Ngày soạn: 27/10/2022 Ngày dạy: 2/11/2022 Tiết 18 - KIỂM TRA GIỮA KÌ I I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Kiểm tra những yêu cầu kiến thức, kỹ năng của chương I từ tiết 1 đến hết tiết 16. - Nắm bắt khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức đã học của học sinh. 2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng giải toán. - Rèn luyện kĩ năng hệ thống, khái quát hoá kiến thức. 3. Thái độ: - Yêu thích, hứng thú học tập bộ môn. II. CHUẨN BỊ: - GV: Đề kiểm tra. - HS: Ôn lại kiến thức chương I từ tiết 1 đến tiế 16, xem lại các bài tập đã giải. MA TRẬN, BẢN ĐẶC TẢ VÀ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I NĂM HỌC 2022-2023 MÔN: VẬT LÍ 9 – THỜI GIAN LÀM BÀI: 45 phút 1) Khung ma trận - Thời điểm kiểm tra: Tuần 9, khi kết thúc bài 15: Thực hành xác định công suất của dụng cụ điện. - Thời gian làm bài: 45 phút. - Hình thức kiểm tra: Trắc nghiệm. - Cấu trúc: - Mức độ đề: 40% Nhận biết; 30% Thông hiểu; 20% Vận dụng; 10% Vận dụng cao - Phần trắc nghiệm: 7,0 điểm, (gồm 20 câu hỏi: nhận biết: 12 câu, thông hiểu: 5 câu, vận dụng: 3 câu, vận dụng cao: 0 câu ), mỗi câu 0,35 điểm; - Phần tự luận: 3,0 điểm, ( gồm 2 câu hỏi: nhận biết: 0 câu, thông hiểu: 0 câu, vận dụng: 1 câu, vận dụng cao: 1 câu ); STT Chủ đề MỨC ĐỘ Tổng số câu TN/ Tổng số ý TL Điểm số Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao TL Trắc nghiệm TL Trắc nghiệm TL TN TL TN TL TN 1 Sự phụ thuộc của CĐDĐ vào HĐT (1 tiết) 1 1 0,35 2 Điện trở dây dẫn - Định luật Ôm (2 tiết) 4 1 1 6 2,1 3 Đoạn mạch nối tiếp, song song (3 tiết) 2 2 1 5 1,75 4 Sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài, tiết diện và vật liệu làm dây dẫn (5 tiết) 2 1 1 1 3 2,3 5 Công suất điện- Điện năng. (5 tiết) 3 1 1 1 1 5 3,5 Số câu TN/ Số ý TL (Số YCCĐ) 12 5 1 3 1 2 20 10,0 Điểm số 4,2 1,75 1,25 1,05 1,75 3,0 7,0 10,0 Tổng số điểm 4,0 điểm 3,0 điểm 2,0 điểm 1,0 điểm 10 điểm 10 điểm 2. Bản đặc tả. Nội dung Mức độ Yêu cầu cần đạt Số câu hỏi Câu hỏi TL (Số ý) TN (Số câu) TL TN Sự phụ thuộc của CĐDĐ vào HĐT Nhận biết - Nêu được cách bố trí và tiến hành thí nghiệm khảo sát sự phụ thuộc của cường độ dòng điện I vào hiệu điện thế U giữa hai đầu dây dẫn. 1 C5 Thông hiểu - Phân tích được số liệu và nêu được kết luận về quan hệ giữa I, U từ số liệu thực nghiệm. Vận dụng - Vẽ và sử dụng được đồ thị biểu diễn mối quan hệ I, U từ số liệu thực nghiệm. Điện trở dây dẫn- Định luật Ôm Nhận biết - Phát biểu được định luật Ôm đối với đoạn mạch có điện trở. - Nêu được điện trở của mỗi dây dẫn đặc trưng cho mức độ cản trở dòng điện của dây dẫn đó. - Nhận biết sơ đồ mạch điện đo R bằng vôn kế và ampe kế. 1 1 1 C2 C1 C8 - Viết được công thức định luật Ohm: I=U/R; Nêu ý nghĩa và đơn vị các đại lượng trong công thức. Nêu được đơn vị của điện trở 1 C20 Thông hiểu - Nêu được điện trở của một dây dẫn được xác định như thế nào và có đơn vị đo là gì. 1 C7 Vận dụng cao - Sử dụng kiến thức đã học để giải thích một số hiện tượng khi có sự tham gia của biến trở trong mạch điện và giải bài tập về đl Ôm 1 C17 Đoạn mạch nối tiếp, đoạn mạch song song Nhận biết -Viết được công thức tính điện trở tương đương đối với đoạn mạch nối tiếp, đoạn mạch song song gồm nhiều nhất ba điện trở.