Đề kiểm tra đội tuyển Casio lần 14– 2014 môn Sinh học

doc 2 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1090Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra đội tuyển Casio lần 14– 2014 môn Sinh học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra đội tuyển Casio lần 14– 2014 môn Sinh học
ĐỀ KIỂM TRA ĐỘI TUYỂN CASIO LẦN 14– 2014
Thời gian làm bài 150 phút
Câu 1: Ở loài ruồi giấm, một số tế bào sinh dục sơ khai đực nguyên phân liên tiếp 5 lần. Có 87,5% số tế bào con tạo ra được sang vùng chín. Trong số các tinh trùng tạo ra chỉ có 25% số tinh trùng chứa X và 12,5% số tinh trùng chứa Y thụ tinh tạo 168 hợp tử.
1. Tính số nhiễm sắc thể môi trường cung cấp cho quá trình phát sinh tinh trùng từ các tế bào sinh dục sơ khai đực nói trên.
2. Xác định số cá thể đực và số cá thể cái được nở ra nếu tỉ lệ nở của số hợp tử XY là 50% và số hợp tử XX là 25%.
1. Số NST môi trường cung cấp:
- Gọi x là số tinh trùng tạo ra → số tinh trùng mang X = số tinh trùng mang Y = x/2.
- Số hợp tử được tạo thành: 25%. x/2 + 12,5%.x/2 = 168 → x = 896
- Số tế bào sinh tinh: 896 : 4 = 224 tế bào
- Số tế bào con tạo ra sau quá trình nguyên phân(sang vùng chín) = 256 
- Gọi y là số tế bào sinh dục sơ khai đực: y. 25 = 256 → y = 8
- Số NST môi trường cung cấp cho quá trình phát sinh tinh trùng của 8 tế bào sinh dục sơ khai: 8.8(25 – 1) + 8.8.25 =8.8(25+1 – 1).
2. Số cá thể đực và cá thể cái:
- Số tinh trùng X thụ tinh (25%) gấp đôi số tinh trùng Y thụ tinh (12,5%) → số hợp tử XX gấp đôi số hợp tử XY.
- Số hợp tử XX = (168/3) x 2 = 112; Số hợp tử XY: 168 – 112 = 56
- Số cá thể đực nở ra: 56x50% ; Số cá thể cái nở ra: 112x25% .
Câu 2: 
1. Ở loài chironomus, cùng giống với ruồi, có khoảng 4,3.10-13 gam ADN trong một tế bào lưỡng bội và 3,4.10-9 gam ADN trong nhân đa bội.
a) Xác định số lượng trung bình các phân tử ADN có trong một nhiễm sắc thể đa sợi. Biết mỗi crômatit chứa một phân tử ADN.
b) Tính số lần sao chép của một phân tử ADN (hay cromatit) cần thực hiện để đạt được đủ số bản sao trung bình trong một nhiễm sắc thể đa sợi.
2. Ở một loài vi sinh vật, tần số xuất hiện đột biến a- (mất khả năng tổng hợp chất a) là 2 x 10-6 cho một thế hệ và tần số đột biến b- là 8 x 10-5. Nếu thể đột biến mang đồng thời hai đột biến a-b- thì nó sẽ xuất hiện với tần số bao nhiêu?
1. a) Nếu mỗi cromatit chứa một sợi ADN, số lượng bản sao đối với một nhiễm sắc thể trong nhân đa sợi sẽ là: 
(3,4.10-9) gam/4,3.10-13 (gam) = 0,7907.104
Tuy nhiên, các nhiễm sắc thể đa sợi được tạo nên do sự bắt cặp của các nhiễm sắc thể tương đồng tiếp theo sau sự sao chép của cromatit. Như vậy mỗi nhiễm sắc thể đa sợi chứa số phân tử ADN là: 2 x (0,79.104) 
b) Ở mỗi lần sao chép, số lượng cromatit tăng gấp đôi. Gọi n là số lần sao chép (nhân đôi) đế tạo ra nhiễm sắc thể đa sợi thì: 
2n = 0,7907.104 → =12,9489 .
2. Tần số đột biến ở vi sinh vật được tính trên 1 tế bào, 1 thế hệ.
Theo đề bài, cứ 106 tế bào có 2 tế bào xuất hiện đột biến a-; cứ 105 tế bào có 8 tế bào mang đột biến b-.
Các đột biến khác nhau là những sự kiện xảy ra độc lập, nếu đồng thời xảy ra thì xác suất này sẽ bằng tích của xác suất mỗi sự kiện riêng lẻ. Đột biến kép a-b- sẽ xuất hiện với tần số (2.10-6) x (8.10-5) 

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_THI_CASIO_SINH_HOC.doc