Đề kiểm tra giữa học kì II môn Địa lí Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Tản Lĩnh

docx 3 trang Người đăng Trịnh Bảo Kiên Ngày đăng 05/07/2023 Lượt xem 266Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì II môn Địa lí Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Tản Lĩnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra giữa học kì II môn Địa lí Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Tản Lĩnh
 UBND HUYỆN BA VÌ
TRƯỜNG THCS TẢN LĨNH
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
NĂM HỌC: 2021 – 2022
Môn: Địa Lí - Lớp 7
Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề)
I. TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái trước đáp án đúng nhất hoặc thực hiện theo yêu cầu câu hỏi:
Câu 1: Nơi hẹp nhất của châu Mĩ là eo đất Pa-na-ma rộng không đến
A. 40 km.	B. 50 km.	C. 60 km.	D. 70 km.
Câu 2: Kênh đào Pa-na-ma nối liền hai đại dương nào?
A. Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.	B. Ấn Độ Dương và Bắc Băng Dương.
C. Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương.	D. Thái Bình Dương và Bắc Băng Dương.
Câu 3: Thành phần chủng tộc ở châu Mĩ đa dạng do
A. lịch sử nhập cư.	B. khí hậu phân hóa đa dạng.
C. là nơi giao nhau của các luồng di dân.	D. nguồn nước dồi dào.
Câu 4: Miền núi Cooc-đi-e kéo dài 
A. 7000 km.	B. 8000 km.	C. 9000 km.	D. 10000 km.
Câu 5: Đặc điểm nào sau đây không đúng với dãy núi A-pa-lat ở Bắc Mĩ ?
A. Là dãy núi trẻ, tương đối cao	B. Chạy theo hướng đông bắc - tây nam
C. Chứa nhiều than và sắt	D. Phần bắc cao 400m - 500m, phần nam cao 1000m - 1500m.
Câu 6: Đâu là hạn chế trong sản xuất nông nghiệp ở Bắc Mĩ?
A. Công nghệ sinh học được ứng dụng mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp.
B. Nhiều nông sản có giá thành cao nên thường bị cạnh tranh trên thị trường.
C. Có điều kiện tự nhiên thuận lợi và kĩ thuật sản xuất tiên tiến.
D. Mê-hi-cô là một trong những nước đi đầu thực hiện cuộc Cách mạng xanh.
Câu 7: Nông nghiệp Hoa Kì và Ca-na-đa có đặc điểm là 
A. tỉ lệ lao động trong nông nghiệp rất cao.	B. có diện tích đất nông nghiệp nhỏ.
C. xuất khẩu nông sản hàng đầu thế giới.	D. canh tác theo lối quảng canh là chủ yếu.
Câu 8: Ở Trung và Nam Mĩ, rừng xích đạo xanh quanh năm phát triển ở 
A. quần đảo Ăng - ti.	B. phía đông eo đất Trung Mĩ.
C. đồng bằng A-ma-dôn.	D. sơn nguyên Pa-ta-gô-ni.
Câu 9: Đặc điểm nào sau đây không đúng với tự nhiên quần đảo Ăng-ti?
A. Phía đông các đảo mưa ít nên phát triển xavan và rừng thưa, cây bụi.
B. Gồm các đảo bao quanh biển Ca-ri-bê.
C. Là một vòng cung gồm vô số các đảo lớn nhỏ.
D. Kéo dài từ cửa vịnh Mê-hi-cô đến bờ đại lục Nam Mĩ.
Câu 10: Dãy núi trẻ chạy dọc phía tây của Nam Mĩ là 
A. Nê-va-đa.	B. Trường Sơn.	
C. Roc-ki.	D. An-đet.
Câu 11: Ba khu vực địa hình ở Nam Mĩ từ tây sang đông lần lượt là 
A. sơn nguyên, núi, đồng bằng.	B. núi, sơn nguyên, đồng bằng.
C. núi, đồng bằng, sơn nguyên.	D. sơn nguyên, đồng bằng, núi.
Câu 12: Đồng bằng Ô-ri-nô-cô ở Nam Mĩ có đặc điểm nổi bật là 
A. nhiều cát và ít phù sa.	B. cao dần về phía dãy An-đét.
C. hẹp và nhiều đầm lầy.	D. rộng và bằng phẳng.
Câu 13: Kiểu khí hậu nào sau đây không có ở Nam Mĩ?
A. Xích đạo.	B. Nhiệt đới.	C. Ôn đới.	D. Hàn đới.
Câu 14: Đặc điểm nào sau đây không đúng với sơn nguyên Bra-xin ở Nam Mĩ?