- Biết được trong đoạn mạch có các yếu tố nối tiếp: I=I1=I2==In; U=U1+U2++Un - Biết được trong đoạn mạch có các yếu tố song song: I=I1+I2++In; U=U1=U2==Un - Viết được công thức tính điện trở tương đương của đoạn mạch gồm hai điện trở mắc song song: 1 1 C4 C3 Thông hiểu - Phát biểu được định luật Ôm đối với một đoạn mạch có điện trở. - Xác định được điện trở của một đoạn mạch bằng vôn kế và ampe kế. 2 C9, C12 Vận dụng Vận dụng được định luật Ôm cho đoạn mạch gồm nhiều nhất ba điện trở thành phần. 1 1 C 21 C10 Sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài, tiết diện và vật liệu làm dây dẫn Nhận biết - Xác định được bằng thí nghiệm mối quan hệ giữa điện trở của dây dẫn với độ dài, tiết diện và với vật liệu làm dây dẫn. - Nêu được điện trở của các dây dẫn có cùng tiết diện, cùng chất thì tỉ lệ thuận với chiều dài của dây. - Nêu được điện trở của các dây dẫn có cùng chiều dài, cùng chất thì tỉ lệ nghịch với tiết diện của dây. - Nêu được điện trở của các dây dẫn có cùng chiều dài, cùng tiết diện mà được làm từ các vật liệu khác nhau thì khác nhau. - Nêu được (không yêu cầu thành lập): Công thức tính điện trở của một đoạn dây dẫn (theo độ dài, tiết diện, điện trở suất). - Nhận biết được các loại biến trở. 1 1 C6 C11 Thông hiểu - Sử dụng công thức đã cho để tính được điện trở của một đoạn dây dẫn - Nêu được nguyên tắc hoạt động của biến trở trong mạch điện. 1 C15 Vận dụng - Vận dụng được công thức R = r và giải thích được các hiện tượng đơn giản liên quan tới điện trở của dây dẫn. - Giải thích được nguyên tắc hoạt động của biến trở con chạy. Sử dụng được biến trở để điều chỉnh cường độ dòng điện trong mạch. - Vận dụng được định luật Ôm và công thức R = r để giải bài toán về mạch điện sử dụng với U không đổi, trong đó có mắc biến trở. 1 C 21 Công suất điện- Điện năng Nhận biết - Viết được các công thức tính công suất điện và điện năng tiêu thụ của một đoạn mạch. - Nêu được một số dấu hiệu chứng tỏ dòng điện mang năng lượng. - Nêu được tác dụng nhiệt của dòng điện: Khi dòng điện chạy qua vật dẫn thông thường thì một phần hay toàn bộ điện năng được chuyển hoá thành nhiệt năng. 3 C13, C14, C19 Thông hiểu - Lấy ví dụ để chứng tỏ được dòng điện có năng lượng. - Nêu được ý nghĩa các trị số vôn và oat có ghi trên các thiết bị tiêu thụ điện năng. - Chỉ ra được sự chuyển hoá các dạng năng lượng khi đèn điện, bếp điện, bàn là, nam châm điện, động cơ điện hoạt động. 1 C18 Vận dụng - Xác định được công suất điện của một đoạn mạch bằng vôn kế và ampe kế. Vận dụng được các công thức P = UI, A = P t = UIt đối với đoạn mạch tiêu thụ điện năng. 1 C16 Vận dụng cao - Tính được năng lượng của dòng điện và công suất điện trong trường hợp với các