Đề kiểm tra định kỳ học kì 2 môn Sinh học 11 - Đề 2

doc 2 trang Người đăng duthien27 Lượt xem 896Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra định kỳ học kì 2 môn Sinh học 11 - Đề 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra định kỳ học kì 2 môn Sinh học 11 - Đề 2
 ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KỲ MÔN SINH HỌC 11—KỲ 2 ĐỀ 2
Họ tênLớp
Phần 1. TNKQ 
Câu 1. Ý không đúng khi giải thích vì sao da giun đất đáp ứng được nhu cầu trao đổi khí của cơ thể?
A. Các tế bào tiếp xúc trực tiếp với không khí thông qua hệ thống ống khí. 
B. Dưới lớp da có nhiều mao mạch và có sắc tố hô hấp. 
C. Tỉ lệ giữa diện tích bề mặt cơ thể và thể tích cơ thể (tỉ lệ S/V) khá lớn.
D. Da luôn ẩm ướt giúp các chất khí dễ dàng khuếch tán 
Câu 2: Đường của máu hệ tuần hoàn kín diễn ra như thế nào?
A.Tim à Động Mạch à Tĩnh mạch à Mao mạch à Tim.
B. Tim à Động Mạch à Mao mạch à Tĩnh mạch à Tim.
C.Tim à Mao mạch à Động Mạch à Tĩnh mạch à Tim.
D.Tim à Tĩnh mạch à Mao mạch à Động Mạch à Tim
Câu 3: Hệ tuần hoàn kín có ở nhóm động vật nào?
A. Chỉ có ở động vật có xương sống. C. Chỉ có ở đa số động vật thân mềm và chân khớp.
B.Mực ống, bạch tuộc, giun đốt, chân đầu và động vật có xương sống.
D.Chỉ có ở mực ống, bạch tuộc, giun đốt, chân đầu.
Câu 4: Ý nào không phải là ưu điểm của tuần hoàn kín so với tuần hoàn hở? 
A. Tim hoạt động ít tiêu tốn năng lượng.
B. Máu chảy trong động mạch với áp lực cao hoặc trung bình.
C.Máu đến các cơ quan nhanh nên dáp ứng được nhu cầu trao đổi khí và trao đổi chất.
D. Tốc độ máu chảy nhanh, máu đi được xa.
Câu 5: Cơ chế điều hoà hàm lượng glucôzơ trong máu tăng diễn ra theo trật tự nào?
A.Tuyến tuỵ à Insulin à Gan và tế bào cơ thể à Glucôzơ trong máu giảm.
B.Gan à Insulin à Tuyến tuỵ và tế bào cơ thể à Glucôzơ trong máu giảm.
C.Gan à Tuyến tuỵ và tế bào cơ thể à Insulin à Glucôzơ trong máu giảm.
D. Tuyến tuỵ à Insulin à Gan à tế bào cơ thể à Glucôzơ trong máu giảm
Câu 6: Vì sao ta có cảm giác khát nước?
A. Do áp suất thẩm thấu trong máu tăng. B. Do áp suất thẩm thấu trong máu giảm.
C.Vì nồng độ glucôzơ trong máu tăng. D.Vì nồng độ glucôzơ trong máu giảm.
Câu 7, Nhóm động vật không có sự pha trộn giữ máu giàu O2 và máu giàu CO2 ở tim
A. cá xương, chim, thú B. Lưỡng cư, thú
C. bò sát( Trừ cá sấu), chim, thú	 D. lưỡng cư, bò sát, chim
Câu 8. Cho các phát biểu sau 1. Số lượng tế bào thần kinh tăng lên theo tuổi của sinh vật
 2. Thần kinh dạng lưới có 1 trung tâm điều khiển 1 vùng xác định của cơ thể 
3. Hiệu quả hô hấp của cá xương cao hơn chim và thú
4. Phản xạ không điều kiện do số lượng ít tế bào thần kinh điều khiển và có sự tham gia của vỏ não 
5. Ngọn cây hướng sáng dương và hướng đất âm
6. Tim hoạt động cả đời không mệt mỏi vì có nhiều mạng puockin
7.Tim hoạt động theo chu kì 0,8 giây
8. pH nội môi được duy trì ổn định là nhờ hệ đệm, phổi, gan, thận.
Có bao nhiêu phát biểu đúng A. 5 B.6 C.7 D.8
Phần 2. Tự luận (6đ)
Câu 1 (1,5đ). Nêu đặc điểm của bề mặt trao đổi khí. Tại sao giun đất để lên mặt đất khô ráo sẽ nhanh bị chết. 
Câu 2(2đ). Huyết áp? Tại sao khi mất máu thì huyết áp giảm? nguy hiểm khi bị huyết áp cao? Mạch đập ở cổ tay và thái dương là do nguyên nhân nào?
Câu 3 (1,5đ). Phân biệt ứng động sinh trưởng và không sinh trưởng. Tại sao khi chạm tay vào lá cây xấu hổ lá bị cụp lại?
