Đề kiểm tra giữa học kì II môn Vật lý Lớp 12 - Năm học 2020-2021

pdf 9 trang Người đăng khanhhuyenbt22 Ngày đăng 23/06/2022 Lượt xem 358Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì II môn Vật lý Lớp 12 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra giữa học kì II môn Vật lý Lớp 12 - Năm học 2020-2021
TRƯỜNG THPT AN NINH KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II - NĂM HỌC 2020 - 2021 
TỔ: LÝ – HÓA - SINH MÔN VẬT LÝ 12CB KHTN 
 Ngày kiểm tra: 17/03/2021 (Mã đề 106) 
Câu 1: Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng 
 A. có một màu nhất định và bước sóng không xác định, khi đi qua lăng kính sẽ bị tán sắc. 
 B. có một màu nhất định và bước sóng không xác định, khi đi qua lăng kính không bị tán sắc. 
 C. có một màu và bước sóng nhất định, khi đi qua lăng kính sẽ bị tán sắc. 
 D. có một màu và một bước sóng xác định, khi đi qua lăng kính không bị tán sắc. 
Câu 2: Trong các thí nghiệm sau, thí nghiệm nào được sử dụng để đo bước sóng ánh sáng? 
 A. Thí nghiệm tổng hợp ánh sáng trắng. B. Thí nghiệm về sự tán sắc ánh sáng của Niu-tơn. 
 C. Thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng. D. Thí nghiệm với ánh sáng đơn sắc của Niu-tơn. 
Câu 3: Chọn đáp án đúng về tia hồng ngoại: 
 A. Các vật có nhiệt độ lớn hơn 0OK đều phát ra tia hồng ngoại. 
 B. Bị lệch trong điện trường và trong từ trường. 
 C. Chỉ các vật có nhiệt độ cao hơn nhiệt độ môi trường mới phát ra tia hồng ngoại. 
 D. Tia hồng ngoại không có các tính chất giao thoa, nhiễu xạ, phản xạ. 
Câu 4: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, bước sóng ánh sáng đơn sắc dùng trong thí nghiệm là 
𝜆, khoảng cách giữa hai khe là a, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn là D. Khoảng cách giữa hai 
vân tối liên tiếp là 
 A. 
𝜆
𝑎𝐷
. B. 
𝜆𝐷
𝑎
 C. 
𝐷𝑎
𝜆
 D. 
𝜆𝑎
𝐷
Câu 5: Phát biểu nào sau đây là đúng? 
 A. Ánh sáng trắng chỉ bị tán sắc khi truyền qua lăng kính. 
 B. Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng bị tán sắc khi đi qua lăng kính. 
 C. Ánh sáng trắng là hỗn hợp của vô số ánh sáng đơn sắc có màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím. 
 D. Tổng hợp các ánh sáng đơn sắc sẽ luôn được ánh sáng trắng. 
Câu 6: Khi nói về quang phổ vạch phát xạ, phát biểu nào sau đây đúng? 
 A. Quang phổ vạch phát xạ của một nguyên tố là một hệ thống những vạch sáng riêng lẻ, ngăn cách 
nhau bởi những khoảng tối. 
 B. Quang phổ vạch phát xạ của một nguyên tố là hệ thống những vạch tối nằm trên nền màu của quang 
phổ liên tục. 
 C. Quang phổ vạch phát xạ do chất rắn hoặc chất lỏng phát ra khi bị nung nóng. 
 D. Trong quang phổ vạch phát xạ của hiđrô, ở vùng ánh sáng nhìn thấy có bốn vạch đặc trưng là vạch 
đỏ, vạch 
Câu 7: Hiện tượng giao thoa chứng tỏ rằng ánh sáng 
 A. là sóng điện từ B. có thể bị tán sắc. C. có bản chất sóng D. là sóng ngang 
Câu 8: Điều nào sau đây là sai khi so sánh tia hồng ngoại với tia tử ngoại? 
 A. Tia hồng ngoại và tia tử ngoại đều không nhìn thấy bằng mắt thường. 
 B. Cùng bản chất là sóng điện từ. 
 C. Tia hồng ngoại và tia tử ngoại đều tác dụng lên kính ảnh. 
 D. Tia hồng ngoại có bước sóng nhỏ hơn bước sóng tia tử ngoại. 
Câu 9: Nhận xét nào dưới đây sai về tia tử ngoại? 
