Đề kiểm tra giữa học kì II môn: Sinh học ( khối 11)

doc 5 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1287Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì II môn: Sinh học ( khối 11)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra giữa học kì II môn: Sinh học ( khối 11)
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
Môn: Sinh học ( Khối 11)
( Thời gian làm bài: 45 phút)
Đề I
Câu 1: Nêu cấu tạo và chức năng của hệ tuần hoàn? (2 điểm)
Câu 2: Tại sao hệ tuần hoàn của côn trùng được gọi là tuần hoàn hở? (1 điểm)
Câu 3: Trình bày vai trò của ứng động và hướng động trong đời sống thực vật? (1 điểm)
Câu 4: Phân biệt các loại hướng động dựa vào tác nhân kích thích? (1 điểm)
Câu 5: Vào rừng nhiệt đới, ta gặp rất nhiều dây leo cuốn quanh những cây gỗ lớn để vươn lên cao, đó là kết quả của loại hướng động nào? (1 điểm)
Câu 6: Quá trình truyền tin qua xináp gồm các giai đoạn nào? (2 điểm)
Câu 7: Tại sao truyền tin qua xináp chỉ theo một chiều từ màng trước ra màng sau? (1 điểm)
Câu 8: Giả sử bạn đang đi chơi, bất ngờ gặp một con chó dại ngay trước mặt, lúc đó bạn có các phản ứng khác nhau như bỏ chạy, đứng im, tìm gậy đánh đổi.Đây là phản xạ không điều kiện hay có điều kiện? (1 điểm)
	ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
Môn: Sinh học ( Khối 11)
( Thời gian làm bài: 45 phút)
Đề II
Câu 1: Mô tả chu kì tim và sự biến đổi huyết áp trong hệ mạch? (2 điểm)
Câu 2: Tại sao tuần hoàn của cá, lưỡng cư, bò sát, chim và thú được gọi là tuần hoàn kín? (1 điểm)
Câu 3: Nêu đặc điểm cảm ứng ở thực vật? (1 điểm)
Câu 4: Dựa vào định nghĩa phân biệt ứng động sinh trưởng và ứng động không sinh trưởng? (1 điểm)
Câu 5: Sự vận động nở hoa thuộc ứng động nào? (1 điểm)
Câu 6: Ở động vật có tổ chức thần kinh, cung phản xạ gồm những bộ phận nào? (2 điểm)
Câu 7: Phân biệt phản xạ và cảm ứng? (1 điểm)
Câu 8: Giả sử bạn đang đi vào một khu rừng, bất ngờ tay đụng vào gai nhọn trên cây, bạn liền rụt tay lại, phản xạ co ngón tay khi bị kích thích là phản xạ không điều kiện hay có điều kiện? (1 điểm)	
MA TRẬN KIỂM TRA MỘT TIẾT HỌC KÌ 2 NH 2015 - 2016
 Mức độ
Nội dung
Biết
Hiểu
Vận dụng
Tổng câu/ Tổng điểm
Trao đổi chất và năng lượng ở động vật
1 câu
1 câu
2 câu
2 đ
1 đ
3 đ
Cảm ứng ở thực vật
1 câu
1 câu
1 câu
3 câu
1 đ
1 đ
1 đ
3 đ
Cảm ứng ở động vật
1 câu
1 câu
1 câu
3 câu
2đ
1 đ
1 đ
4 đ
Tổng cộng:
3 câu
5 điểm
3 câu
3 điểm
2 câu
2 điểm
8 câu
10 điểm
ĐÁP ÁN KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II ( Khối 11 )
Môn: Sinh học
ĐỀ I
Câu 1
Nêu cấu tạo và chức năng của hệ tuần hoàn? 
2 điểm
Đáp án
- Hệ tuần hoàn gồm :
+ Dịch tuần hoàn: máu hoặc hỗn hợp máu và dịch mô
+ Tim
+ Hệ thống mạch máu: động mạch, mao mạch và tĩnh mạch
- Chức năng của hệ tuần hoàn: Vận chuyển các chất từ bộ phận này đến bộ phận khác để đáp ứng cho các hoạt động sống của cơ thể. 