dụng cụ mắc nối tiếp, mắc song song. 1 C22 3. Đề kiểm tra. UBND HUYỆN BA VÌ TRƯỜNG THCS TẢN LĨNH ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I Môn: Vật lí lớp 9 Năm học: 2022 - 2023 Thời gian: 45 phút ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM: Câu 1. Điện trở của vật dẫn là đại lượng A. đặc trưng cho mức độ cản trở hiệu điện thế của vật. B. tỉ lệ với hiệu điện thế đặt vào hai đầu vật và tỉ lệ nghịch với cường độ dòng điện chạy qua vật. C. đặc trưng cho tính cản trở dòng điện của vật dẫn. D. tỉ lệ với cường độ dòng điện chạy qua vật và tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế đặt vào hai đầu vật. Câu 2. Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào đúng với nội dung định luật Ôm? A. Cường độ dòng điện trong dây dẫn tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và tỉ lệ thuận với điện trở của dây dẫn. Biểu thức: B. Cường độ dòng điện trong dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây dẫn. Biểu thức: C. Cường độ dòng điện trong dây dẫn tỉ lệ với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và tỉ lệ với điện trở của dây dẫn. Biểu thức: D. Cường độ dòng điện trong dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và không phụ thuộc vào điện trở của dây dẫn. Biểu thức: Câu 3. Công thức tính điện trở tương đương đối với đoạn mạch gồm hai điện trở mắc song song là: A. Rtđ = R1 + R2 B. Rtđ = C. Rtđ = D. Rtđ = Câu 4. Trong đoạn mạch gồm hai điện trở mắc nối tiếp, thì : A. U = U1 = U2; I = I1 + I2; RTĐ = R1 + R2 B. U = U1 + U2; I = I1 = I2; RTĐ = R1 + R2. C. U = U1 + U2; I = I1 + I2; RTĐ = R1 + R2. D. U = U1 = U2; I = I1 = I2; RTĐ = R1 + R2. Câu 5. Tìm sơ đồ mạch điện vẽ đúng trong thí nghiệm xác định giá trị điện trở của một đoạn mạch nhờ ampe kế và vôn kế. C. D. V K R + - + - + - A A K R + - - + + - V A. B. A K R + - + - + - V A K R + - + - - + V Câu 6. Công thức xác định điện trở của một dây dẫn là A. B. C. D. Câu 7. Một dây dẫn có điện trở 40W chịu được dòng điện có cường độ lớn nhất là 250mA. Hiệu điện thế lớn nhất có thể đặt giữa hai đầu dây dẫn đó là: A. 6V. B. 8V. C. 10V. D. 12V. Câu 8. Kết luận nào sau đây là sai? A. Điện trở dây dẫn tỉ lệ thuận với chiều dài của dây dẫn. B. Điện trở dây dẫn tỉ lệ nghịch với tiết diện của dây dẫn. C. Điện trở dây dẫn không phụ thuộc vào vật liệu làm dây dẫn. D. Điện trở dây dẫn phụ thuộc vào vật liệu làm dây dẫn. Câu 9. Cho đoạn mạch gồm 2 điện trở R1 = 30W; R2 = 60W mắc nối tiếp với nhau. Điện trở tương đương Rtđ của đoạn mạch có giá trị A. 30W. B. 20W. C. 90W. D. 1800W. Câu 10. Một đoạn mạch gồm hai điện trở R1 = 10W và R2 = 20W mắc nối tiếp với nhau vào hai điểm có hiệu điện thế 12V. Cường độ dòng điện qua đoạn mạch là: A. 1,2A. B. 0,3A. C. 0,4A. D. 0,6A. Câu 11. Hình vẽ không dùng để kí hiệu biến trở là A B C D Câu 12. Cho 2 điện trở R1 = 30W; R2 = 20W được mắc song song với nhau. Điện trở tương đương Rtđ của đoạn mạch là A. 10W. B. 12W. C. 50W. D. 600W. Câu 13. Công