 A. Các hồ quang điện, đèn thuỷ ngân và những vật bị nung nóng trên 30000C đều là những nguồn phát tia 
tử ngoại mạnh. 
 B. Tia tử ngoại tác dụng rất mạnh lên kính ảnh. 
 C. Tia tử ngoại là những bức xạ không nhìn thấy được, có tần số sóng nhỏ hơn tần số sóng của ánh sáng 
tím. 
 D. Tia tử ngoại bị thuỷ tinh không màu hấp thụ mạnh. 
Câu 10: Phát biểu nào sau đây là đúng? 
 A. Tia hồng ngoại chỉ được phát ra từ các vật bị nung nóng có nhiệt độ trên 5000 C. 
 B. Tia hồng ngoại mắt người không nhìn thấy được. 
 C. Tia hồng ngoại có thể kích thích cho một số chất phát quang. 
 D. Tia hồng ngoại có khả năng đâm xuyên rất mạnh. 
Câu 11: Điều nào sau đây là sai khi nói về quang phổ liên tục? 
 A. Quang phổ liên tục là những vạch màu riêng biệt hiện trên một nền tối. 
 B. Quang phổ liên tục không phụ thuộc vào thành phần cấu tạo của nguồn sáng. 
 C. Quang phổ liên tục do các vật rắn, lỏng hoặc khí có khối lượng riêng lớn khi bị nung nóng phát ra. 
 D. Quang phổ liên tục phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn sáng. 
Câu 12: Nguyên nhân sâu xa của hiện tượng tán sắc ánh sáng là sự phụ thuộc của chiết suất môi trường vào 
 A. lăng kính mà ánh sáng đi qua. B. màu của ánh sáng. 
 C. màu sắc của môi trường. D. bước sóng của ánh sáng. 
Câu 13: Hai nguồn sáng kết hợp là hai nguồn phát ra hai sóng: 
 A. có cùng tần số. 
 B. đơn sắc và có hiệu số pha ban đầu của chúng thay đổi chậm. 
 C. có cùng tần số và hiệu số pha đầu của chúng không đổi. 
 D. đồng pha. 
Câu 14: Tia X không có ứng dụng nào sau đây? 
 A. Chữa bệnh ung thư. B. Tìm bọt khí bên trong các vật bằng kim loại. 
 C. Chiếu điện, chụp điện. D. Sấy khô, sưởi ấm. 
Câu 15: Chiết suất của một môi trường trong suốt đối với các ánh sáng đơn sắc khác nhau là đại lượng 
 A. thay đổi, chiết suất lớn nhất đối với ánh sáng đỏ và nhỏ nhất đối với ánh sáng tím. 
 B. thay đổi, chiết suất nhỏ nhất đối với ánh sáng đỏ và lớn nhất đối với ánh sáng tím. 
 C. không đổi, có giá trị như nhau đối với tất cả ánh sáng từ đỏ đến tím. 
 D. thay đổi, có chiết suất lớn nhất đối với ánh sáng trắng. 
Câu 16: Khoảng cách giữa hai khe, trong thí nghiệm Iâng về giao thoa ánh sáng, bằng 1,2 mm và khoảng cách 
từ hai khe đến màn là 2m. Chiếu hai khe bằng ánh sáng đơn sắc. Biết khoảng vân quan sát trên màn bằng 
1mm. Hãy xác định bước sóng của ánh sáng chiếu tới. 
