Đề kiểm tra giữa học kì II môn Vật lí Lớp 8 - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Suối Trai (Có đáp án)

docx 3 trang Người đăng Trịnh Bảo Kiên Ngày đăng 04/10/2023 Lượt xem 188Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì II môn Vật lí Lớp 8 - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Suối Trai (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra giữa học kì II môn Vật lí Lớp 8 - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Suối Trai (Có đáp án)
TRƯỜNG TH&THCS SUỐI TRAI
TỔ: KHTN
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
MÔN VẬT LÝ 8
NĂM HỌC 2022 - 2023
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức:
- Phạm vi kiến thức: Từ tiết thứ 19 đến tiết thứ 25 theo PPCT 
- Hệ thống hoá kiến thức, kiểm tra, đánh giá khả năng tiếp thu, vận dụng kiến thức.
2. Kỹ năng: Biết cách vận dụng kiến thức để làm tốt bài kiểm tra.
3. Thái độ: Rèn thái độ làm việc nghiêm túc, cẩn thận; tính trung thực trong kiểm tra.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. GV: Đề kiểm tra, đáp án và biểu điểm.
2. HS: Chuẩn bị kiến thức để làm bài kiểm tra
III. PHƯƠNG ÁN KIỂM TRA: 
Kết hợp trắc nghiệm khách quan và tự luận (30% TNKQ; 70% TL)
Ma trận đề kiểm tra :
TT
Nội dung kiến thức
Biết
Hiểu
Vận dụng
Cộng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Số câu
Số điểm
1
Chủ đề: Công cơ học – Công suất
6câu
1,5đ 
1câu 3đ
2câu
0,5đ 
9
câu
5,0đ
2
Chủ đề: Cấu tạo chất
2câu
0,5đ
2câu
0,5đ 
1câu 2đ
1câu 2đ
6
câu
5,0đ
Tổng cộng
8câu
2đ
1câu
3đ
4câu
1đ
1câu
2đ
1câu 2đ
15
câu
10đ
Tỉ lệ
5đ-50%
3đ-30%
2đ-20%
IV. ĐỀ THI
TRƯỜNG TH – THCS SUỐI TRAI
HỌ TÊN:	
LỚP:	
ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ GIỮA KỲ II
MÔN: VẬT LÝ 8
THỜI GIAN: 45 PHÚT
I. TRẮC NGHIỆM: (3,0 ĐIỂM – CHỌN VÀ ĐIỀN ĐÁP ÁN CHÍNH XÁC VÀO BẢNG)
CÂU
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đ.A
Câu 1. Khi nhiệt độ giảm thì hiện tượng khuếch tán xảy ra như thế nào?
A. xảy ra nhanh hơn	B. xảy ra chậm hơn
C. không thay đổi	D. có thể xảy ra nhanh hơn hoặc chậm hơn
Câu 2. Trong các vật sau, vật nào không có động năng?
A. Hòn bi nằm yên trên mặt sàn.	B. Hòn bi lăn trên sàn nhà.
C. Máy bay đang bay.	D. Viên đạn đang bay.
Câu 3. Trong các vật sau, vật nào không có thế năng (so với mặt đất)?
A. Chiếc bàn đứng yên trên sàn nhà.	B. Chiếc lá đang rơi.
C. Một người đứng trên tầng ba của tòa nhà.	D. Quả bóng đang bay trên cao.
Câu 4. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống.
Hiện tượng  là sự tự hòa lẫn vào nhau của các nguyên tử, phân tử của các chất do chuyển động nhiệt.
A. phân ly         	B. chuyển động         	C. dao động         D. khuếch tán
Câu 5. Chọn phát biểu sai?
A. Các chất được cấu tạo từ các hạt nhỏ riêng biệt gọi là các nguyên tử, phân tử.
B. Nguyên tử là hạt chất nhỏ nhất.
C. Phân tử là một nhóm các nguyên tử kết hợp lại.
D. Giữa các nguyên tử, phân tử không có khoảng cách.
Câu 6. Đơn vị nào sau đây là đơn vị của công cơ học?