0.5 điểm
0.5 điểm
0.5 điểm
0.5 điểm
Câu 2
Tại sao hệ tuần hoàn của côn trùng được gọi là tuần hoàn hở? 
1 điểm
Đáp án
Hệ tuần hoàn của côn trùng được gọi là hệ tuần hoàn hở vì:
 Máu xuất phát từ tim, đi qua hệ thống động mạch, tràn vào khoang máu và trộn lẫn với nước mô tạo thành hỗn hợp máu - nước mô. 
 Sau khi tiếp xúc và trao đổi chất với tế bào, hỗn hợp máu, nước mô chui vào tĩnh mạch để về tim. 
 Như vậy máu tuần hoàn một đoạn đi ra khỏi mạch máu (tràn vào khoang máu, không có mạch nối giữa động mạch và tĩnh mạch) nên gọi là hệ tuần hoàn hở.
0.5 điểm
0.5 điểm
Câu 3
Trình bày vai trò của ứng động và hướng động trong đời sống thực vật? 
1 điểm
Đáp án
Giúp cây thích ứng với sự biến động của điều kiện môi trường, bảo đảm cho thực vật duy trì sự sống, sinh trưởng và phát triển.
1 điểm
Câu 4
Phân biệt các loại hướng động dựa vào tác nhân kích thích? 
1 điểm
Đáp án
Nội dung
Hướng sáng
Hướng đất 
Hướng hóa
Hướng nước
Hướng tiếp xúc
Tác nhân
Ánh sáng
Trọng lực
Hóa chất
Nước
Cọc leo
1 điểm
Câu 5 
Vào rừng nhiệt đới, ta gặp rất nhiều dây leo cuốn quanh những cây gỗ lớn để vươn lên cao, đó là kết quả của loại hướng động nào? 
1 điểm
Đáp án
 Là kết quả của loại hướng tiếp xúc
1 điểm
Câu 6
Quá trình truyền tin qua xináp gồm các giai đoạn nào? 
2 điểm
Đáp án
 Quá trình truyền tin qua xináp gồm các giai đoạn
- Xung thần kinh truyền đến chuỳ xináp và làm Ca2+ đi vào chuỳ xi náp.
- Ca2+ làm cho các bóng chứa chất trung gian hoá học gắn vào màng trước và vỡ ra. Chất trung gian hoá học đi qua khe xi náp đến màng sau xináp.
- Chất trung gian hoá học gắn vào thụ thể màng sau xináp làm xuất hiện điện thế hoạt động ở màng sau. Điện thế hoạt động (xung thần kinh) hình thành lan truyền đi tiếp.
0.5 điểm
0.75 điểm
0.75 điểm
Câu 7
Tại sao truyền tin qua xináp chỉ theo một chiều từ màng trước ra màng sau? 
1 điểm
Đáp án
 Vì chỉ chỉ ở chùy xináp mới có các bóng chứa các chất trung gian hóa học, chỉ có màng sau xi náp mới có các thụ quan tiếp nhận các chất này.
1 điểm
Câu 8
Giả sử bạn đang đi chơi, bất ngờ gặp một con chó dại ngay trước mặt, lúc đó bạn có các phản ứng khác nhau như bỏ chạy, đứng im, tìm gậy đánh đổi.Đây là phản xạ không điều kiện hay có điều kiện?
1 điểm
Đáp án
Đây là phản xạ có điều kiện
1 điểm
ĐÁP ÁN KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II ( Khối 11 )
Môn: Sinh học
ĐỀ II
Câu 1
Mô tả chu kì tim và sự biến đổi huyết áp trong hệ mạch? 
2 điểm
Đáp án
- Chu kì tim: là một lần co và giãn nghỉ của tim. Tâm nhĩ co hết 0.1s và giãn nghỉ 0.7s. Khi tâm nhĩ ngừng co thì tâm thất co. Tâm thất co 0.3s và nghỉ 0.5s. Như vậy, thời gian làm việc của tâm nhĩ và tâm thất đều ngắn hơn thời gian nghỉ, chính vì vậy mà tim có thể hoạt động liên tục trong thời gian rất dài. Nếu tính chung hoạt động của cả tâm nhĩ và tâm thất thì thời gian tim co là 0.4s và thời gian nghỉ là 0.4s.
 - Sự biến đổi huyết áp trong hệ mạch: Huyết áp giảm dần trong hệ mạch: huyết áp cao nhất ở động mạch chủ rồi giảm dần trong các động mạch có tiết diện nhỏ hơn rồi đến mao mạch, đến tiểu tĩnh mạch, rồi đến tĩnh mạch có tiết diện lớn hơn và huyết áp gần bằng 0 khi đến tĩnh mạch chủ.
1 điểm
1 điểm
Câu 2
Tại sao tuần hoàn của cá, lưỡng cư, bò sát, chim và thú được gọi là tuần hoàn kín? 
1 điểm
Đáp án
Vì : 
 Máu từ tim bơm đi lưu thông liên tục trong mạch kín, từ động mạch qua mao mạch, tĩnh mạch về tim. 
 Do máu chảy lưu thông trong mạch và không tiếp xúc trực tiếp với các tế bào mà thông qua dịch mô nên gọi là hệ tuần hoàn kín
0.5 điểm
0.5 điểm
Câu 3
Nêu đặc điểm cảm ứng ở thực vật? 
1 điểm
Đáp án
Cảm ứng ở thực vật: Phản ứng chậm, phản ứng khó nhận thấy, hình thức phản ứng kém đa dạng
1 điểm
Câu 4
Dựa vào định nghĩa phân biệt ứng động sinh trưởng và ứng động không sinh trưởng? 
1 điểm
Đáp án
Ứng động không sinh trưởng
Ứng động sinh trưởng
Vận động chỉ liên quan đến sức trương nước, lan truyền kích thích cơ học hay hóa học
Vận động liên quan đến sự phân chia và lớn lên khác nhau của các tế bào hai phía đối diện của cây
1 điểm
Câu 5
Sự vận động nở hoa thuộc ứng động nào? 
1 điểm
Đáp án
Sự vận động nở hoa thuộc ứng động sinh trưởng
1 điểm
Câu 6
Ở động vật có tổ chức thần kinh, cung phản xạ gồm những bộ phận nào? 
2 điểm
Đáp án
 Các thành phần của cung phản xạ: 
- Bộ phận tiếp nhận kích thích (thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm)
- Đường dẫn truyền vào (đường cảm giác)
- Bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin để quyết định hình thức và mức độ cảm ứng (hệ thần kinh)
- Đường dẫn truyền ra (đường vận động)
- Bộ phận thực hiện phản ứng (cơ, tuyến)
0.5 điểm
0.25 điểm
0.5 điểm
0.25 điểm
0.5 điểm
Câu 7
Phân biệt phản xạ và cảm ứng? 
1 điểm
Đáp án
- Phản xạ là những phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích của bên trong hoặc bên ngoài cơ thể thông qua hệ thần kinh
- Khái niệm phản ứng rộng hơn khái niệm phản xạ. Cảm ứng là khả năng tiếp nhận kích thích và phản ứng lại các kích thích từ môi trường sống để đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển.
0.5 điểm
0.5 điểm
Câu 8
Giả sử bạn đang đi vào một khu rừng, bất ngờ tay đụng vào gai nhọn trên cây, bạn liền rụt tay lại, phản xạ co ngón tay khi bị kích thích là phản xạ không điều kiện hay có điều kiện? 
1 điểm
Đáp án
Đây là phản xạ không điều kiện
1 điểm

Tài liệu đính kèm:

  • docKT giua HKII Sinh 11 (Huong).doc