 A. 0,5 μm B. 0,6 μm C. 0,75 μm D. 0,48 μm 
Câu 17: Trong thí nghiệm Iâng, người ta dùng ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ = 0,6 μm. Khoảng cách giữa 
hai khe sáng là 1,5 mm, khoảng cách giữa hai khe đến màn hứng vân là 3m. Khoảng cách giữa hai vân tối liên 
tiếp nhau là 
 A. 1,2 mm. B. 0,3 mm. C. 1,5 mm. D. 0,6 mm. 
Câu 18: Chiếu một chùm sáng đơn sắc hẹp tới mặt bên của một lăng kính thủy tinh đặt trong không khí. Khi 
đi qua lăng kính, chùm sáng này 
 A. bị đổi màu. B. không bị lệch khỏi phương truyền ban đầu 
 C. không bị tán sắc. D. bị thay đổi tần số 
Câu 19: Trong thí nghiệm Iâng về giao thoa ánh sáng, chiếu tia sáng đơn sắc có bước sóng 0,6 μm vào 2 khe 
S1, S2 cách nhau 1,5 mm. Màn quan sát cách mặt phẳng chứa 2 khe 1,2 m. Khoảng cách giữa vân tối thứ 3 và 
vân tối thứ 7 ở một bên vân sáng trung tâm là 
 A. 2,4 mm B. 5,28 mm C. 1,92 mm D. 4,32 mm 
Câu 20: Trong chân không, các bức xạ có bước sóng tăng dần theo thứ tự đúng là 
 A. ánh sáng nhìn thấy; tia tử ngoại; tia X; tia gamma; sóng vô tuyến và tia hồng ngoại. 
 B. tia hồng ngoại; ánh sáng nhìn thấy; tia tử ngoại; tia X; tia gamma và sóng vô tuyến. 
 C. tia gamma; tia X; tia tử ngoại; ánh sáng nhìn thấy; tia hồng ngoại và sóng vô tuyến. 
 D. sóng vô tuyến; tia hồng ngoại; ánh sáng nhìn thấy; tia tử ngoại; tia X và tia gamma. 
Câu 21: Tầng ôzôn là tấm “áo giáp” bảo vệ cho người và sinh vật trên mặt đất khỏi bị tác dụng hủy diệt của 
 A. tia hồng ngoại trong ánh sáng Mặt Trời. B. tia đơn sắc màu đỏ trong ánh sáng Mặt Trời. 
 C. tia đơn sắc màu tím trong ánh sáng Mặt Trời D. tia tử ngoại trong ánh sáng Mặt Trời 
Câu 22: Trong thí nghiệm Iâng về giao thoa ánh sáng, chiếu tia sáng đơn sắc vào 2 khe S1, S2. Khoảng vân đo 
được là 1,2 mm. Khoảng cách giữa vân sáng bậc 10 và vân sáng bậc 4 ở hai bên vân sáng trung tâm là 
 A. 2,4 mm B. 16,8 mm C. 14,4 mm D. 16,8 cm 
Câu 23: Phát biểu nào sau đây là đúng? 
 A. Quang phổ vạch của nguyên tố nào thì đặc trưng cho nguyên tố ấy. 
 B. Chất khí hay hơi được kích thích bằng nhiệt hay bằng điện luôn cho quang phổ vạch. 
 C. Chất khí hay hơi ở áp suất thấp được kích thích bằng nhiệt hay bằng điện cho quang phổ liên tục. 
 D. Quang phổ liên tục của nguyên tố nào thì đặc trưng cho nguyên tố ấy. 
Câu 24: Bức xạ có tần số nhỏ nhất trong số các bức xạ hồng ngoại, tử ngoại, Rơn-ghen, gamma là 
 A. hồng ngoại B. Rơn-ghen C. gamma D. tử ngoại. 
Câu 25: Ứng dụng của quang phổ liên tục: 