thức để xác định công của dòng điện sản ra trong một đoạn mạch: A. A = U.I2.t B. A = U2.I.t C. A = U.I.t D. A = U.R.t Câu 14. Trong các công thức tính công suất điện dưới dây, công thức không đúng là A. P = RI2 B. P = UI C. P = D. P = UI2 Câu 15. Một dây dẫn bằng nikêlin dài 20m, tiết diện 0,05mm2. Điện trở suất của nikêlin là 0,4.10-6W.m. Điện trở của dây dẫn là: A. 0,16W. B. 1,6W. C. 16W. D. 160W. Câu 16. Một bàn là có ghi 220V-1000W hoạt động với hiệu điện thế 220V. Điện trở và cường độ dòng điện chạy qua bàn là khi đó là: A. 48,4W và 4,55A. B. 484W và 4,545A. C. 4,84W và 4,55A. D. 48,4W và 45,45A. Câu 17. Khi đặt vào hai đầu dây dẫn một hiệu điện thế 6V thì cường độ dòng điện qua dây dẫn là 200 mA . Điện trở của dây dẫn là : A. 0,03 Ω B. 1200 Ω C. 30 Ω D. 1,2 Ω Câu 18. Công tơ điện của một gia đình có số chỉ trong một tháng là 768kWh. Điều đó cho biết: A. Lượng điện năng mà gia đình đó tiêu thụ là 768 KJ B. Công của dòng điện là 768kWh C. Mỗi tháng lượng điện năng gia đình đó tiêu thụ là 768kWh. D. Tháng đó gia đình đó tiêu thụ lượng điện năng là 768 kWh. Câu 19. 1kWh có giá trị là bao nhiêu Jun(J) A. 3600J. B. 36000J. C. 3.104J. D. 3600000J. Câu 20. Đơn vị đo điện trở là? A. Ampe B. Ôm C. Oát D. Vôn B. TỰ LUẬN. (3 điểm). Câu 21. Một dây dẫn bằng nicrom dài 30m, tiết diện 0,3 mm2 được mắc vào hiệu điện thế 220V. Tính cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn này. Biết điện trở suất của nicrom là 1,10. 10-6 Ωm. Câu 22. Một đoạn mạch gồm một bóng đèn có ghi 6V-4,5W được mắc nối tiếp với một biến trở và được đặt vào hiệu điện thế không đổi 9V (hình vẽ). Điện trở dây nối rất nhỏ. Đóng công tắc K đèn sáng bình thường. Tính số chỉ của ampe kế? Tính điện trở, công suất tiêu thụ điện của biến trở khi đó và công của dòng điện sản ra ở toàn mạch trong 5 phút. 4. Hướng dẫn chấm. A. TRẮC NGHIỆM. Mỗi câu trả lời đúng được 0,35đ Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 Câu 9 Câu 10 D B C B B C C C C C Câu 11 Câu 12 Câu 13 Câu 14 Câu 15 Câu 16 Câu 17 Câu 18 Câu 19 Câu 20 C B C D D A C D D B B. TỰ LUẬN. 3 điểm. Đáp án Điểm Câu 21. ( 1,25 điểm): – Tóm tắt: l = 30m; S = 0,3mm2 = 0,3.10-6 m2; ρ = 1,10. 10-6 Ωm; U = 220V. I = ? Điện trở của dây dẫn là = 1,10.10-6.300,3.10-6 = 110 (Ω) - Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn là: I = UR = 220110 = 2 (A) Câu 22. ( 1,75 điểm): a) Bóng đèn sáng bình thường nên số chỉ của ampe kế đúng bằng cường độ dòng điện định mức chạy qua đèn. I = PĐUĐ = 4,56 = 0,75 (A) b) Hiệu điện thế giữa hai đầu biến trở là: Ub = U – UĐ = 9 – 6 = 3(V) Điện trở của biến trở khi đó là: Rb = UbI = 30,75 = 4(Ω) Công suất tiêu thụ điện năng của biến trở là: Pb = I2.Rb = 0,752. 4 = 2,25 (W) Công của dòng điện sản ra ở toàn mạch trong 5 phút là: A = UIt = 9.0,75.5.60 = 2025 (J). 0,25 0,5 0,5 0,25 0,25 0,25 0.25 0,25 0.5 BGH kí duyệt Tổ CM kí duyệt Người thẩm định Người lập Nguyễn Thị Quỳnh Hạnh Vũ Thị Hiếu Phùng Thị Thu Trang
Tài liệu đính kèm: