ; Ag B và Cu ; Ag C và Ag ; Cu D và Cu ; Fe Câu 25: Nung hỗn hợp X gồm bột Al2O3 và Fe3O4 với khí CO dư, ở nhiệt độ cao, phản ứng hoàn toàn tạo ra chất rắn Y. Y tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được chất rắn Z. Thành phần của hai chất rắn Y và Z là: A Y: Al và FeO ; Z: FeO B Y: Al2O3 và FeO; Z: Fe2O3 C Y: Al và Fe ; Z: Fe D Y: Al2O3 và Fe ; Z: Fe Câu 26: Hòa tan hoàn toàn 7,8 gam hỗn hợp gồm Al và Mg trong dung dịch HCl dư, thu được 8,96 lít khí H2 (đktc) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là A 28,4. B 22,4. C 36,2. D 22,0. Câu 27: Cho sơ đồ phản ứng: .Trong sơ đồ trên, mỗi mũi tên là một phản ứng, các chất X, Y lần lượt là những chất nào sau đây? A Al2O3 và Al(OH)3 B Al(OH)3 và Al2O3 C Al(OH)3 và NaAlO2 D NaAlO2 và Al(OH)3 Câu 28: Ngâm một vật bằng sắt có khối lượng 12g trong dung dịch CuSO4.Sau một thời gian lấy vật ra khỏi dung dịch, sấy khô, đem cân thấy vật nặng 12,4g Lượng Cu bám trên vật là A 6,4g B 3,2g C 1,6g D 0,4g Câu 29: Cho bột Al vào dung dịch KOH dư, thấy hiện tượng A sủi bọt khí, bột Al không tan hết và thu được dung dịch không màu B sủi bọt khí, bột Al tan dần đến hết và thu được dung dịch không màu C sủi bọt khí, bột Al tan dần đến hết và thu được dung dịch màu xanh lam D sủi bọt khí, bột Al không tan hết và thu được dung dịch màu xanh lam Câu 30: Nhóm gồm các kim loại đều bị thụ động hóa trong các dung dịch HNO3 đặc nguội và dung dịch H2SO4 đặc nguội là A K, Mg, Fe. B Fe, Cu. C Al, Fe, Cr. D Na, Mg, Al. ------HẾT-----
Tài liệu đính kèm: