Đề kiểm tra đội tuyển học sinh giỏi môn văn 12 - Thpt thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian phát đề)

doc 5 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 824Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra đội tuyển học sinh giỏi môn văn 12 - Thpt thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian phát đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra đội tuyển học sinh giỏi môn văn 12 - Thpt thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian phát đề)
SỞ GD VÀ ĐÀO TẠO BẮC NINH
ĐỀ CHÍNH THỨC
Trường THPT Lương Tài
ĐỀ KIỂM TRA ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI
MÔN VĂN 12-THPT
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian phát đề)
Ngày thi: 21 tháng 09 năm 2015
==========
Câu I (3,0 điểm): Hiện nay có rất nhiều bạn trẻ thích thể hiện mình một cách khác người từ cách ăn mặc đến ứng xử và cao hơn là quan điểm sống. Họ cho rằng đó là cách bộc lộ cá tính của mình.
 Anh( chị ) hãy viết một bài văn ngắn trình bày quan điểm của mình về vấn đề “ tự do thể hiện cá tính”
Câu II ( 7 điểm) : “ Tác phẩm văn học lớn hấp dẫn người đọc bởi cách nhìn nhận mới về những điều những việc ai cũng biết cả rồi”
 ( Trích “ Nhà văn nói về tác phẩm” nxb Văn học)
 Anh ( chị) hãy bình luận câu nói trên và phân tích sức hấp dẫn của một vài tác phẩm mà anh ( chị ) cho là lớn. 
HẾT
 *********************** 
 GỢI Ý ĐÁP ÁN CHẤM
Câu I ( 3 điểm):
Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội, kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
Yêu cầu về kiến thức: HS có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng luận điểm phải rõ ràng, lí lẽ dẫn chứng hợp lý, lưu ý những bài có quan điểm riêng, thể hiện được tư duy độc lập, vững vàng
Sau đây là một số gợi ý:
Giải thích ý kiến ( 0,5 đ)
Cá tính chính là sự thể hiện phong cách riêng, thể hiện nét tài hoa, kiến thức riêng của mình.Mỗi người đều là một cá thể độc lập, đều có đặc điểm cá tính khác với người khác. Chính sự tồn tại của cá tính khác nhau làm cho cá thể có sự khác biệt với người khác.
Rất nhiều thanh thiếu niên hiện đại đều theo đuổi cá tính của mình bằng cách bắt chước người khác, đuổi theo cái gọi là mốt của thời đại qua cách ăn mặc, ứng xử và cao hơn là quan điểm sống. Đó có nên gọi là cá tính?
Luận bàn ý kiến ( 2 đ)
Xã hội càng phát triển, cá tính của mỗi người càng có điều kiện bộc lộ rõ. Việc các bạn trẻ thể hiện cá tính qua cách ăn mặc hay ứng xử hiện nay một phần là thể hiện trào lưu thịnh hành, hoặc để người khác chú ý đến mình, sau khi có một chút hãnh diện mỗi người đều cho rằng bản thân mình rất có cá tính, nảy sinh ra một khoái cảm dồi dào
Cá tính mỗi người khác nhau tạo nên sự phong phú cho xã hội
“ Tự do thể hiện cá tính” tức là phải căn cứ vào tiềm năng, năng lực của mỗi người để thệ hiện ra ngoài hình thức chính xác, không gượng ép, không học theo cách người khác mới tạo cho cuộc sống thêm sinh động.
Cá tính phải đảm bảo cho sự sáng tạo, mới mẻ nhưng cũng phải tuân theo chuẩn mực đạo đức xã hội như vậy mới tạo được vẻ đẹp riêng, thực sự và lâu bền cho bản thân
Bài học nhận thức và hành động( 0,5đ):
Theo đuổi cá tính là việc nên làm, và thể hiện nó là phương thức tư duy và năng lực xử lý sự việc với phong cách đặc biệt
Lên án những cá nhân thể hiện cá tính theo xu hướng tiêu cực, đi ngược thuần phong mỹ tục, trái đạo lý, chỉ biết đến bản thân.
Dung nạp sự tồn tại của những cá tính khác nhau, nhưng chú trọng thực chất cá tính của mình, phát huy được sức mạnh cá tính trong mỗi người.
 Câu II. ( 7 Điểm).
Yêu cầu về kĩ năng: HS biết cách làm bài văn nghị luận văn học, với thao tác bình luận, phân tích, chứng minh
Diễn đạt rõ ràng, lưu loát, có cảm xúc
Không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp
HS có thể có nhiều cách trình bày khác nhau, nhưng luận điểm phải rõ ràng, dẫn chứng tiêu biểu và hợp lý, chú ý phong cách viết riêng
Sau đây là một số gợi ý:
MB ( 0,5 đ): Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: đề bài đề cập đến sự độc đáo, mới mẻ, độc đáo về cách nhìn, tình cảm của người nghệ sĩ trong tác phẩm.
