Đề kiểm tra định kỳ giữa kỳ I môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2017-2018

doc 5 trang Người đăng duthien27 Lượt xem 665Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra định kỳ giữa kỳ I môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2017-2018", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra định kỳ giữa kỳ I môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2017-2018
Trường : ..........................................
Họ và tên : ...........................................
Lớp Bốn /..........
KIỂM TRA ĐINH KỲ GIỮA KỲ I
NĂM HỌC : 2017-2018
Môn : TIẾNG VIỆT (Đọc hiểu)
 Đọc tiếng Đọc hiểu Cộng
Lời phê của giáo viên
LỜI CHA DẶN
 Trước khi ra nước ngoài tìm đường cứu nước, anh Ba rời trường Dục Thanh vào Cao Lãnh thăm cha - ông Phó bảng.
	Thân phụ anh vẫn như xưa: mảnh mai, vầng trán rộng, đôi mắt sáng, gương mặt cương nghị và nhân hậu. Ông âu yếm đưa vòng tay choàng vai anh Ba và đứng tựa bên khung cửa sổ rợp bóng trúc xanh. Ông nói:
	- Thành à! Bây giờ cha mới thực tin con quyết chí ra đi. Con đi vì một mục đích lớn. Con có thể thực hiện được những điều mà cha và lớp người như cha chưa làm được. Con ơi!
	Anh Ba níu chặt cánh tay cha. Nước mắt của hai cha con nhỏ xuống khung cửa. Ông nói tiếp, giọng đằm thắm:
	- Xưa nay, cha vốn ít nói. Cha chỉ nói khi thấy không nói không được. Con đừng lo nghĩ về cuộc sống của cha. Cha tự hào về chí lớn của con. Con phải gạt bỏ những tính toán nhỏ bé tầm thường. Cha rất vui trong lòng về mục đích con đi tìm độc lập cho nước, tự do cho dân. Hãy yên tâm và vững bước trên con đường con đã chọn.
	( Theo Sơn Tùng)
Dựa vào nội dung bài tập đọc, hãy thực hiện những yêu cầu dưới đây:
1. Anh Ba vào Cao Lãnh thăm cha khi nào?(MĐ 1) 0,5 đ 
Khi rời trường Dục Thanh.
Trước khi ra nước ngoài tìm đường cứu nước.
Trước khi rời trường Dục Thanh và ra nước ngoài.
2. Ông Phó bảng căn dặn anh Ba những gì?(MĐ 1) 0,5 đ 
Khi anh ra đi, anh đừng lo nghĩ về cuộc sống của ông.
Gạt bỏ những suy nghĩ tính toán cá nhân, nhỏ bé tầm thường.
Đừng lo nghĩ về ông, gạt bỏ tính toán tầm thường, vững tin. 
3. Khoanh tròn vào chữ đúng hoặc sai.(MĐ 1) 0,5 đ 
- Anh Ba ra nước ngoài vì mục đích tìm độc lập tự do cho dân, cho nước.	Đúng/Sai
- Ông Phó bảng rất buồn vì anh Ba không chịu ở lại để chăm sóc cho ông.	Đúng/Sai	
- Hai cha con đứng trò chuyện bên khung cửa sổ.	Đúng/Sai
4. Nối từ ngữ ở cột A với từ ngữ ở cột B cho phù hợp. (MĐ 2) 0,5 đ 
	 A	B
Thân phụ anh
Anh Ba 
Con đừng lo nghĩ
Con phải gạt bỏ 
về cuộc sống của cha.
những tính toán nhỏ bé tầm thường.
vầng trán rộng, đôi mắt sáng, gương mặt cương nghị và nhân hậu.
níu chặt cánh tay cha.
5. Dòng nào dưới đây gồm các từ láy? (MĐ 2) 0,5 đ 
	a. Sừng sững, khinh khỉnh, ngậm ngùi.
	b. Dữ dội, đảo điên, yếu ớt.
	c. Đảo điên, bạn bè, luôn luôn.
6. Từ nào có thể thay thế từ “tự hào” trong câu “Cha tự hào về chí lớn của con”. Viết câu trả lời của em: (MĐ 2) 0,5 đ 
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
7. Hãy đặt một câu có sử dụng dấu hai chấm để dẫn lời nói của nhân vật(MĐ 3) 1đ 
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
8. Câu “Cha rất vui trong lòng về mục đích con đi tìm độc lập cho nước, tự do cho dân.” có mấy từ ghép? Đó là những từ nào?(MĐ 3) 1 đ 
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
9. Viết lại những danh từ riêng có trong câu chuyện trên.(MĐ 3) 1 đ 
....................................................................................................................................................................................................................................................................
10. Qua câu chuyện trên cho thấy anh Ba là người như thế nào? Viết câu trả lời của em: (MĐ 4) 1 đ ........................................................................................................................................................................................................................................................................
Trường : ..........................................
Họ và tên : ...........................................
Lớp Bốn /..........
KIỂM TRA ĐINH KỲ GIỮA KỲ I
NĂM HỌC : 2017-2018
Môn : TIẾNG VIỆT (Đọc hiểu)
 Đọc tiếng Đọc hiểu Cộng
Lời phê của giáo viên
LỜI CHA DẶN
 Trước khi ra nước ngoài tìm đường cứu nước, anh Ba rời trường Dục Thanh vào Cao Lãnh thăm cha - ông Phó bảng.