A. Đất tốt, khí hậu nóng và ẩm ướt nên rừng cây phát triển rậm rạp.
B. Hình thành lâu đời, bị bảo mòn mạnh, trở thành miền đồi, núi thấp.
C. Bề mặt sơn nguyên Bra-xin bị cắt xẻ.
D. Rìa phía đông có nhiều dãy núi khá cao xen các cao nguyên núi lửa.
Câu 15: Nơi nào ở Bắc Mĩ có dân cư thưa thớt nhất?
A. Dải đồng bằng hẹp ven Thái Bình Dương.	B. Bán đảo A-la-xca và phía bắc Ca-na-đa.
C. Phía nam của Hồ Lớn.	D. Duyên hải Đông Bắc Hoa Kì.
Câu 16: Dân cư Bắc Mĩ phân bố rất không đồng đều giữa miền bắc và miền nam, giữa phía tây và phía đông là do chịu ảnh hưởng của 
A. tâm lí thích thay đổi chỗ ở.	B. sự phân hóa của thảm thực vật.
C. sự phân hóa về tự nhiên.	D. nền văn hóa ngoại lai.
Câu 17: Nơi tập trung đông dân nhất ở Bắc Mĩ là 
A. ven vịnh Mê-hi-cô.	B. bán đảo A-la-xca và phía bắc Ca-na-đa.
C. đồng bằng hẹp ven Thái Bình Dương. D. vùng duyên hải Đông Bắc Hoa Kì.
Câu 18: Hoa Kì và Ca-na-đa phát triển được nền nông nghiệp hàng hóa với quy mô lớn do
A. tập trung nhiều nhà khoa học giỏi nhất trên thế giới.
B. tỉ lệ lao động trong nông nghiệp rất lớn.
C. diện tích đất nông nghiệp lớn và trình độ khoa học kĩ thuật tiên tiến.
D. người dân có trình độ chuyên môn rất cao.
Câu 19: Ven vịnh Mê-hi-cô là nơi
A. trồng cây công nghiệp nhiệt đới và cây ăn quả.
B. trồng cây lương thực và cây ăn quả.	
C. trồng nhiều lúa mì và ngô.
D. trồng nhiều cây ăn quả như cam, chanh, nho.
Câu 20: Đặc điểm nào sau đây không đúng với sông A-ma-dôn ở Nam Mĩ?
A. Lượng nước lớn nhất thế giới.
B. Nằm cả ở nửa cầu Bắc và nửa cầu Nam.
C. Dài nhất thế giới.
D. Có hơn 500 phụ lưu lớn nhỏ.
Câu 21: (1,0 điểm) 
 Chế độ sở hửu ruộng đất ở Trung và Nam Mĩ còn (1).........................Nền nông nghiệp của nhiều quốc gia bị lệ thuộc vào (2).....................Các nông sản chủ yếu là cây (3).............................và cây ăn quả, một số nước ở Nam Mĩ phát triển cây lương thực, chăn nuôi gia súc với (4)...................lớn.
 Câu 22: (1,0 điểm) Hãy nối các ý ở cột A (đặc điểm) với các ý ở cột B (nội dung) rồi điền kết quả vào cột C:
A - Đặc điểm
B - Nội dung
C- Kết quả 
1. Châu Mĩ trãi dài.
a. Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.
1 
2. Kênh đào pa-na-ma nối liền với.
b. Cực bắc đến tận cực Nam.
2 
3. Địa hình châu Mĩ chia làm. 
c. 42 triệu km2.
3 
4. Châu Mĩ rộng.
d. Ba khu vực địa hình.
4 
e. 45 triệu km2.
II. TỰ LUẬN: (3,0 điểm )
Câu 1: (2,0 điểm) Trình bày đặc điểm dân cư của Trung và Nam Mĩ? Nêu những vấn đề xã hội nảy sinh do đô thị hoá tự phát ở Trung và Nam Mĩ? 
Câu 2: (1,0 điểm) Cho bảng số liệu sau:
Cơ cấu GDP của các nước ở Bắc Mĩ (Năm 2001)
Tên nước
Cơ cấu trong GDP (%)
Công nghiệp
Nông nghiệp
Dịch vụ
Ca-na-đa
27
5
68
Hoa Kì
26
2
72
Mê-hi-cô
28
4
68
Dựa vào bảng số liệu trên nhận xét tỉ trọng ngành vụ trong cơ cấu GDP của các nước ở Bắc Mĩ?

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_hoc_ki_ii_mon_dia_li_lop_7_nam_hoc_2021_202.docx