Đề kiểm tra giữa học kì I môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học: 20172018 - Trường Tiểu học Thượng Lâm

doc 9 trang Người đăng duthien27 Lượt xem 1039Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì I môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học: 20172018 - Trường Tiểu học Thượng Lâm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra giữa học kì I môn Tiếng Việt  Lớp 5 - Năm học: 20172018 - Trường Tiểu học Thượng Lâm
PHÒNG GD & ĐT HUYỆN MỸ ĐỨC
KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
TRƯỜNG TH THƯỢNG LÂM
Môn: Tiếng Việt – Lớp 5
Năm học : 2017 - 2018
Thời gian làm bài : 60 phút
(Không kể thời gian đọc thành tiếng.)
PHÒNG GD & ĐT HUYỆN MỸ ĐỨC
KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
TRƯỜNG TIỂU HỌC PHÚC LÂM
Môn: Tiếng Việt – Lớp 5
Năm học : 2017 - 2018
Thời gian làm bài :60 phút
(Không kể thời gian đọc thành tiếng.)
Họ và tên học sinh :Lớp 5
 Điểm
Đ..................
V..................
TB...............
 Giám thị
................................
 Lời nhận xét, chữ kí của giám khảo
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
A. KIỂM TRA ĐỌC(10 điểm)
I. ĐỌC THÀNH TIẾNG ( 3 điểm)
Học sinh bắt thăm bài đọc ( đọc và trả lời câu hỏi ). Từ tuần 1 đến tuần 9.
II. ĐỌC THẦM VÀ LÀM BÀI TẬP ( 7 điểm – 30 phút )
 Thu vàng diễm lệ ở En- giơ - lân
 Cứ mỗi độ thu sang, người dân ở khắp nơi lại đổ về Niu En- giơ-lân để chiêm ngưỡng vẻ đẹp diễm lệ của mùa thu vàng nơi đây. Với địa hình đồi núi đa dạng tiêu biểu cho vùng Đông bắc, mùa thu Niu En-giơ-lân đẹp hơn bất cứ nơi đâu trên đất nước Mĩ. Nó trở thành miền đất ước ao được một lần đặt chân của du khách yêu thích khám phá sự kỳ diệu của thiên nhiên.
 Dưới bầu trời trong xanh là những ngọn đồi, núi, cao, thấp nhấp nhô, trập trùng với muôn màu sắc. Màu vàng nhạt, vàng rực, da cam, đỏ thẫm, đỏ tươinhư thắp lửa tỏa sáng rực rỡ nổi bật giữa sắc xanh cảu những cây không rụng lá về mùa đông. Những con đường mềm mại uốn lượn từ ngọn đồi này sang ngọn đồi khác. Bên đường là những ngôi nhà xinh xắn ẩn hiện dưới những vòm lá đủ màu cùng với dòng xe đi lại tấp nập làm cho khung cảnh En- giơ-lân trở nên rất sống động. Khắp nơi, đâu đâu cũng thấy màu của lá. Lá rực rỡ trên cây, lá rải thảm ở dưới đất, trên những vỉa hè ở đường phố, trên những con đường trong công viên.
 Khi tất cả những chiếc lá ở trên cây đồng loạt chuyển màu, ấy là lúc mùa lá vàng đã vào thời kỳ đỉnh điểm. Tất cả bừng sáng, lung linh sắc màu huyền ảo để chỉ sau đó vài hôm, tất cả sẽ rụng xuống còn trơ cành để chuẩn bị bước vào mùa đông lạnh lẽo cùng tuyết trắng. Đó cũng là thời điểm mọi người nô nức rủ nhau đi ngắm lá vàng. Những dòng xe nối đuôi nhau trên những con đường men theo đồi núi Phong cảnh hiện ra trước khung cửa xe như những thước phim sống động :Những cánh rừng, những quả đồi rực rỡ sắc vàng, sắc đỏ những con suối trong vắt soi bóng lá êm đềm chảy ôm lấy chân đồi Và tuyệt vời hơn cả là khi bạn dừng chân trên đỉnh núi cao nhất trong vùng mà ngắm nhìn xung quanh, ngắm nhìn thung lũng  Một bức tranh sắc màu trải rộng mênh mông : vàng, vàng nhạt, da cam, đỏ, đỏ tươi, đỏ thẫm , xanh, xanh nhạt , xanh biếc xen lẫn nhau tạo nên biển màu nhấp nhô ngàn trùng sóng. Lúc này, bạn mới cảm nhận hết vẻ đẹp tuyệt vời của mùa thu nơi đây.
