Đề kiểm tra giữa học kì II môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2021-2022

doc 8 trang Người đăng khanhhuyenbt22 Ngày đăng 24/06/2022 Lượt xem 496Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì II môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra giữa học kì II môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2021-2022
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KỲ II
NĂM HỌC 2021 - 2022
MÔN: Tiếng Việt - Lớp 4
Mạch kiến thức, kĩ năng
 Mức 1
 Mức 2
 Mức 3
 Mức 4
Tổng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Đọc hiểu văn bản:
- Xác định được hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài đọc
- Hiểu nội dung của đoạn, bài đã đọc, hiểu ý nghĩa của bài.
- Giải thích được chi tiết trong bài bằng suy luận trực tiếp hoặc rút ra thông tin từ bài đọc.
- Nhận xét được hình ảnh, nhân vật hoặc chi tiết trong bài đọc; biết liên hệ những điều đọc được với bản thân và thực tế.
Số câu
3
1
 1
 1
Câu số
1,2,4
3
5
6
Số điểm
1.5
1.0
0.5
1.0
Kiến thức Tiếng Việt: Xác định được chủ ngữ, vị ngữ trong câu. Xác định được dạng kiểu câu Ai thế nào?. Đặt được câu kể Ai là gì? 
Số câu
1
1
2
Câu số
7
8
9,10
Số điểm
0.5
0,5
2.0
Tổng
Số câu
3
2
1
3
1
10
Số điểm
1.5
1.5
0.5
2.5
1.0
7.0
UBND HUYỆN BẮC QUANG
TRƯỜNG TIỂU HỌC VĨNH HẢO
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 4 
NĂM HỌC: 2021-2022
I. KIỂM TRA ĐỌC:
A. Đọc thành tiếng: (3 điểm)
THĂM SỐ 1: HOA HỌC TRÒ
Bình minh của hoa phượng là màu đỏ còn non, nếu có mưa, lại càng tươi dịu. Ngày xuân gần hết, số hoa tăng lên, màu cũng đậm dần. Rồi hòa nhịp với mặt trời chói lọi, màu phượng mạnh mẽ kêu vang: Hè đến rồi! Khắp thành phố bỗng rực lên như đến Tết nhà nhà đều có câu đối đỏ.
    	Câu hỏi: Màu hoa phượng thay đổi như thế nào theo thời gian? 
_____________________________________________________
THĂM SỐ 2: KHUẤT PHỤC TÊN CƯỚP BIỂN 
	Trông bác sĩ lúc này với gã kia thật khác nhau một trời một vực. Một đằng thì đức độ, hiền từ mà nghiêm nghị. Một đằng thì nanh ác, hung hăng như con thú dữ nhốt chuồng. Hai người gườm gườm nhìn nhau. Rốt cục, tên cướp biển cúi gằm mặt, tra dao vào, ngồi xuống, làu bàu trong cổ họng.
Câu hỏi: Hình ảnh tên cướp biển và bác sĩ Ly được miêu tả như thế nào?
_____________________________________________________
THĂM SỐ 3: GA-VRỐT NGOÀI CHIẾN LŨY
	Ăng-giôn-ra nói:
	- Chừng mười lăm phút nữa thì chiến lũy của chúng ta không còn quá mười viên đạn.
	Ga-vrốt nghe rõ câu nói đó.
	Một lát sau, người ta thấy bóng cậu bé thấp thoáng ngoài đường phố, dưới làn mưa đạn.
	Thì ra Ga-vrốt đã lấy một cái giỏ đựng chai trong quán và ra khỏi chiến lũy. Nó dốc vào miệng giỏ những chiếc bao đầy đạn của bọn lính chết gần chiến lũy.
Câu hỏi: Ga-vrốt ra ngoài chiến lũy để làm gì?
______________________________________________________
THĂM SỐ 4: DÙ SAO TRÁI ĐẤT VẪN QUAY !
Chưa đầy một thế kỉ sau, năm 1632, nhà thiên văn học Ga-li-lê lại cho ra đời một cuốn sách mới cổ vũ cho ý kiến của Cô-péc-ních. Lập tức, toàn án quyết định cấm cuốn sách ấy và mang Ga-li-lê ra xét xử. Khi đó nhà bác học đã gần bảy chục tuổi.
Câu hỏi: Ga-li-lê viết sách nhằm mục đích gì?
________________________________________________
THĂM SỐ 5: CON SẺ
Tôi đi dọc lối vào vườn. Con chó chạy trước tôi. Chợt nó dừng chân và bắt đầu bò, tuồng như đánh hơi thấy vật gì. Tôi nhìn dọc lối đi và thấy một con sẻ non mép vàng óng, trên đầu có một nhúm lông tơ. Nó rơi từ trên tổ xuống
Câu hỏi: Trên đường đi con chó thấy gì?
