Đề kiểm tra định kỳ giữa học kì II môn Tiếng Việt Lớp 5 (Đọc thành tiếng) - Năm học 2016-2017 - Đề 5D

doc 3 trang Người đăng duthien27 Lượt xem 686Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra định kỳ giữa học kì II môn Tiếng Việt Lớp 5 (Đọc thành tiếng) - Năm học 2016-2017 - Đề 5D", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra định kỳ giữa học kì II môn Tiếng Việt Lớp 5 (Đọc thành tiếng) - Năm học 2016-2017 - Đề 5D
HỌ TÊN:
LỚP: 5D..
TRƯỜNG: .
Số 
thứ tự
.
KTĐK – GIỮA HKII NĂM HỌC 2016 -2017
MÔN: TIẾNG VIỆT 5
KIỂM TRA ĐỌC THÀNH TIẾNG
Giám thị 1
Giám thị 2
Điểm
Nhận xét giáo viên
STT
.
Giám khảo 1
Giám khảo 2
I. HƯỚNG DẪN KIỂM TRA ĐỌC THÀNH TIẾNG
Học sinh đọc thành tiếng đoạn văn (khoảng 120 tiếng/phút) trong SGK Tiếng Việt 5/Tập 2 (do giáo viên chọn).
Giáo viên chọn các đoạn văn trong SGK Tiếng Việt 5/Tập 2, ghi tên bài, số trang trong SGK vào phiếu cho từng học sinh bốc thăm và đọc thành tiếng đoạn văn do GV đã được đánh dấu.
Trả lời từ 1 – 2 câu hỏi về nội dung đoạn đọc.
Tiêu chuẩn cho điểm
Điểm
1.Đọc đúng tiếng, đúng từ, lưu loát, mạch lạc.
...../ 1điểm
2. Ngắt, nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, cụm từ rõ nghĩa.
...../ 1điểm
3. Giọng đọc có biểu cảm.
...../ 1điểm
4. Cường độ, tốc độ đọc đạt yêu cầu. 
...../ 1điểm
5. Trả lời đúng câu hỏi do GV nêu.
...../ 1điểm
Cộng:
...../ 5điểm
1/-   Đọc sai từ 2 đến 3 tiếng  trừ  0, 5 điểm, đọc sai  4 tiếng trở đi trừ 1 điểm.
2/ - Đọc ngắt, nghỉ hơi không đúng từ  2 đến 3 chỗ :  trừ  0,5 điểm.
    - Đọc ngắt, nghỉ hơi không đúng từ  4 chỗ trở lên :  trừ  1 điểm.
3/- Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính biểu cảm : trừ  0,5 điểm.
- Giọng đọc không thể hiện rõ tính biểu cảm : trừ  1 điểm.
4/- Đọc nhỏ, vượt quá thời gian từ trên 1,5 phút đến 2 phút : trừ  0,5 điểm.
    - Đọc quá 2 phút : trừ 1 điểm.
5/- Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng : trừ 0,5 điểm
- Trả lời sai  hoặc không trả lời được  : trừ 1điểm 
II.BÀI ĐỌC ( Giáo viên đánh dấu chéo vào ô £ bài đọc HS bốc thăm )
1.
Tiếng rao đêm
( Sách Tiếng Việt lớp 5- tập 2 trang 30-31) 
2.
Hộp thư mật
( Sách Tiếng Việt lớp 5- tập 2 trang 62 )
3.
Phong cảnh đền Hùng
( Sách Tiếng Việt lớp 5- tập 2 trang 68-69)
4.
Cửa sông
( Sách Tiếng Việt lớp 5- tập 2 trang 74)
5.
Nghĩa thầy trò
( Sách Tiếng Việt lớp 5- tập 2 trang 79-80)
Ghi chú: Giáo viên kiểm tra ghi đoạn đọc và câu hỏi:
Đoạn đọc:
Câu hỏi: .
TRƯỜNG TIỂU HỌC HOÀNG HOA THÁM
ĐỀ KIỂM TRA ĐỌC TIẾNG GIỮA HKII 
NĂM HỌC 2016 – 2017
Bài 1: Tiếng rao đêm
( Sách Tiếng Việt lớp5. tập 2 trang 30 -31 )
1.Đoạn đọc: “ Gần nhưkhói bụi mù mịt”
*Câu hỏi: Đám cháy xảy ra vào lúc nào?
Trả lời: Đám cháy xảy ra vào lúc nửa đêm.
