Đề kiểm tra định kỳ giữa học kì II môn Đọc thầm Lớp 5 - Năm học 2016-2017 - Đề 5I

doc 3 trang Người đăng duthien27 Lượt xem 624Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra định kỳ giữa học kì II môn Đọc thầm Lớp 5 - Năm học 2016-2017 - Đề 5I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra định kỳ giữa học kì II môn Đọc thầm Lớp 5 - Năm học 2016-2017 - Đề 5I
HỌ VÀ TÊN HỌC SINH ......
LỚP: 5I
TRƯỜNG TIỂU HỌC HOÀNG HOA THÁM
Số 
thứ tự
.
KIỂM TRA ĐỊNH KỲ GIỮA HKII 
Năm học 2016 - 2017 
MÔN ĐỌC THẦM 5– 25 PHÚT
Giám thị 1
Giám thị 2
ĐIỂM
( Ghi số và chữ )
Nhận xét bài làm HS
Giám khảo 1
Giám khảo 2
I. BÀI ĐỌC.
ANH HÙNG THỰC SỰ
Ngày xưa, ở vùng Qua-đa-la-pa-ra có một ông lão sống cùng ba người con trai. Lúc sắp mất, ông gọi ba người con vào nói : 
– Các con của ta, ta chẳng có gì ngoài một viên kim cương của tổ tiên để lại. Ta không muốn bán nó hay đem chia nhỏ cho các con. Ta chỉ muốn trao cho một trong ba con. Các con hãy ra đi và quay trở về vào ngày đầu tiên của tuần sau, ta sẽ trao nó cho người xứng đáng nhất. 
Ba người cùng đi và đúng hẹn thì trở về. Người con cả đã mang một nửa tài sản của mình chia cho những người nghèo khổ trong thành phố. Người con thứ hai thì cứu một bé gái sắp chết đuối ở sông Ri-ô Grăng. Ông lão vui sướng hỉ hả lắm, rồi ông quay sang người con thứ ba : 
– Còn con, xem con mang được gì về nào ? 
Lúc này, người con thứ ba mới nói : 
– Cha ạ, một buổi sáng, con nhìn thấy một người đàn ông say rượu nằm ngủ trên bờ vực. Chỉ một cử động nhỏ cũng có thể làm anh ta rơi xuống vực sâu. Con nhẹ nhàng đi lại và xốc anh ta ra khỏi chỗ đó. Cha có biết đó là ai không ? Chính là San-chô, kẻ thù truyền kiếp của nhà ta. Đã có vài lần anh ta dọa sẽ giết con nếu có cơ hội. San-chô tỉnh dậy và nhìn con đăm đăm. Rồi sau đó, chúng con khoác tay nhau về. 
– Cha ạ, bây giờ thì con đã hiểu mỗi người xung quanh ta đều có thể là bạn dù trước đó họ là kẻ thù.
 	Ông lão cầm viên kim cương đặt vào tay người con thứ ba và nói : 
– Con mới chính là người anh hùng thực sự, con trai ạ ! 
(Theo báo Thiếu niên Tiền phong) 
PHẦN BÀI LÀM CỦA HỌC SINH
 II. ĐỌC THẦM: /5 điểm
 Dựa vào nội dung bài đọc thầm: “Anh hùng thực sự” làm các bài tập sau. Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất và trả lời các câu hỏi sau:
/0.5điểm
Câu 1:
Ông lão trong câu chuyện có mấy người con trai?
a.
Một người con trai.
b.
Hai người con trai.
c.
Ba người con trai.
d.
Không có con trai.
/0.5điểm
Câu 2:
Người anh hùng thực sự trong câu chuyện trên là ai ?
a.
Người con trai cả. 
b.
Người con trai thứ hai. 
c.
Người con trai thứ ba. 
d.
Cả ba người con trai. 
/0.5điểm
Câu 3:
Vì sao người con trai thứ ba được người cha coi là “người anh hùng thực sự” ? 
a.