 ( Theo Thu Hiền)
 Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
1. Bài văn thuộc loại bài miêu tả nào em đã học?
a, Tả cây cối b, Tả con vật c, Tả cảnh
2. Vì sao nhiều du khách ước ao được một lần đặt chân đến Niu-En-giơ-lân?
a, Vì địa hình đồi núi đa dạng, mùa thu đẹp nhất nước Mĩ
b, Vì đường đến nới đó vô cùng hiểm trở, nhiều thử thách
c, Vì địa hình tiêu biểu cho vùng Đông bắc của nước Mĩ
3. Ở đoạn 2 (“ Dưới bầu trời đến trong công viên”), tác giả sử dụng những từ ghép nào để miêu tả màu sắc mùa thu ở En-giơ-lân?
a, Vàng nhạt, vàng rực, đỏ tươi, xanh, sống động
b, Vàng nhạt, vàng rực, da cam, đỏ tươi, đỏ thẫm
c, Vàng nhạt, vàng rực , da cam, đỏ thẫm, trong xanh
4. Trong đoạn 3 (“ Khi tất cả đến mùa thu nơi đây.”), hình ảnh nào cho thấy vẻ đẹp tuyệt vời của mùa thu En-giơ-lân?
a, Những chiếc lá trên cây đồng loạt chuyển màu
b, Những con suối trong vắt soi bóng lá êm đềm chảy.
c, Một biển màu nhấp nhô ngàn trùng sóng.
5. Đặt một câu với từ “ kì diệu”
.
6. Dòng nào dưới đây gồm 3 từ đồng nghĩa với từ vàng rực ?
a, Vàng tươi, vàng mượt, vàng bạc
b, Vàng tươi, vàng ròng, vàng mượt
c, Vàng óng, vàng tươi, vàng mượt
7. Dòng nào dưới đây có các từ in nghiêng là từ đồng âm?
a, lá cây/ lá phổi b, bức tranh/ tranh nhau c, chân đi dép/ chân đồi 
8. Dòng nào dưới đây có các từ in nghiêng là từ nhiều nghĩa?
a, cánh đồng/ pho tượng đồng
b, con đường/ cân đường trắng
c, ngon lửa hồng/ quả hồng 
9. Tìm và gạch chân các bộ phận : trạng ngữ; chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau 
a, Cứ mỗi độ thu sang, người dân ở khắp nơi lại đổ về Niu En-giơ-lân để chiêm ngưỡng vẻ 
đẹp diễm lệ của mùa thu vàng nơi đây.
b, Với địa hình đồi núi đa dạng tiêu biểu cho vùng Đông bắc, mùa thu Niu En-giơ-lân đẹp 
hơn bất cứ nơi đâu trên nước Mĩ.
10. Câu “ Những dòng xe nối đuôi nhau trên những con đường men theo đồi núi.” Thuộc kiểu câu nào em đã học?
 a, Ai làm gì? b, Ai thế nào? c, Ai là gì
B. KIỂM TRA VIẾT ( 10 điểm).
I . Chính tả (2 điểm) Nghe - viết. Giáo viên đọc cho học sinh viết một đoạn trong bài Cánh cửa hòa bình .
II. Tập làm văn: (8 điểm)( 30 phút)
 Đề bài: Viết bài văn tả một cảnh đẹp ở quê em. (Có thể là hồ nước, cánh đồng lúa, con đường quen thuộc, một đêm trăng đẹp, vườn cây,.)
Chính tả: Nghe – viết
 Cánh cửa hòa bình
 Năm 1958, Bác Hồ đi thăm Ấn Độ, Người rời thủ đô Niu Đê- li bằng xe lửa đặc biệt để thăm thành phố Bom – bay. Đông đảo đại diện ngoại giao các nước và quần chúng thủ đô Niu Đê- li ra tiễn Bác.
 Bác đi chào các đại diện ngoại giao đang xếp hàng ngang trong phòng khách của nhà ga. Khi ra sân ga chỉ có Bác, Thủ tướng Ấn Độ Nê-ru và ông Vụ trưởng Vụ Lễ tân của Ấn Độ .
 Theo NHỮNG CÂU CHUYỆN KỂ VỀ BÁC HỒ
Chính tả: Nghe – viết
 Cánh cửa hòa bình
 Năm 1958, Bác Hồ đi thăm Ấn Độ, Người rời thủ đô Niu Đê- li bằng xe lửa đặc biệt để thăm thành phố Bom – bay. Đông đảo đại diện ngoại giao các nước và quần chúng thủ đô Niu Đê- li ra tiễn Bác.
 Bác đi chào các đại diện ngoại giao đang xếp hàng ngang trong phòng khách của nhà ga. Khi ra sân ga chỉ có Bác, Thủ tướng Ấn Độ Nê-ru và ông Vụ trưởng Vụ Lễ tân của Ấn Độ .
 Theo NHỮNG CÂU CHUYỆN KỂ VỀ BÁC HỒ
Chính tả: Nghe – viết
 Cánh cửa hòa bình
 Năm 1958, Bác Hồ đi thăm Ấn Độ, Người rời thủ đô Niu Đê- li bằng xe lửa đặc biệt để thăm thành phố Bom – bay. Đông đảo đại diện ngoại giao các nước và quần chúng thủ đô Niu Đê- li ra tiễn Bác.
