Đề kiểm tra giữa học kì I môn Vật lí Lớp 8 - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Yên Thắng (Có đáp án)

docx 4 trang Người đăng Trịnh Bảo Kiên Ngày đăng 27/09/2023 Lượt xem 374Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì I môn Vật lí Lớp 8 - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Yên Thắng (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra giữa học kì I môn Vật lí Lớp 8 - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Yên Thắng (Có đáp án)
PHÒNG GD&ĐT HUYỆN LANG CHÁNH 
TRƯỜNG THCS YÊN THẮNG
 KIỂM TRA HỌC KỲ I
 NĂM HỌC: 2022 – 2023
 MÔN: VẬT LÍ – LỚP: 8
Thời gian làm bài 45 phút
(Không kể thời gian ra đề)
Phần I:TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
(Em hãy chọn phương án trả lời đúng cho các câu hỏi sau)
Câu 1:Muốn tăng áp suất ta cần phải:
A.Giảm diện tích mặt tiếp xúc,tăng áp lực
B.Giảm áp lực
C.Tăng diện tích mặt tiếp xúc 
D.Tăng diện tích mặt tiếp xúc,tăng áp lực
Câu 2:Đơn vị nào không được dùng để đo áp suất khí quyển?
A.Pa B.mmHg C.m/s D.atm
Câu 3 :Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về quán tính:
A.Khối lượng của vật càng lớn thì quán tính của vật càng nhỏ
B.Quán tính là lực cản đối với sự thay đổi vận tốc của một vật
C.Tính ì làm vật không thể đột ngột giảm vận tốc
D.Tính đà làm vật không thể đột ngột tăng vận tốc 
Câu 4:Một quyển sách nằm trên một mặt bàn nghiêng mà không bị rơi là nhờ có:
A.Lực ma sát trượt
B.Quán tính
C.Lực ma sát lăn
D.Lực ma sát nghỉ
Câu 5:Công thức tính áp suất là:
A. p=F.s B.p=SF C.p= FS D.p=d.V
Câu 6:Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về áp suất của chất lỏng:
A.Áp suất của các chất lỏng dầu,xăng,nước tác dụng lên thành cùng một bình chứa ở cùng một độ cao là như nhau
B.Chất lỏng gây áp suất theo mọi phương lên bề mặt bình chứa
C.Chất lỏng gây áp suất lên những vật đang nằm bên trong lòng chất lỏng đó
D.Càng xuống sâu so với mặt thoáng,áp suất chất lỏng càng tăng
Câu 7:Một vật lơ lửng trong chất lỏng khi:
A.FA =0
B.FA > P
C.FA< P
D.FA - P = 0
Câu 8 :Chuyển động đều là chuyển động có:
A.Vận tốc tăng dần theo thời gian
B.Vận tốc không đổi theo thời gian
C.Vận tốc giảm dần theo thời gian
D.Vận tốc bằng không
Phần II:TỰ LUẬN (6 điểm)
Bài 1: Một viên gạch có khối lượng 2kg rơi từ độ cao 2,5m xuống đất.Tính công của trọng lực tác dụng lên viên gạch
 Bài 2:Xe máy đi từ A đến B với vận tốc 30km/h.Ô tô đi từ B đến A với vận tốc 60km/h.Sau một khoảng thời gian hai xe gặp nhau.Biết quãng đường AB dài 180km.Tính quãng đường xe máy đi dược và ô tô đi được và thời gian hai xe gặp nhau
 Bài 3:Một bình hình trụ có chiều cao 20cm chứa đầy nước.Biết khối lượng riêng của nước là 10000N/m3
 a,Tính áp suất của nước tại vị trí điểm A nằm cách đáy bình 5cm.
 b,Đổ đi một nửa lượng nước trong bình.Biết áp suất tại điểm B là 400 Pa.Hỏi giữa điểm B và điểm A điểm nào nằm gần đáy bình hơn.
HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI THI KIỂM TRA HỌC KÌ 1 VẬT LÍ 8
I.Trắc nghiệm(4đ)
0,5đ/1 câu đúng
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
A
C
B
D
C
A
D
B
II.Tự luận (6đ)
Câu 1
(1,5đ)
-Độ lớn của trọng lực là:
 F=mg=10.2=20N
-Công của trọng lực tác dụng lên vật là:
 A=F.s=20.2,5=50 (J)
(0,5đ) Tính được độ lớn của trọng lượng
(0,5đ)Viết đúng công thức tính công)
(0,5đ)Tính ra kết quả
Câu 2
(2,5đ)
-Thời gian ô tô đi đến khi gặp nhau là:
t = S(ô tô)v(ô tô) = S(Ô tô)60
-Thời gian xe máy đi đến khi gặp nhau là:
t = S(xe máy)v(xe máy) = S(Xe máy)30
-Vì hai xe gặp nhau nên thời gian di chuyển của hai xe bằng nhau
→S(Ô tô)60 = S(Xe máy)30 
→S(Ô tô)S(Xe máy) = 2
-S(Ô tô)=2S(Xe máy)
-Lại có hai xe cùng chuyển động trên quãng đường AB
→S(Ô tô)+S(Xe máy)=180 (km)
→2S(Xe máy)+S(Xe máy)=180
→3S(Xe máy)=180
→S(Xe máy)=60 (km)
→S(Ô tô)=180-S(Xe máy)
 =180-60=120(km)
-Thời gian hai xe gặp nhau là:t= S(Ô tô)60= 12060 = 2(h)
(0,5đ) Viết được biểu thức tính thời gian của hai xe.
(0,5đ) Viết được biểu thức mối quan hệ quãng đường hai xe di chuyển
(0,5đ)Tính được quãng đường ô tô đã di chuyển
(0,5đ)Tính được quãng đường xe máy đã di chuyển
(0,5đ)Tính được thời gian hai xe gặp nhau
Câu 3
(2đ)
a,-Độ cao từ điểm A lên đến mặt thoáng của nước là:
 hA =20-5=15 cm
-Đổi 15cm=0,15m
-Áp suất của nước tại điểm A là:
 p=d.h=10000.0,15=1500 pa
b,Chiều cao cột nước sau khi đổ đi là
 hnước = 202 =10 cm
-Độ cao của điểm B đến mặt thoáng của nướ là:
 hB = pd = 40010000 = 0,04m=4cm
-Khoảng cách từ điểm B tới đáy là
 10-4=6cm
Điểm A cách đáy 5cm vậy điểm A gần đáy hơn điểm B
 (0,5đ)
 (0,5đ)
(0,5đ)
(0,5đ)

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_hoc_ki_i_mon_vat_li_lop_8_nam_hoc_2022_2023.docx