	Thân phụ anh vẫn như xưa: mảnh mai, vầng trán rộng, đôi mắt sáng, gương mặt cương nghị và nhân hậu. Ông âu yếm đưa vòng tay choàng vai anh Ba và đứng tựa bên khung cửa sổ rợp bóng trúc xanh. Ông nói:
	- Thành à! Bây giờ cha mới thực tin con quyết chí ra đi. Con đi vì một mục đích lớn. Con có thể thực hiện được những điều mà cha và lớp người như cha chưa làm được. Con ơi!
	Anh Ba níu chặt cánh tay cha. Nước mắt của hai cha con nhỏ xuống khung cửa. Ông nói tiếp, giọng đằm thắm:
	- Xưa nay, cha vốn ít nói. Cha chỉ nói khi thấy không nói không được. Con đừng lo nghĩ về cuộc sống của cha. Cha tự hào về chí lớn của con. Con phải gạt bỏ những tính toán nhỏ bé tầm thường. Cha rất vui trong lòng về mục đích con đi tìm độc lập cho nước, tự do cho dân. Hãy yên tâm và vững bước trên con đường con đã chọn.
	( Theo Sơn Tùng)
Dựa vào nội dung bài tập đọc, hãy thực hiện những yêu cầu dưới đây:
1. Anh Ba vào Cao Lãnh thăm cha khi nào?(MĐ 1) 0,5 đ 
a. Khi rời trường Dục Thanh.
b. Trước khi ra nước ngoài tìm đường cứu nước.
c.Trước khi rời trường Dục Thanh và ra nước ngoài.
2. Ông Phó bảng căn dặn anh Ba những gì?(MĐ 1) 0,5 đ 
a. Khi anh ra đi, anh đừng lo nghĩ về cuộc sống của ông.
b. Gạt bỏ những suy nghĩ tính toán cá nhân, nhỏ bé tầm thường.
c. Đừng lo nghĩ về ông, gạt bỏ tính toán tầm thường, vững tin. 
3. Khoanh tròn vào chữ đúng hoặc sai.(MĐ 1) 0,5 đ 
- Anh Ba ra nước ngoài vì mục đích tìm độc lập tự do cho dân, cho nước.	Đúng/Sai
- Ông Phó bảng rất buồn vì anh Ba không chịu ở lại để chăm sóc cho ông.	Đúng/Sai	
- Hai cha con đứng trò chuyện bên khung cửa sổ.	Đúng/Sai
4. Nối từ ngữ ở cột A với từ ngữ ở cột B cho phù hợp. (MĐ 2) 0,5 đ 
	 A	B
Thân phụ anh
Anh Ba 
Con đừng lo nghĩ
Con phải gạt bỏ 
về cuộc sống của cha.
những tính toán nhỏ bé tầm thường.
vầng trán rộng, đôi mắt sáng, gương mặt cương nghị và nhân hậu.
níu chặt cánh tay cha.
5. Dòng nào dưới đây gồm các từ láy? (MĐ 2) 0,5 đ 
	a. Sừng sững, khinh khỉnh, ngậm ngùi.
	b. Dữ dội, đảo điên, yếu ớt.
	c. Đảo điên, bạn bè, luôn luôn.
6. Từ nào có thể thay thế từ “tự hào” trong câu “Cha tự hào về chí lớn của con”. Viết câu trả lời của em: (MĐ 2) 0,5 đ 
	Cha hãnh diện về chí lớn của con
7. Hãy đặt một câu có sử dụng dấu hai chấm để dẫn lời nói của nhân vật.(MĐ 3) 1đ 
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
8. Câu “Cha rất vui trong lòng về mục đích con đi tìm độc lập cho nước, tự do cho dân.” có mấy từ ghép? Đó là những từ nào?(MĐ 3) 1 đ 
 	- 3 từ ghép: mục đích, độc lập, tự do.
9. Viết lại những danh từ riêng có trong câu chuyện trên.(MĐ 3) 1 đ 
 	- Dục Thanh, Cao Lãnh, Ba, Thành. 
10. Qua câu chuyện trên cho thấy anh Ba là người như thế nào? Viết câu trả lời của em: (MĐ 4) 1 đ 
	- Anh Ba là một người yêu nước, giàu nghị lực và có quyết tâm cao.
	- Anh Ba là một người có chí lớn, có lòng yêu nước, thương dân.
	- Anh Ba là người rất thông minh, giàu nghị lực.
KIỂM TRA ĐINH KỲ GIỮA KỲ I
TIẾNG VIỆT (VIẾT)
NH: 2017-2018
A. Chính tả:
	 Nghe - viết bài: Gà Trống và Cáo (Từ Nghe lời Cáo dụ .......... làm gì được ai.)
B. Tập làm văn:
	Đề bài: Kể lại một câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về lòng nhân hậu (hoặc tính trung thực). (Lưu ý tả ngoại hình của nhân vật)

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_dinh_ky_giua_ky_i_mon_tieng_viet_lop_4_nam_hoc_2.doc