2. Đoạn đọc: “Rồi từ trong nhàmột cái chân gỗ.”
*Câu hỏi: Người đã dũng cảm cứu em bé là ai? Con người và hành động của anh có gì đặc biệt?
Trả lời: Người bán bánh giò. Là người thương binh nặng, chỉ còn một chân, khi rời quân ngũ làm nghề bán bánh giò. Là người bán bánh giò bình thường nhưng anh có hành động cao đẹp, dũng cảm, anh không chỉ báo cháy mà còn xả thân lao vào đám cháy cứu người.
Bài 2: Hộp thư mật
( Sách Tiếng Việt tập 2 trang 62 )
	1. Đoạn đọc: “ Hai Long phóng xeba bước chân?”
*Câu hỏi: Qua những vật có hình chũ V, người liên lạc muốn nhắn gửi chú Hai Long điều gì? 
Trả lời: Người liên lạc muốn nhắn gửi chú Hai Long tình yêu Tổ quốc của mình và lời chào chiến thắng. 
2. Đoạn đọc: “ Hai Long tới ngồi..náo nhiệt.”
*Câu hỏi : Hoạt động trong vùng địch của các chiến sĩ tình báo có ý nghĩa như thế nào đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc ?
Trả lời: Ý nghĩa rất quan trọng đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, vì cung cấp cho ta những tin bí mật về kẻ địch để chủ động chống trả, giành thắng lợi mà đỡ tốn xương máu.
Bài 3: Phong cảnh đền Hùng.
 ( Sách Tiếng Việt lớp 5 tập 2 trang 68-69)
1. Đoạn đọc: “Đền Thượngđồng bằng xanh mát.”
*Câu hỏi: Kể những điều em biết về các vua Hùng?
Trả lời: Các vua Hùng là những người đầu tiên lập nước Văn Lang, đóng đô ở thành Phong Châu vùng Phú Thọ, cách ngày nay vài nghìn năm.
	2. Đoạn đọc: Trước đền..đến hết.
*Câu hỏi: Em hiểu câu ca dao sau như thế nào ?
 “Dù ai đi ngược về xuôi
 Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba”
Trả lời: Câu ca dao ngợi ca một truyền thống tốt đẹp của người dân Việt Nam: thuỷ chung, luôn luôn nhớ về cội nguồn dân tộc. / Nhắc nhở, khuyên răn mọi người: Dù đi bất cứ đâu, làm bất cứ việc gì cũng không được quên ngày giổ Tổ, không được quên cội nguồn.
Bài 4: Cửa sông
( Sách Tiếng Việt tập 2 trang 74 ) 
	1. Đoạn đọc: 3 khổ thơ đầu.
*Câu hỏi: Trong khổ thơ đầu, tác giả dùng những từ ngữ nào để nói về nơi sông chảy ra biển?
Trả lời: Là cửa nhưng không then khóa, cũng không khép lại bao giờ.
2. Đoạn đọc: 3 khổ thơ cuối.
*Câu hỏi: Phép nhân hóa ở khổ thơ cuối giúp tác giả nói lên điều gì về tấm lòng của cửa sông đối với cội nguồn ?
Trả lời: Không quên cội nguồn.
Bài 5: Nghĩa thầy trò
( Sách Tiếng Việt tập 2 trang 79 - 80)
1. Đoạn đọc: “ Từ sáng sớmmang ơn rất nặng”
*Câu hỏi: Các môn sinh của cụ giáo Chu đến nhà thầy để làm gi ?
Trả lời: Mừng thọ thầy, thể hiện lòng yêu quý kính trọng thầy đã dạy dỗ, dìu dắt họ trưởng thành.
2. Đoạn đọc: “ Các môn sinh..đến hết”
*Câu hỏi: Tìm những thành ngữ, tục ngữ nói lên bài học mà các môn sinh nhận được trong ngày mừng thọ cụ giáo Chu?
Trả lời: - Uống nước nhớ nguồn.
Không thầy đố mày làm nên.
Tôn sư trọng đạo.
Nhất tự vi sư, bán tự vi sư ( Một chữ là thầy, nửa chữ cũng là thầy.)
Ban giám hiệu duyệt đề Giáo viên soạn đề
 HIỆU TRƯỞNG
Võ Thị Ngọc Hiền

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_dinh_ky_giua_hoc_ki_ii_mon_tieng_viet_lop_5_doc.doc