 Bác đi chào các đại diện ngoại giao đang xếp hàng ngang trong phòng khách của nhà ga. Khi ra sân ga chỉ có Bác, Thủ tướng Ấn Độ Nê-ru và ông Vụ trưởng Vụ Lễ tân của Ấn Độ .
 Theo NHỮNG CÂU CHUYỆN KỂ VỀ BÁC HỒ
Chính tả: Nghe – viết
 Cánh cửa hòa bình
 Năm 1958, Bác Hồ đi thăm Ấn Độ, Người rời thủ đô Niu Đê- li bằng xe lửa đặc biệt để thăm thành phố Bom – bay. Đông đảo đại diện ngoại giao các nước và quần chúng thủ đô Niu Đê- li ra tiễn Bác.
 Bác đi chào các đại diện ngoại giao đang xếp hàng ngang trong phòng khách của nhà ga. Khi ra sân ga chỉ có Bác, Thủ tướng Ấn Độ Nê-ru và ông Vụ trưởng Vụ Lễ tân của Ấn Độ .
 Theo NHỮNG CÂU CHUYỆN KỂ VỀ BÁC HỒ
 Mưa rào
Mưa đến rồi, lẹt đẹt,,,lẹt đẹtmưa giáo đầu. Những giọt nước lăn xuống mái phên nứa: mưa thực rồi. Mưa ù xuống khiến cho mọi người không tưởng được là mưa lại kéo đến chóng thế. Lúc nãy là mấy giọt lách tách, bây giờ bao nhiêu nước tuôn rào rào. Nước xiên xuống, lao xuống, lao vào bụi cây. Lá đào, lá na, lá sói vẫy tai run rẩy. Con gà trống ướt lướt thướt ngật ngưỡng tìm chỗ trú. Mưa xuống sầm sập, giọt ngã, giọt bay, bụi nước tỏa trắng xóa.
 ( Theo Tô Hoài- TV 5 tập 1 trang 31)
HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ, CHO ĐIỂM
 BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA KÌ I NĂM HỌC 2017-2018 MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5
Kiểm tra đọc:
II. Đọc thầm và làm bài tập: ( 7 điểm ) Mỗi ý đúng cho 0,5 điểm 
 Câu 1: ý c 
 Câu 2 : ý a 
 Câu 3: ý b 
 Câu 4: Ý c: 
 Câu 5: Đặt câu phải hợp nghĩa có đủ CN và VN và có từ “ kì diệu” (1điểm)
 Câu 6: ý c 
 Câu 7: ý b
 Câu 8: ý c 
 Câu 9: (1,5 điểm) tìm đúng mỗi thành phần cho 0,25đ 
 Câu 10 : ý b
 B/ Kiểm tra viết:
Chính tả: ( 2 điểm )
 Viết đủ số chữ trong bài ; chữ viết rõ ràng ; viết đúng kiểu cỡ chữ trình bày đúng quy định đoạn văn trong bài “ cánh cửa hòa bình”viết sạch, đẹp ( 1điểm)
Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng hình thức bài chính tả: 1 điểm
Chú ý : Mắc 5 lỗi vẫn được 1 điểm ; mắc từ 6 lỗi trở lên tính điểm trừ 
Tập làm văn: ( 8 điểm )
1. Mở bài(1điểm): Giới thiệu được cảnh đẹp định tả (1điểm) Mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp 
2. Thân bài (4điểm) :
 –Miêu tả được những đặc điểm tiêu biểu nổi bật của cảnh 
 - Thể hiện được trình tự miêu tả theo các đoạn văn
 - Thể hiện được cảm xúc chân thực tự nhiên với cảnh đã tả 
3. Kết bài (1điểm): Nói lên được cảm nghĩ của mình về cảnh đã tả ( Kết bài mở rộng hoặc không mở rộng)
4.Chữ viết chính tả (0,5điểm)Chữ viết rõ ràng, không sai lỗi chính tả 
5. Dùng từ, đặt câu (0,5điểm): Dùng từ đúng, viết câu ngắn gọn và đúng ngữ pháp 
6. Sáng tạo (1điểm): Bài viết có những ý hay; sử dụng các chi tiết hài hòa hợp lý ; câu văn giàu hình ảnh, sinh động, gợi tả gợi cảm . 
* Điểm bài kiểm tra cuối năm học môn Tiếng Việt ( điểm chung)là trung bình cộng của 2 bài kiểm tra : Đọc – Viết ( được làm tròn 0,5 thành 1).
* Chỉ được làm tròn 1 lần duy nhất ở điểm trung bình cộng của 2 bài kiểm tra: Đọc – Viết.

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_giua_hoc_ki_i_mon_tieng_viet_lop_5_nam_hoc_20172.doc