 A. Xác định màu sắc của các nguồn sáng. 
 B. Dùng để nhận biết thành phần của các nguyên tố có trong một mẫu vật. 
 C. Xác định bước sóng của các nguồn sáng. 
 D. Xác định nhiệt độ của vật phát sáng như bóng đèn, mặt trời, các ngôi sao 
Câu 26: Giao thoa với khe Young có a = 0,5mm, D = 2m. Nguồn sáng dùng trong thí nghiệm là ánh sáng 
trắng có 0,4μm≤λ≤0,75μm. Xác định số bức xạ bị tắt tại điểm M cách vân trung tâm 0,72cm 
 A. 2 B. 5 C. 4 D. 3 
Câu 27: Trong một thí nghiệm Iâng về giao thoa ánh sáng với ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ1 = 0,36 μm 
thì thu được hệ vân giao thoa trên màn quan sát có khoảng vân i1 = 0,24 mm. Khi thay ánh sáng trên bằng ánh 
sáng đơn sắc có bước sóng λ2 = 0,6 μm thì thu được hệ vân giao thoa trên màn quan sát có khoảng vân 
 A. i2 = 0,50 mm B. i2 = 0,45 mm C. i2 = 0,40 mm D. i2 = 0,60 mm 
Câu 28: Trong thí nghiệm giao thoa sóng ánh sáng với khoảng cách giữa hai khe là a = 1,5mm. Khoảng cách 
từ mặt phẳng chứa hai khe tới màn là D = 2m. Hai khe được chiếu sáng bởi ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ 
= 0,48 μm. Vị trí vân sáng bậc hai trên màn là? 
 A. x = 1,28mm. B. x = ± 0,63 mm. C. x = ± 1,28 mm. D. x = ± 1,32 mm. 
Câu 29: Gọi nđ, nt và nv lần lượt là chiết suất của một môi trường trong suốt đối với các ánh sáng đơn sắc đỏ, 
tím và vàng. Sắp xếp nào sau đây là đúng? 
 A. nđ nđ >nv. C. nv > nđ >nt. D. nđ < nv <nt 
Câu 30: Thí nghiệm giao thoa khe Young với ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ = 0,5 μm. Khoảng cách giữa 
hai nguồn kết hợp a = 2 mm. Khoảng cách từ hai nguồn đến màn là D = 2m. Tìm số vân sáng và số vân tối 
thấy được trên màn biết giao thoa trường có bề rộng L = 7,8 mm. 
 A. 15 sáng, 16 tối. B. 7 sáng, 8 tối. C. 7 sáng, 6 tối. D. 15 sáng, 14 tối. 
Câu 31: Bước sóng của một ánh sáng đơn sắc trong không khí là 760nm. Bước sóng của nó trong nước có 
chiết suất n = 4/3 là 
 A. 850 nm B. 570 nm C. 760 nm D. 1013 nm 
Câu 32: Giao thoa ánh sáng với 2 khe I âng cách nhau 2mm, cách màn 2m ánh sáng có tần số f=5.1014Hz. tốc 
độ ánh sáng trong chân không c=3.10 8 m/s Khi thí nghiệm giao thoa trong không khí khoảng vân i là 
 A. 5 µm B. 0,6 mm C. 0,5 mm D. 6 µm 
Câu 33: Trong thí nghiện Iâng, hai khe cách nhau là 2mm và cách màn quan sát 2m, ánh sáng đơn sắc có bước 
sóng λ = 440nm. Điểm M trên màn là vân tối thứ 5, cách vân trung tâm một đoạn là 
 A. 1,96mm. B. 1,98mm C. 1,44mm D. 1,64mm 
Câu 34: Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng: khoảng cách giữa hai khe hẹp S1, S2 là 1,2mm, khoảng cách 16 
vân sáng liên tiếp rộng 18mm, bước sóng ánh sáng λ=0,6μm. Khoảng cách từ hai khe sáng đến màn hứng giao 
thoa bằng 
 A. 2,4m B. 4m C. 3,6m D. 2m 
Câu 35: Một nguồn sáng S phát ra ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ= 0,5 μm, đến khe Yâng S1, S2 với S1S2 = 
0,5 mm. Mặt phẳng chứa S1S2 cách màn D = 1m. Tại M trên màn E các vân trung tâm một khoảng x = 3,5 mm 
là vân sáng hay vân tối, bậc mấy? 
 A. Vân sáng bậc 3. B. Vân sáng bậc 4. C. Tối thứ 3. D. Vân tối thứ 4. 
Câu 36: Vị trí vân tối trong thí nghiệm giao thoa của Y-âng được xác định bằng công thức nào sau đây? 
 A. 𝑥 = (𝑘 +
1
2
)
𝜆𝐷
𝑎
. B. 𝑥 =
2𝑘𝜆𝐷
𝑎
. C. 𝑥 =
(2𝑘+1)𝜆𝐷
𝑎
. D. 𝑥 = 𝑘
𝜆𝐷
𝑎
. 
Câu 37: Tại các nơi công cộng như sân bay, nhà ga, cửa hàng, bệnh viện, thì việc tự động đóng mở cửa, bật 
tắt đèn, vòi nước. thực hiện bằng cách dùng 
 A. tia X B. tia hồng ngoại. C. tia laze D. tia tử ngoại 
Câu 38: Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng với khe Young, Khoảng cách giữa hai khe là 1mm, khoảng cách 
từ hai khe đến màn là 2,5m. Trên màn, người ta đo khoảng cách từ vân sáng bậc 3 bên trái đến vân sáng bậc 
3 bên phải so với vân trung tâm là 9 mm. Bước sóng dùng trong thí nghiệm là: 
 A. λ = 0,4 μm B. λ = 0,5μm C. λ = 0,6 μm D. λ = 0,7 μm 
Câu 39: Trong một thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, nguồn sáng phát đồng thời hai ánh sáng đơn sắc: 
ánh sáng đỏ có bước sóng 686 nm, ánh sáng lam có bước sóng λ, với 450 nm < λ < 510 nm. Trên màn, trong 
khoảng giữa hai vân sáng gần nhau nhất và cùng màu với vân sáng trung tâm có 6 vân sáng lam. Trong 
khoảng này có bao nhiêu vân sáng đỏ? 
 A. 6 B. 4. C. 5. D. 7. 
Câu 40: Tia hồng ngoại và tia Rơnghen đều có bản chất là sóng điện từ, có bước sóng dài ngắn khác nhau nên 
 A. có khả năng đâm xuyên khác nhau. 
 B. chúng bị lệch khác nhau trong từ trường đều. 
 C. chúng bị lệch khác nhau trong điện trường đều. 
 D. chúng đều được sử dụng trong y tế để chụp X- quang (chụp điện). 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
(Zalo: 0942481600) 
KHỐI 10 
Bộ 1: (Trắc nghiệm theo bài 2021): 
 (Học kì 1)  
 (Học kì 2)  
Bộ 2: Giải bộ kinh nghiệm luyện thi 10:  
Bộ 3: Tự luận lí 10 nâng cao:  
KHỐI 11 
Bộ 1: (Trắc nghiệm theo bài 2021): 
(Học kì 1)  
(Học kì 2)  
Bộ 2: Tự luận lí 11 
(Học kì 1):  
(Học kì 2):  
Bộ 3: Hội thảo Tây Ninh - Có chia mức độ nhận thức:  
KHỐI 12 
Bộ 1: 700 câu đồ thị vật lý:  
Bộ 2: Tự ôn luyện lý 12 :  
Bộ 3: Hội thảo cán bộ cốt cán – Có chia mức độ nhận thức:  
Bộ 4: 80 đề nắm chắc điểm 7  
Bộ 5: Phân chương đề thi của Bộ từ 2007:  
Bộ 6: 49 đề mức 7 theo cấu trúc đề tham khảo 2021:  
Bộ 7: Chuyên đề luyện thi QG (Pen C 11 + 12):  
HƯỚNG GIẢI 
Câu 1: 
 Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng có một màu và một bước sóng xác định, khi đi qua lăng kính không bị tán 
sắc ► d. 
Câu 2: 
 Thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng được sử dụng để đo bước sóng ánh sáng ► C 
Câu 3: 
 Các vật có nhiệt độ lớn hơn 0OK đều phát ra tia hồng ngoại ► A. 
Câu 4: 
 Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, bước sóng ánh sáng đơn sắc dùng trong thí nghiệm là 𝜆, 
khoảng cách giữa hai khe là a, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn là D. Khoảng cách giữa hai 
vân tối liên tiếp là i = 
𝜆𝐷
𝑎
 ► B 
Câu 5: 
 Ánh sáng trắng là hỗn hợp của vô số ánh sáng đơn sắc có màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím ► C. 
Câu 6: 
 Quang phổ vạch phát xạ của một nguyên tố là một hệ thống những vạch sáng riêng lẻ, ngăn cách nhau 
bởi những khoảng tối ► A. 
Câu 7: 
 Hiện tượng giao thoa chứng tỏ rằng ánh sáng có bản chất sóng 
Câu 8: 
 Tia hồng ngoại có bước sóng nhỏ hơn bước sóng tia tử ngoại → sai ► D 
Câu 9: 
 Tia tử ngoại là những bức xạ không nhìn thấy được, có tần số sóng nhỏ hơn tần số sóng của ánh sáng tím 
→ sai ► C. 
Câu 10: 
 Tia hồng ngoại mắt người không nhìn thấy được ► B. 
Câu 11: 
 Quang phổ liên tục là những vạch màu riêng biệt hiện trên một nền tối → sai ► A 
Câu 12: 
 Nguyên nhân sâu xa của hiện tượng tán sắc ánh sáng là sự phụ thuộc của chiết suất môi trường vào bước 
sóng của ánh sáng ► D. 
Câu 13: 
 Hai nguồn sáng kết hợp là hai nguồn phát ra hai sóng có cùng tần số và hiệu số pha đầu của chúng không 
đổi ► C. 
Câu 14: 
 Tia X không dùng để sấy khô, sưởi ấm ► D. 
Câu 15: 
 Chiết suất của một môi trường trong suốt đối với các ánh sáng đơn sắc khác nhau là đại lượng thay đổi, 
chiết suất nhỏ nhất đối với ánh sáng đỏ và lớn nhất đối với ánh sáng tím ► B. 
Câu 16: 
 ▪ λ = 
𝑎𝑖
𝐷
=
1,2.1
2
 = 0,6 μm ► B 
Câu 17: 
 ▪ i = 
𝜆𝐷
𝑎
=
0,6.3
1,5
 = 1,2 mm ► A 
Câu 18: 
 Chiếu một chùm sáng đơn sắc hẹp tới mặt bên của một lăng kính thủy tinh đặt trong không khí. Khi đi qua 
lăng kính, chùm sáng này không bị tán sắc ► C. 
Câu 19: 
 ▪ i = 
𝜆𝐷
𝑎
=
0,6.1,2
1,5
 = 0,48 mm. 
 ▪ ∆x = |𝑥3 − 𝑥7| = 4i = 1,92 mm ► C 
Câu 20: 
 Trong chân không, các bức xạ có bước sóng tăng dần theo thứ tự đúng là tia gamma; tia X; tia tử ngoại; 
ánh sáng nhìn thấy; tia hồng ngoại và sóng vô tuyến ► C. 
Câu 21: 
 Tầng ôzôn là tấm “áo giáp” bảo vệ cho người và sinh vật trên mặt đất khỏi bị tác dụng hủy diệt của tia tử 
ngoại trong ánh sáng Mặt Trời ► D 
Câu 22: 
 ▪ ∆x = |𝑥10 − 𝑥4| = 14i = 16,8 mm ► B 
Câu 23: 
Bộ đơn vị khi giải bài toán về hiện tượng giao thoa 
ánh sáng → không cần đổi về đơn vị chuẩn 
 x; i; a; L: mm 
 D: m 
 λ: μm 
 Quang phổ vạch của nguyên tố nào thì đặc trưng cho nguyên tố ấy ► A 
Câu 24: 
 Bức xạ có tần số nhỏ nhất trong số các bức xạ hồng ngoại, tử ngoại, Rơn-ghen, gamma là bức xạ hồng 
ngoại ► A. 
Câu 25: 
 Ứng dụng của quang phổ liên tục xác định nhiệt độ của vật phát sáng như bóng đèn, mặt trời, các ngôi sao 
► D. 
Câu 26: 
 Số bức xạ cho vân tối tại M thỏa xM = (k + 0,5)
𝜆𝐷
𝑎
  7,2 = (k + 0,5)
𝜆.2
0,5
 = 4(k + 0,5)λ 
  0,4 ≤ 
1,8
𝑘+0,5
 ≤ 0,75 
 𝐶𝑎𝑠𝑖𝑜−𝑇𝑎𝑏𝑙𝑒 
→ k = 2; 3; 4  Có 3 giá trị k ứng với 3 bức xạ cho vân tối tại M ► D 
Câu 27: 
 Ta có λ ~ i  
𝜆2
𝜆1
=
𝑖2
𝑖1
  
0,6
0,36
=
𝑖2
0,24
 = 0,40 mm ► C. 
