Trường THCS Nguyễn Văn Chính MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II (2022-2023) MÔN VẬT LÍ – KHỐI 8 Cấp độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Cấp độ thấp Cấp độ cao TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL 1. Bài 13. Công cơ học Câu 1 Câu 2 Câu 2 2. Bài 14. Định luật về công Câu 3, câu 9 Câu 4 3. Bài 15. Công suất Câu 5 Câu 6 Câu 1 4. Bài 16. Cơ năng Câu 7, câu 10 Câu 8 5. Chủ đề: Cấu tạo chất Câu 11, Câu 12 Câu 13, Câu 14 Số câu 8 câu 6 câu 1 câu 1 câu 16 câu Số điểm 4,0đ 3,0đ 2,0đ 1,0đ 10đ Tỉ lệ 40% 30% 20% 10% 100% Duyệt BGH Duyệt TCM GVBM NGUYỄN TRƯỜNG ĐÔNG TÔN NGỌC TÂM UBND HUYỆN CẦN GIUỘC KÌ THI KIỂM TRA GIỮA KÌ II TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN CHÍNH NĂM HỌC 2022 - 2023 MÔN THI: ĐỀ I NGÀY THI: ........... THỜI GIAN: PHÚT (Không tính thời gian phát đề) I/ TRẮC NGHIỆM: (7,0 điểm) Chọn câu trả lời đúng nhất (Mỗi câu đúng đạt 0,5 điểm ). Câu 1. Trường hợp nào dưới đây có công cơ học? A. Một quả bưởi rơi từ cành cây xuống. B. Một lực sĩ cử tạ đang đứng yên ở tư thế đỡ quả tạ. C. Một vật trượt đều trên mặt bàn nhẵn nằm ngang coi như không có ma sát. D. Hành khách đẩy một thùng hàng, nhưng thùng hàng vẫn đúng yên. Câu 2. Phát biểu nào dưới đây là đúng? A. Jun là công của một lực làm vật chuyển dịch được 1m. B. Jun là công của lực làm dịch chuyển một vật có khối lượng là 1kg một đoạn đường 1m. C. Jun là công của lực 1N làm dịch chuyển một vật một đoạn 1m. D. Jun là công của lực 1N làm dịch chuyển vật một đoạn 1m theo phương của lực. Câu 3. Phát biểu nào dưới đây về máy cơ đơn giản là đúng? A. Các máy cơ đơn giản không cho lợi về công. B. Các máy cơ đơn giản chỉ cho lợi về lực. C. Các máy cơ đơn giản luôn bị thiệt về đường đi. D. Các máy cơ đơn giản cho lợi cả về lực và đường đi. Câu 4. Một người công nhân dùng một ròng rọc động để nâng một vật lên cao 7m với lực kéo ở đầu dây tự do là 160N. Hỏi người công nhân đó phải kéo đầu dây tự do dài bao nhiêu mét? A. 7m. B. 14m. C. 3,5m. D. 16m. Câu 5. Hai bạn Long và Nam thi kéo nước từ một giếng lên. Long kéo gàu nước nặng gấp đôi gàu nước của Nam. Thời gian kéo gàu nước lên của Nam lại chỉ bằng nửa thời gian của Long. So sánh công suất trung bình của Long và Nam. A. Công suất của Long lớn hơn vì gàu nước của Long nặng gấp đôi. B. Công suất của Nam lớn hơn vì thời gian kéo nước của Nam chỉ bằng một nửa thời gian kéo nước của Long. C. Công suất của Nam và Long là như nhau. D. Không thể so sánh được. Câu 6. Một cần trục nâng một vật nặng lên độ cao 2m đã sinh công 3000J trong thời gian 5 giây. Công suất của cần trục là A. 1500W. B. 750W. C. 600W. D. 300W. Câu 7. Trong các vật sau đây, vật nào không có thế năng? A. Hòn bi đang lăn trên mặt đất nằm ngang. B. Viên đạn đang bay. C. Lò xo để tự nhiên ở một độ cao so với mặt đất. D. Lò xo bị ép đặt ngay trên mặt đất. Câu 8. Phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Động năng là cơ năng của vật có được do đang chuyển động. B. Vật có động năng có khả năng sinh công. C. Động năng của vật không thay đổi khi vật chuyển động đều. D. Động năng của vật chỉ phụ thuộc vận