_________________________________________________
B. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng việt (7 điểm)
( Thời gian 40 phút )
Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi:
THẮNG BIỂN
 Mặt trời lên cao dần. Gió đã bắt đầu mạnh. Gió lên, nước biển càng dữ. khoảng mênh mông ầm ĩ càng lan rộng mãi vào. Biển cả muốn nuốt tươi con đê mỏng manh như con mập đớp con cá chim nhỏ bé.
 Một tiếng ào dữ dội. Như một đàn cá voi lớn, sóng trào qua những cây vẹt cao nhất, vụt vào thân đê rào rào. Một cuộc vật lộn dữ dội diễn ra. Một bên là biển, là gió, trong một cơn giận dữ điên cuồng. Một bên là hàng ngàn người với hai bàn tay và những dụng cụ thô sơ, với tinh thần quyết tâm chống giữ.
 Một tiếng reo to nổi lên, rồi ầm ầm, hơn hai chục thanh niên cả nam lẫn nữ, mỗi người vác một vác củi vẹt, nhảy xuống dòng nước đang cuốn dữ. Họ khoác vai nhau thành một sợi dây dài, lấy thân mình ngăn dòng nước mặn. Nước quật vào mặt, vào ngực, tràn qua đầu hàng rào sống. Họ ngụp xuống, trồi lên, ngụp xuống. Trong đám thanh niên xung kích, có người ngã, có người ngạt. Nhưng những bàn tay khoác vai nhau vẫn cứng như sắt và thân hình họ cột chặt lấy những cọc tre đóng chắc, dẻo như chão. Tóc dài các cô quấn chặt vào cổ các cậu con trai, mồ hôi như suối, hòa lẫn với nước chát mặn. Đám người không sợ chết đã cứu được quãng đê sống lại.
 Theo Chu Văn
 1. Cuộc chiến đấu giữa con người với cơn bão biển được diễn ra theo trình tự: (M.1)
 Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
A. Người thắng biển, biển đe dọa, biển tấn công
B. Biển đe dọa, biển tấn công, người thắng biển
 C. Biển tấn công, người thắng biển, biển đe dọa
 2. Những từ ngữ nói lên sự đe dọa của cơn bão biển: (M.1)
 Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
A. Biển cả muốn nuốt tươi con đê mỏng manh 
B. Biển phẳng lặng
 C. Gió êm ả
 3. Viết các từ còn thiếu vào chỗ chấm trong câu văn sau: (M.2)
 Một tiếng reo to, rồi ầm ầm, hơn hai chục  cả nam lẫn nữ, mỗi người vác một vác, nhảy xuống dòng nước đang ..
 4. Cuộc chiến diễn ra giữa ai ? (đúng ghi Đ, sai ghi S) (M.1)
 Biển và con người 
 Biển, nước và con người 
 5. Qua bài văn em thấy tinh thần của những người thanh niên xung kích như thế nào? (M.3)
 6. Em học được điều gì từ những người thanh niên xung kích trong bài văn? (M.4)
 7. Nối các từ ở cột A với các từ ở cột B để tạo thành câu kể Ai làm gì? cho phù hợp (M.2)
A
B
Họ khoác vai nhau 
ngụp xuống, trồi lên, ngụp xuống
Họ 
thành một sợi dây dài
 8. Em hãy xác định chủ ngữ và vị ngữ của câu sau bằng cách gạch một gạch dưới chủ ngữ, gạch hai gạch dưới vị ngữ: (M.2)
Đám người không sợ chết đã cứu được quãng đê sống lại.
 9. Câu kể dưới đây thuộc kiểu câu kể nào đã học ? (M.3)
Biển cả muốn nuốt tươi con đê mỏng manh.
....
 10. Đặt một câu kể Ai là gì? (M.3)
....
B. Kiểm tra viết: (10 điểm)
	1. Chính tả: (Nghe - viết) (2 điểm) (15 phút)
Sầu riêng
Sầu riêng là loại trái quý của miền Nam. Hương vị nó hết sức đặc biệt, mùi thơm đậm, bay rất xa, lâu tan trong không khí. Còn hàng chục mét mới tới nơi để sầu riêng, hương đã ngào ngạt xông vào cánh mũi. Sầu riêng thơm mùi của mít chín quyện với hương bưởi, béo cái béo của trứng gà, ngọt cái vị của mật ong già hạn. Hương vị quyến rũ đến kì lạ.
Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm. Gió đưa hương thơm ngát như hương cau, hương bưởi tỏa khắp khu vườn. Hoa đậu từng chùm, màu trắng ngà. Cánh hoa nhỏ như vảy cá, hao hao giống cánh sen con, lác đác vài nhụy, li ti giữa những cánh hoa. Mỗi cuống hoa ra một trái.
2. Tập làm văn: (8 điểm) (25 phút)
Đề bài: Em hãy tả một loại cây mà em yêu thích.
__________________________ Hết ___________________________
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN TIẾNG VIỆT GIỮA HỌC KÌ II – LỚP 4
A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)
1. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm)
- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm: 1 điểm.
- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm.
- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm.
* Đáp án câu hỏi:
THĂM SỐ 1: HOA HỌC TRÒ
    	Trả lời: Bình minh của hoa phượng là màu đỏ còn non, nếu có mưa, lại càng tươi dịu. Ngày xuân gần hết, số hoa tăng lên, màu cũng đậm dần.
_____________________________________________________
THĂM SỐ 2: KHUẤT PHỤC TÊN CƯỚP BIỂN 
	Trả lời: Một đằng thì đức độ, hiền từ mà nghiêm nghị. Một đằng thì nanh ác, hung hăng như con thú dữ nhốt chuồng.
_____________________________________________________
THĂM SỐ 3: GA-VRỐT NGOÀI CHIẾN LŨY
Trả lời: Ga-vrốt ra ngoài chiến lũy để nhặt đạn vì trong chiến lũy sắp hết đạn.
_____________________________________________________
THĂM SỐ 4: DÙ SAO TRÁI ĐẤT VẪN QUAY !
Trả lời: Ga-li-lê lại cho ra đời một cuốn sách mới cổ vũ cho ý kiến của Cô-péc-ních. 
________________________________________________
THĂM SỐ 5: CON SẺ
Trả lời: Trên đường đi con chó đánh hơi thấy một con sẻ non bị rơi từ trên tổ xuống.
 2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt ( 7 điểm )
Câu 1: (0,5 điểm) Khoanh vào: B 
Câu 2: (0,5 điểm) Khoanh vào: A 
Câu 3: (1 điểm) – Viết đúng mỗi từ được 0,25 điểm
 Viết các từ còn thiếu: Nổi lên, thanh niên, củi vẹt, cuốn dữ. 
Câu 4: (0,5 điểm) - Ghi đúng mỗi ý được 0,25 điểm
 Ghi lần lượt: Đ, S 
Câu 5: (0,5 điểm) Qua bài văn em thấy tinh thần của những người thanh niên xung kích là: dũng cảm, đoàn kết, quyết tâm.
Câu 6: (1 điểm) Em học được điều từ những người thanh niên xung kích trong bài văn là: Cần phải đoàn kết, có lòng dũng cảm.
Câu 7: (0,5 điểm) – Nối mỗi ý đúng được 0,25 điểm
A
B
Họ khoác vai nhau 
ngụp xuống, trồi lên, ngụp xuống
Họ 
thành một sợi dây dài
Câu 8: (0,5 điểm) Gạch đúng dưới mỗi bộ phận được 0,25 điểm
Đám người / không sợ chết đã cứu được quãng đê sống lại.
 CN VN
Câu 9: (1 điểm) Thuộc kiểu câu Ai thế nào?
Câu 10: (1 điểm) Tùy theo câu mà HS đặt đúng GV cho điểm. 
Ví dụ: Bạn Lan là lớp trưởng lớp em.
B. Kiểm tra viết: (10 điểm)
	1. Chính tả: (Nghe – viết): (2 điểm)
- Tốc độ đạt yêu cầu; chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểm chữ, cỡ chữ; trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm
- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm
- Trình bày không sạch sẽ, viết không đúng mẫu chữ toàn bài trừ 0,5 điểm.
2. Tập làm văn: (8 điểm) (khoảng 25 phút)
Yêu cầu: 
- Học sinh hiểu đề, viết đúng yêu cầu của đề bài. 
- Diễn đạt câu, ý hợp lí, viết câu đúng ngữ pháp.
- Thể hiện sự sáng tạo khi viết.
- Viết đúng thể loại văn tả cây cối. Viết đúng chính tả, trình bày sạch sẽ, khoa học.
- Tùy vào mức độ viết bài về ý, về cách dùng từ mà GV cho các mức điểm:
 + Mở bài: 2 điểm
 + Thân bài: 4 điểm
 + Kết bài: 2 điểm
__________________________ Hết ___________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_giua_hoc_ki_ii_mon_tieng_viet_lop_4_nam_hoc_2021.doc