Câu 28: 
 ▪ Khoảng vân i = 
𝜆𝐷
𝑎
 = 
0,48.2
1,5
 = 0,64 mm 
 ▪ x = k.i = ± 2.0,64 = 1,28mm ► A 
Câu 29: 
 Gọi nđ, nt và nv lần lượt là chiết suất của một môi trường trong suốt đối với các ánh sáng đơn sắc đỏ, tím và 
vàng. Sắp xếp đúng là nđ < nv <nt ► D. 
Câu 30: 
 ▪ Khoảng vân i 
𝜆𝐷
𝑎
=
0,5.2
2
 = 0,5 mm. 
 ▪ Số vân sáng ns = 2[
𝐿
2𝑖
] + 1 = 2[
7,8
2.0,5
] + 1 = 15 
 ▪ Số vân tối nt = 2[
𝐿
2𝑖
+ 0,5] = 2[
7,8
2.0,5
+ 0,5] = 16 
  Phép tính trong [
𝑎
𝑏
] là phép lấy phần nguyên. 
Câu 31: 
 ▪ λ = 
𝜆0
𝑛
 = 
760
4/3
 = 570 nm ► B 
Câu 32: 
 ▪ λ = 
𝑐
𝑓
 = 
3.108
5.1014
 = 0,6.10-6 m = 0,6 μm. 
 ▪ i = 
𝜆𝐷
𝑎
=
0,6.2
2
 = 0,6 mm ► B 
Câu 33: 
 ▪ i = 
𝜆𝐷
𝑎
=
0,44.2
2
 = 0,44 mm 
 ▪ Vị trí vân tối thứ 5: xt = 4,5i = 1,98 mm ► B 
Câu 34: 
 ▪ 16 vân liên tiếp ta được 15i = 18 mm  i = 1,2 mm. 
 ▪ D = 
𝑎𝑖
𝜆
=
1,2.1,2
0,6
 = 2,4 m ► A 
Câu 35: 
 ▪ Khoảng vân i = 
𝜆𝐷
𝑎
=
0,5.1
0,5
 = 1 mm. 
 ▪ Xét k = 
𝑥
𝑖
 = 
3,5
1
 = 3,5  M thuộc vân tối thứ 4 ► D 
Câu 36: 
 Vị trí vân tối trong thí nghiệm giao thoa của Y-âng được xác định bằng công thức 𝑥 = (𝑘 +
1
2
)
𝜆𝐷
𝑎
 ► A 
Câu 37: 
 Tại các nơi công cộng như sân bay, nhà ga, cửa hàng, bệnh viện, thì việc tự động đóng mở cửa, bật tắt đèn, 
vòi nước. thực hiện bằng cách dùng tia hồng ngoại ► B. 
Câu 38: 
 ▪ Khoảng cách từ vân sáng bậc 3 bên trái đến vân sáng bậc 3 bên phải ta được 6i = 9 mm 
  i = 1,5 mm. 
 ▪ λ = 
𝑎𝑖
𝐷
=
1.1,5
2,5
 = 0,6 μm ► C 
Câu 39: 
 ▪ Vân trung tâm là vân trùng (đỏ + lam). 
 ▪ Điều kiện trùng vân: 
𝑘1
𝑘2
=
𝜆2
𝜆1
. 
 ▪ Trong khoảng giữa của 2 vân trùng có 6 vân lam → vân trùng kế tiếp có k2 = 7 
  
𝜆2
686
=
𝑘1
7
  λ2 = 98k1 
 ▪ Kết hợp dữ kiện của bài  450 < λ2 = 98k1 < 510  k1 = 5 {tại đây là vân trùng ứng với k2 = 7} 
  Có 4 vân sáng đỏ trong khoảng 2 vân trùng liên tiếp ► B 
Câu 40: 
 Tia hồng ngoại và tia Rơnghen đều có bản chất là sóng điện từ, có bước sóng dài ngắn khác nhau nên có 
khả năng đâm xuyên khác nhau ► A 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_kiem_tra_giua_hoc_ki_ii_mon_vat_ly_lop_12_nam_hoc_2020_20.pdf