Trích dẫn và nêu một vài tác phẩm tự chọn để chứng minh
TB: ( 6 đ) : Sức nặng của nhận định đọng trong 2 từ cách nhìn nhận mới và tình cảm mới.Cách nhìn nhận hay còn gọi là “ cái nhìn” là một thuật ngữ lí luận để chỉ thái độ lập trường của nghệ sĩ truớc hiện thực cuộc sống. Nó thuộc phạm trù nội dung tư tưởng của tác phẩm qua đó người đọc có thể hiểu được vốn sống, tình cảm cũng như khả năng khám phá hiện thực của nhà văn. Vì lẽ đó “ cái nhìn” được coi là dấu hiệu bản chất nhất của phong cách nghệ thuật. Điểm sáng ấy không chỉ soi tỏ tư tưởng của nhà văn mà còn quyết định tới việc lựa chọn, sáng tạo ra những hình thức nghệ thuật biểu hiện độc đáo
Chính vì cái nhìn mới mẻ độc đáo luôn là yêu cầu khắt khe đối với bất cứ nghệ sĩ nào mới bước vào nghề văn ( Lev Tolxtoi từng trăn trở: Khi một nhà văn mới xuất hiện,chúng ta bao giờ cũng tự hỏi: anh ấy là người như thế nào? Liệu anh ta có mang lại điều gì mới mẻ chính là hạt mầm khoẻ khoắn làm nên một tác phẩm lớn), 
Cùng gieo mầm trên mảnh đất hiện thực gồm những đề tài quen thuộc những điều, những việc ai cũng biết cả,thế nhưng mỗi tác phẩm lại là một lại là một loài hoa toả hương thơm, sắc màu riêng. Đây là nét độc đáo bắt nguồn từ góc độ khám phá nghệ thuật riêng của người nghệ sĩ. Điều này không chỉ quyết định nội dung tư tưởng mà còn chi phối sâu sắc tới phương tiện nghệ thuật biểu hiện, cách nhìn nhận cũng là ngọn gió lành níu chân người đọc ở lại. Bên cạnh những rung cảm thẩm mĩ những ấn tượng không phai, văn chương còn giúp người đọc có cách nhìn đúng đắn, sâu sắc hơn về con người, cuộc đời, soi vào đó để tự điều chỉnh mình, hoàn thiện mình hướng đến cái chân, thiện, mĩ và khi ấy văn chương đã đi hết con đường nhân đạo hoá của mình.
Bên cạnh cách nhìn nhận mới thì tình cảm mới cũng là yếu tố quan trọng làm nên sức hấp dẫn và tầm vóc của tác phẩm. Văn chương phản ánh hiện thực cuộc sống nhưng nó không phải là tấm hình khô cứng và vô hồn, nó là hiện thực thấm đẫm bầu cảm xúc nồng nàn của tác giả. Điều đó lý giải tại sao có những vần thơ chỉ viết trong một đêm mà sống mãi đến muôn đời. Đó là nhịp cầu nối giữa nghệ sĩ và độc giả, Cách nhìn nhận mới tình cảm mới là kim chỉ nam giúp ta có hướng đi đúng đắn, khoa học hơn khi tiếp cận tác phẩm văn học.
HS có thể lựa chọn 1 số tác phẩm văn học để phân tích và chứng minh ( vd: Nam Cao đã có khám phá và cách nhìn mới về đề tài người nông dân, với nhiều phát hiện độc đáo trong tác phẩm Chí Phèo, nổi bật lên là hình ảnh người dân lương thiện bị đẩy vào con đường lưu manh hoá.NC đã tái hiện chân thực sắc sảo quá trình tha hoá của Chí Phèo, của bao kiếp người bất hạnh nơi làng quê.Tác phẩm cho thấy bút pháp phân tích tâm lý nhân vật tinh sắc khi diễn tả bi kịch của Chí và cả sự thông cảm xót xa của tác giả truớc nỗi đau của con người, khát khao hạnh phúc giản đơn mà Chí không bao giờ đạt tới,câu chuyện cũng cho ta thấy niềm tin mãnh liệt của tác giả vào cái thiên lương của con người và 1 chân lý: chỉ cần một chút yêu thương cũng đủ cứu rỗi con người..
 c) KB ( 0,5đ : Lời nhận định của Nguyễn Đình Thi cũng là một định hướng cho người đọc trong quá trình tiếp nhận tác phẩm, cần tìm ra những nét mới mẻ, độc đáo trong cách nhìn nhận của tác giả, từ đó tự bổ sung hoàn thiện hay điều chỉnh quan điểm, cách nhìn của bản thân về con người, cuộc sống. Sống sâu sắc hơn đó là cái đích mà bất cứ độc giả yêu văn chương nào cũng hướng tới. Bên cạnh yếu tố cái nhìn, bầu cảm xúc, yếu tố nghệ thuật mới mẻ độc đáo cũng là một giá trị làm nên sức hấp dẫn của tác phẩm.
HẾT
**************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docVĂN.doc