A. N.m	B. J.s	C. J/s	D. N/m
Câu 7. Vật có cơ năng khi:
A. Vật có khối lượng lớn.	B. Vật có khả năng sinh công.
C. Vật có tính ì lớn.	D. Vật đứng yên.
Câu 8. Động năng của vật phụ thuộc vào yếu tố nào?
A. Khối lượng.	B. Vận tốc của vật.
C. Khối lượng và chất làm vật.	D. Khối lượng và vận tốc của vật
Câu 9. Công thức tính công suất là
A. P = A/t	B. P = A.t	C. P = F.t	D. P = A.s
Câu 10. Các chất được cấu tạo từ
A. tế bào           B. các nguyên tử, phân tử            C. hợp chất             D. các mô
Câu 11. Ở nhiệt độ càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động như thế nào?
A. Càng nhanh. 	B. Càng chậm.	
C. Lúc nhanh, lúc chậm. 	D. Không thay đổi.
Câu 12. Kilôóat(W) là đơn vị của:
A. Khối lượng(m).	B. Công suất(P).	C. Hiệu suất(H). 	D. Công(A).
II. TỪ LUẬN: (7,0 ĐIỂM)
Bài 13. (2,5đ) Công cơ học là gì? Ví dụ và công thức tính công cơ học
Bài 14. (2,5đ) Một người kéo một vật từ giếng sâu 8m lên đều trong thời gian 30 giây. Người ấy phải dùng một lực kéo 180 N. Tính công(A) và công suất(P) của người kéo.
Bài 16. (2,0đ) Giải thích các câu hỏi sau:
a. Tại sao săm xe đạp sau khi được bơm căng, mặc dù đã vặn van thật chặt. Nhưng để lâu ngày vẫn bị xẹp?
b. Tại sao khi pha nước đường thì ta phải cho đường vào nước trước, khuấy đều cho đường tan hết rồi mới cho đá? 
--- HẾT ---
CHÚC CÁC EM HOÀN THÀNH TỐT BÀI KIỂM TRA! ^_^ GOOD LUCK
V. HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ ĐÁP ÁN:
I. Trắc nghiệm (3 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng 0.25 điểm 
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
B
A
A
D
D
A
B
D
A
B
A
B
II. Tự luận (7điểm)
Câu
Nội dung
Điểm
13
Công cơ học là thuật ngữ chỉ dùng trong trường hợp có lực tác dụng vào vật làm vật chuyển dời theo phương không vuông góc với phương của lực.
Ví dụ: - Con ngựa đang kéo một chiếc xe dịch chuyển
- Một người đang đi bộ trên dốc
Công thức tính công: A = F.s
Trong đó:
F là lực tác dụng (N)
s là quãng đường dịch chuyển (m)
A là công cơ học (Jun hay N.m)
1,0
0,5
1,0
15 
Tóm tắt: 
s = 12m;
t = 30s;
F = 220N. 
------
A = ?; 
P =?
Giải
Công thực hiện của người kéo là:
A = F.s = 220.12 = 2640J.
Công suất của người kéo là:
P = A/t = 1440/20 = 88W
Đáp số: A = 2640J; P = 88W
0,5
1,0
1,0
a) Vì giữa các phân tử cao su dùng làm săm có khoảng cách nên các phân tử không khí có thể thoát ra ngoài làm săm xẹp dần.
b) Vì đường tan trong nước phụ thuộc nhiều vào nhiệt độ. Độ tan giảm khi nhiệt độ trong nước giảm ➙ khi bỏ đá vào nhiệt độ nước sẽ giảm đường sẽ không tan.
1,0
1,0
TỔ TRƯỞNG TỔ KHTN
Dương Thị Kiều
Suối Trai, ngày 05 tháng 03 năm 2023
GVBM
Nguyễn Trọng Lên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_hoc_ki_ii_mon_vat_li_lop_8_nam_hoc_2022_202.docx