tốc, không phụ thuộc khối lượng của vật. Câu 9. Người ta đưa một vật nặng lên độ cao bằng hai cách. Cách thứ nhất, kéo trực tiếp vật lên theo phương thẳng đứng. Cách thứ hai, kéo vật theo mặt phẳng nghiêng có chiều dài gấp hai lần chiều cao h. Nếu bỏ qua ma sát ở mặt phẳng nghiêng thì A. công thực hiện ở cách thứ nhất lớn hơn vì lực kéo lớn hơn. B. công thực hiện ở cách thứ hai nhỏ hơn vì lực kéo vật theo mặt phẳng nghiêng nhỏ hơn. C. công thực hiện ở hai cách đều như nhau. D. công thực hiện ở cách thứ hai lớn hơn vì đường đi lớn gấp hai lần. Câu 10. Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Cơ năng của vật phụ thuộc vào vị trí của vật so với mặt đất gọi là thế năng trọng trường. B. Một vật chỉ có khả năng sinh công khi có thế năng trọng trường. C. Một vật càng lên cao thì thế năng trọng trường càng lớn. D. Thế năng trọng trường của một vật phụ thuộc vào mốc tính độ cao. Câu 11. Tại sao quả bóng bay dù được buộc chặt để lâu ngày vẫn bị xẹp? A. Vì khi mới thổi, không khí từ miệng vào bóng còn nóng, sau đó lạnh dần nên co lại. B. Vì cao su là chất đàn hồi nên sau khi bị thổi căng nó tự động co lại. C. Vì không khí nhẹ nên có thể chui qua chỗ buộc ra ngoài. D. Vì giữa các phân tử của chất làm vỏ bóng có khoảng cách nên các phân tử không khí có thể qua đó thoát ra ngoài. Câu 12. Khi các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động nhanh lên thì đại lượng nào sau đây tăng lên? A. Khối lượng của vật. C. Khối lượng và trọng lượng của vật. B. Nhiệt độ của vật. D. Trọng lượng của vật. Câu 13. Khi nhiệt độ của một miếng đồng tăng thì A. thể tích của mỗi nguyên tử đồng tăng. C. khoảng cách giữa các nguyên tử đồng giảm. B. khoảng cách giữa các nguyên tử đồng tăng. D. số nguyên tử đồng tăng. Câu 14. Hiện tượng khuếch tán giữa hai chất lỏng xác định xảy ra nhanh hay chậm phụ thuộc vào A. thể tích chất lỏng. B. khối lượng chất lỏng. C. trọng lượng chất lỏng. D. nhiệt độ chất lỏng. II/ TỰ LUẬN: (3,0điểm) Câu 1 (2 điểm). Một con ngựa kéo một cái xe với một lực không đổi bằng 500N và đi được 9km trong 2 giờ. Tính công và công suất trung bình của con ngựa. Câu 2 (1 điểm). Tính công cơ học của một người có trọng lượng 650N thực hiện đi đều trên một đoạn đường nằm ngang 1km. Biết rằng công của một người khi đi đều trên đường nằm ngang bằng 0,05 lần công của lực nâng người đó lên độ cao bằng đoạn đường đó. -----HẾT---- Trường THCS Nguyễn Văn Chính HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ GIỮA KÌ II MÔN Vật lí KHỐI 8 –TUẦN 27 Năm học 2022-2023 I.Trắc nghiệm: (7,0điểm) Mỗi câu đúng 0,5điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 Đáp án A D A B C C A Câu 8 9 10 11 12 13 14 Đáp án D C B D B B D II.Tự luận:(3,0điểm) Câu Đáp án Điểm Câu 1 2,0đ Tóm tắt: F = 500N; s = 9km = 9000m; t = 2h = 7200s Giải Công của con ngựa thực hiện được là: Công suất của con ngựa là 0,5đ 0,25đ 0,5đ 0,25đ 0,5đ Câu 2 1,0đ Công của lực nâng người đó lên độ cao 1km: Công của người đi đều trên đường nằm ngang: 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ -----Hết----- Duyệt BGH Duyệt TCM GVBM NGUYỄN TRƯỜNG ĐÔNG TÔN NGỌC TÂM
Tài liệu đính kèm: