Đề kiểm tra giữa học kì I môn Khoa học tự nhiên Lớp 8 - Đề 1 - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Bắc Sơn (Có đáp án)

docx 5 trang Người đăng Trịnh Bảo Kiên Ngày đăng 05/07/2023 Lượt xem 381Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì I môn Khoa học tự nhiên Lớp 8 - Đề 1 - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Bắc Sơn (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra giữa học kì I môn Khoa học tự nhiên Lớp 8 - Đề 1 - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Bắc Sơn (Có đáp án)
TRƯỜNG THCS BẮC SƠN
TỔ KHOA HỌC TỰ NHIÊN
BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2022 - 2023
MÔN: KHTN 8
ĐỀ CHÍNH THỨC
Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian phát đề
(Đề thi có 2 trang)
ĐỀ 1
Câu 1: Khi bị gãy xương cần cấp cứu như thế nào?
A. Nắn lại chỗ gãy rồi đưa đi bệnh viện
B. Chườm nước đá hoặc nước lạnh cho đỡ đau. Băng cố định khớp
C. Đưa đi bệnh viện
D. Không được nắn bóp bừa bãi.Dùng nẹp băng cố định chỗ gãy
Câu 2: Dẫn khí H2 dư qua ống nghiệm đựng CuO nung nóng. Sau thí nghiệm, hiện tượng quan sát được là:
A. Có tạo thành chất rắn màu đỏ, có hơi nước bám ở thành ống nghiệm
B. Có tạo thành chất rắn màu đỏ, không có hơi nước bám ở thành ống nghiệm
C. Có tạo thành chất rắn màu đen vàng, có hơi nước tạo thành
D. Có tạo thành chất rắn màu đen nâu, không có hơi nước tạo thành
Câu 3: Khi bị sai khớp cần cấp cứu như thế nào?
A. Không được nắn bóp bừa bãi. Dùng nẹp băng cố định chỗ gãy
B. Đưa đi bệnh viện ngay
C. Chườm nước đá hoặc nước lạnh cho đỡ đau, băng cố định khớp. Không được nắn bóp bừa bãi, dùng nẹp băng cố định chỗ gãy
D. Chườm nước đá hoặc nước lạnh cho đỡ đau. Băng cố định khớp
Câu 4: Ba quả cầu đặc có khối lượng bằng nhau nhưng làm bằng ba chất khác nhau là chì, sắt và nhôm. Hãy so sánh lực đẩy Acsimet tác dụng lên các vật này khi chúng ngập trong nước.
A. Lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật bằng chì lớn nhất, rồi đến vật bằng sắt, bằng nhôm
B. Lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật bằng chì lớn nhất, rồi đến vật bằng nhôm, bằng sắt
C. Lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật bằng sắt lớn nhất, rồi đến vật bằng chì, bằng nhôm
D. Lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật bằng nhôm lớn nhất, rồi đến vật bằng sắt, bằng chì
Câu 5: Trong các phản ứng sau, phản ứng thế là:
A. Zn + CuSO4 ZnSO4 + Cu	B. 2KClO3 2KCl + 3O2
C. 2Al + 3Cl2 2AlCl3	D. 3Fe + 2O2 Fe3O4
Câu 6: Để phòng, chống cong vẹo cột sống, cần thực hiện tốt các biện pháp nào sau đây?
(1) Đảm bảo đúng tư thế ngồi học	(2) Không tập thể dục thường xuyên
(3) Không mang vác quá nặng	(4) Học trong điều kiện thiếu ánh sáng
(5) Đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lí
A. 1,3,4	B. 1,2,5	C. 1,4,5	D. 1,3,5
Câu 7: Công thức tính lực đẩy Acsimet là
A. FA = dvật.Vnước bị vật chiếm chỗ	B. FA = dlỏng.h
C. FA = dlỏng.Vnước bị vật chiếm chỗ	D. FA = dvật.h
Câu 8: Để đánh giá một cơ thể khỏe mạnh cần dựa vào?
A. thể chất	B. thể chất và tinh thần
C. tinh thần	D. có bệnh tật hay không
Câu 9: Cơ thể muốn khỏe mạnh cần:
A. Ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng	B. Tất cả các đáp án
C. Thăm khám sức khỏe định kì	D. Tập thể dục thể thao thường xuyên
Câu 10: Cơ thể vận động được là nhờ
A. Cơ vân co làm xương cử động tại các khớp
B. Cơ trơn co làm xương
C. Xương tự vận động
D. Cơ tim làm xương cử động tại các khớp cử động tại các khớp
Câu 11: Chất nào không tác dụng được với oxi:
A. Vàng	B. Lưu huỳnh	C. Phốt pho	D. Sắt
Câu 12: Cách nào dưới đây làm giảm áp suất?
A. Giảm độ lớn áp lực, đồng thời tăng diện tích mặt bị ép
B. Tăng độ lớn của áp lực
C. Tăng độ lớn của áp lực, đồng thời giảm diện tích bị ép
D. Giảm diện tích mặt bị ép
Câu 13: Tỉ lệ mỡ trong cơ thể người ở các đối tượng khác nhau là
A. Của vận động viên ít hơn người béo phì	B. Của nam nhiều hơn nữ
C. Của nam bằng của nữ	D. Của vận động viên bằng người béo phì
Câu 14: Hiện tượng nào dưới đây do áp suất khí quyển gây ra?
A. Có thể hút nước từ cốc vào miệng nhờ một ống nhựa nhỏ
B. Săm xe đạp bơm căng để ngoài nắng bị nổ
C. Quả bóng bàn bẹp nhúng vào nước nóng lại phồng lên
D. Đổ nước vào quả bóng bay chưa thổi căng, quả bóng phồng lên
Câu 15: Áp suất lên mặt sàn lớn nhất trong trường hợp nào dưới đây?
A. Người đứng cả hai chân
B. Người đứng co một chân
C. Người đứng trên một tấm ván to và co một chân
D. Người đứng cả hai chân, tay cầm một cái xẻng
Câu 16: Khi cơ làm việc nhiều, nguyên nhân gây mỏi cơ chủ yếu là:
A. Các tế bào cơ sẽ hấp thụ nhiều glucozo
B. Các tế bào cơ thải ra nhiều CO2
C. Thiếu oxi cùng với sự tích tụ axit lactic gây đầu độc cơ
D. Các tế bào cơ sẽ hấp thụ nhiều ôxi
Câu 17: Trong phòng thí nghiệm, khí oxi được điều chế từ nguyên liệu nào?
A. Không khí hoặc nước	B. KMnO4 hoặc KClO3
C. KMnO4 hoặc KCl	D. Không khí hoặc KMnO4
Câu 18: Nước vôi trong để ngoài không khí thấy có lớp màng cứng là do:
A. Trong không khí có khí Nitơ	B. Trong không khí có khí hiếm
C. Trong không khí có khí cacbonic	D. Trong không khí có oxi
Câu 19: Đốt cháy 3,2 gam lưu huỳnh (S) trong 1,12 lít khí oxi (O2) ở đktc. Sau phản ứng khối lượng SO2 là
A. 16g	B. 6,4g	C. 32g	D. 3,2g
Câu 20: Tỉ khối của chất khí A so với khí oxi là 1,375. Vậy A là chất khí nào sau đây?
A. SO2	B. NO2	C. NO	D. CO2
Câu 21: Người ta thu được khí oxi vào ống nghiệm đặt thẳng đứng bằng cách đẩy không khí là vì:
A. Oxi nhẹ hơn không khí	B. Oxi nặng hơn không khí
C. Oxi tan ít trong nước	D. Oxi không tác dụng với nước
Câu 22: Cơ sẽ bị teo trong trường hợp nào sau đây?
A. Bị gãy chân và bó bột lâu không hoạt động	B. Bị dao làm đứt tay
C. Bị sai chân	D. Bị sai tay
Câu 23: Khi bị chuột rút người ta thường làm gì?
A. Vận động	B. Nằm nghỉ	C. Xoa bóp	D. Bó chân
Câu 24: Thành phần không khí gồm:
A. 1% O2; 21%N2; 1% khí khác	B. 21% N2; 78% O2; 1% khí khác
C. 100% O2	D. 78% N2; 21% O2; 1% khí khác
Câu 25: Sự oxi hóa có tỏa nhiệt nhưng không phát sáng được gọi là:
A. Sự tỏa nhiệt	B. Sự oxi hóa chậm	C. Sự cháy	D. Sự tự bốc cháy
Phần 2: Tự luận: (5đ)
Câu 1: (1đ): Có một vật bằng kim loại, khi treo vật đó vào một lực kế và nhúng chìm vào trong một bình tràn đựng nước thì lực kế chỉ 8,5N, đồng thời lượng nước tràn ra ngoài có thể tích 0,5 lít. Hỏi vật có khối lượng bằng bao nhiêu và làm bằng chất gì? TLR của nước 10000N.m3.
Câu 2: (2đ): Nêu nguyên nhân, hậu quả, cách khắc phục của tật cận thị. Ở lứa tuổi học sinh, mắt thường mắc những tật nào? Nêu biện pháp phòng tránh tật khúc xạ 
Câu 3: (2 đ): Cho 6,5 gam kim loại kẽm vào dung dịch HCl dư thấy có khí không mầu bay ra.
Viết phương trình hóa học xẩy ra? 
Tính thể tích khí sinh ra (ở đktc)?
Dẫn toàn bộ lượng khí sinh ra ở trên cho qua bột 16 gam CuO nung nóng, thấy có kim loại mầu đỏ tạo thành. Tính khối lượng kim loại mầu đỏ đã sinh ra?	 
(Cho: Cu=64; O= 16; H=1; Cl=35,5; Zn=65, S=32, N=14, C=12)
Hết
ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần trắc nghiệm: 5 điểm
Mỗi đáp án đúng: 0,2 điểm
Đáp án
1.D
2.A
3.C
4.D
5.A
6.D
7.C
8.B
9.B
10.A
11.A
12.A
13.B
14.A
15.B
16.C
17.B
18.C
19.D
20.D
21.B
22.A
23.C
24.D
25.B
Phần tự luận: 5 điểm
Câu
Nội dung
Điểm
1
Thể tích nước tràn ra ngoài đúng bằng thể tích của vật chiếm chỗ
 V = 0,5 lít = 0,5dm3 = 5.10-4m3
 FA = dn.V = 10000.5.10-4 = 5N.
 P = P1 + FA = 8,5 +5 = 13,5 N => m = 1,35kg
0,25
0,25
0,25
0,25
2
Nguyên nhân: 
- Do di truyền
- Do đặc điểm cấu trúc của nhãn cầu
- Chế độ ăn uống thiếu dưỡng chất
- Đọc sách báo hay làm việc nơi thiếu ánh sáng lâu ngày
Hậu quả: 
- Gây bất tiện trong sinh hoạt
- Có thể lác mắt, ảnh hưởng đến võng mạc
 Ở lứa tuổi HS thờng mắc tật cận thị.
- Nguyên nhân: 
+ Bẩm sinh do cầu mắt dài 
+ Không giữ khoảng cách trong vệ sinh học đường làm cho thể thủy tinh luôn phồng lâu dần mất khả năng dãn.
- Cách khắc phục và cách phòng tránh: 
+ Khi đọc sách phải giữ đúng cự li. Tránh đọc ở chỗ thiếu ánh sáng hoặc lúc đi trên tàu xe bị sóc nhiều.
+ Khi bị tật có thể khắc phục bằng cách đeo kính cận để làm giảm độ hội tụ làm cho ảnh lùi về đúng màng lới hay phẫu thuật.
0,5
0,5
0,5
0,5
3
a. PTHH: Zn + 2HCl à ZnCl2 + H2 
 b. Số mol Zn = 0,1 mol 
 Số mol H2 = 0,01 mol 
Thể tích H2 = 0,1.22,4 = 2,24 lit 
c. Số mol CuO = 0,2 mol
PTHH: H2 + CuO à Cu + H2O
Số mol 0,1 0,2
Vậy CuO dư. Tính theo H2 
 --> Số mol Cu = số mol H2 = 0,1 
 Khối lượng Cu : 0,1 . 64 = 6,4 gam 
0,5
0,5
0,5
0,5

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_hoc_ki_i_mon_khoa_hoc_tu_nhien_lop_8_de_1_n.docx