Câu 4 (1đ). Tại sao người hở van tim lâu sẽ dẫn đến suy tim. Khi căng thẳng nhịp tim và nồng độ glucozo trong máu thay đổi như thế nào?
 ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KỲ MÔN SINH HỌC 11—KỲ 2 ĐỀ 1
Họ tên Lớp.
Phần 1. TNKQ 
 Câu 1. Hô hấp không có vai trò nào sau đây?
I. Cung cấp năng lượng cho toàn bộ hoạt động cơ thể
II. Cung cấp oxi cho cơ thể và thải CO2 ra môi trường ngoài
III. Mang oxi từ cơ quan hô hấp đến tế bào và mang CO2 từ tế bào về cơ quan hô hấp
IV. Cung cấp các sản phẩm trung gian cho quá trình đồng hóa các chất
A. II, III	B. III, IV	C. III 	D. IV 
Câu 2: Trong hệ mạch huyết áp giảm dần từ 
A. động mạch → tiểu động mạch → mao mạch → tiểu tĩnh mạch → tĩnh mạch 
 B. tĩnh mạch → tiểu tĩnh mạch → mao mạch → tiểu động mạch → động mạch 
C. động mạch → tiểu tĩnh mạch → mao mạch → tiểu động mạch → tĩnh mạch 
D. mao mạch → tiểu động mạch → động mạch → tĩnh mạch → tiểu tĩnh mạch 
Câu 3: Hệ tuần hoàn hở có ở nhóm động vật nào?
A.Đa số động vật thân mềm và chân khớp. B.Các loài cá sụn và cá xương.
C.Động vật đa bào cơ thể nhỏ và dẹp. D.Động vật đơn bào.
Câu 4: Ý nào không phải là sai khác về hoạt động của cơ tim so với hoạt động của cơ vân?
A. Hoạt động theo quy luật “tất cả hoặc không có gì”.
B.Hoạt động tự động.	C.Hoạt động theo chu kì. D.Hoạt động cần năng lượng
Câu 5: Vì sao ở mao mạch máu chảy chậm hơn ở động mạch?
	A. Vì tổng tiết diện của mao mạch lớn. C. Vì mao mạch thường ở xa tim.
	B.Vì số lượng mao mạch lớn hơn. D. Vì áp lực co bóp của tim giảm.
Câu 6: Tuỵ tiết ra những hoocmôn tham gia vào cơ chế cân bằng nội môi nào?
A.Điều hoà hấp thụ nước ở thận. B.Duy trì nồng độ glucôzơ bình thường trong máu.
C.Điều hoá hấp thụ Na+ ở thận. D.Điều hoà pH máu
Câu 7.Hoạt động hệ dẫn truyền tim theo thứ tự
 A. nút xoang nhĩ phát xung điện -> Nút nhĩ thất -> Bó His -> Mạng lưới Puôckin
 B. nút xoang nhĩ phát xung điện -> Bó His -> Nút nhĩ thất -> Mạng lưới Puôckin
 C. nút xoang nhĩ phát xung điện -> Nút nhĩ thất -> Mạng lưới Puôckin -> Bó His 
 D. nút xoang nhĩ phát xung điện -> Mạng lưới Puôckin -> Nút nhĩ thất -> Bó His 
Câu 8. Cho các phát biểu sau:
1.Hoa nghệ tây và hoa tuylip nở và cụp do ánh sáng
2.Nồng độ gluco trong máu cao gây ra bệnh cao huyết áp
3. Ở lưỡng cư và bò sát có sự pha trộn máu 4. Huyết áp động mạch của người đo ở cổ tay
5.voi có nhịp tim cao hơn chuột 6. khi tim bơm máu vào động mạch là lúc tim dãn
7. Phổi tham gia điều hòa pH của máu bằng cách lấy ô xi từ ngoài vào
8. Ngon cây hướng sáng dương, hướng đất âm
Có bao nhiêu phát biểu đúng A.5 B.6 C.7 D.8
Phần 2 Tự luận (6đ)
Câu 1(1,5đ) Tại sao khi tim cắt rời khỏi cơ thể nếu được để trong dung dịch sinh lý vẫn có thể đập được? Điểm khác nhau của tuần hoàn kín so với tuần hoàn hở.
Câu 2 (1,5đ) Phân biệt phản xạ có điều kiện và không điều kiện. Tại sao khi kích thích một điểm trên cơ thể động vật thần kinh dạng lưới, dạng chuỗi hạch thì tiêu tốn nhiều năng lượng hơn so với thần kinh dạng ống. 
Câu 3(2đ). Đặc điểm của bề mặt trao đổi khí. Đặc điểm ấy có tác dụng gì? Tại sao cá xương có hiệu quả trao đổi khí cao?
Câu 4 (1đ). Vì sao khi bị chấn thương sau gáy thường dễ tử vong. Tại sao các vận động viên muốn nâng cao thành tích trước khi thi đấu thường lên vùng núi cao tập luyện?.

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_dinh_ky_hoc_ki_2_mon_sinh_hoc_11_de_2.doc