Vì anh đã cứu được một người đàn ông bị say rượu khỏi rơi xuống vực sâu.
b.
Vì anh đã cứu một bé gái sắp chết đuối.
c.
Vì anh đã chia một nửa tài sản của mình cho người nghèo
d.
Vì anh là một người cao thượng đã chiến thắng được lòng thù hận của bản thân mình.
/0.5điểm
Câu 4:
Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì ?
a.
Phải mang tài sản của mình chia cho người nghèo.
b.
Phải biết sống cao thượng và tha thứ cho mọi người.
c.
Phải biết thể hiện mình để đạt được mọi thứ.
d. 
Phải luôn cứu giúp những người hoạn nạn.
/0.5điểm
Câu 5:
Trong câu: “Người con thứ hai thì cứu một bé gái sắp chết đuối ở sông Ri-ô Grăng.” Các quan hệ từ là:
a.
con, thì
b.
thì, ở
c.
thì, sắp
d. 
sắp, ở
/0.5điểm
Câu 6:
Xác định các vế câu trong câu ghép: “Các con hãy ra đi và quay trở về vào ngày đầu tiên của tuần sau, ta sẽ trao nó cho người xứng đáng nhất.”
Vế 1:..........................................................................................................................
Vế 2:..........................................................................................................................
/0.5điểm
Câu 7:
Trong câu: “Rồi sau đó, chúng con khoác tay nhau về.” 
Chủ ngữ là:................................................................................................................
/0.5điểm
Câu 8:
Trong câu: “San-chô tỉnh dậy và nhìn con đăm đăm.” Từ “đăm đăm” đồng nghĩa với từ :
..........................................:...............................................................................................
/1điểm
Câu 9:
Đặt một câu ghép có cặp quan hệ từ biểu thị quan hệ “Giả thiết – kết quả”:
..................................................................................................................................
HƯỚNG DẪN CHẤM TIẾNG VIỆT 5 
KIỂM TRA ĐỊNH KỲ - GIỮA HỌC KỲ II – NĂM HỌC 2016 – 2017
I. ĐỌC THẦM: (5đ)
Câu 1: c. Ba người con trai. (0.5 điểm)
Câu 2: c. Người con trai thứ ba. (0.5 điểm)
Câu 3: d. Vì anh là một người cao thượng đã chiến thắng được lòng thù hận của bản thân mình. (0.5 điểm)
Câu 4: b. Phải biết sống cao thượng và tha thứ cho mọi người. (0.5 điểm)
Câu 5: b. thì, ở (0.5 điểm)
Câu 6: Các vế câu trong câu ghép: (0.5 điểm)
Vế 1: Các con hãy ra đi và quay trở về vào ngày đầu tiên của tuần sau
Vế 2: ta sẽ trao nó cho người xứng đáng nhất
Câu 7: Chủ ngữ là: chúng con (0.5 điểm)
Câu 8: chăm chăm, chăm chắm, đăm đắm (0.5 điểm)
Câu 9 : Đặt câu đúng yêu cầu, đúng ngữ pháp, đầu câu viết hoa, cuối câu có dấu chấm (1 điểm) 
- Đầu câu không viết hoa hoặc cuối câu không ghi dấu chấm (-0,5 điểm)
- Đặt câu không có quan hệ từ hoặc sai quan hệ từ ( 0 điểm )
II.TẬP LÀM VĂN: (5đ)
Yêu cầu : 	
1. Thể loại: Miêu tả
 2. Nội dung: 
Xác định đúng thể loại tả đồ vật, biết dựa vào dàn ý tả đồ vật đã được ôn tập viết được một bài văn tả một đồ vật mà em yêu thích.
Biết lồng ghép cảm xúc để bài văn trở nên phong phú, hấp dẫn.
Tránh chuyển sang kể lể dài dòng.
3. Hình thức : 
- Bài làm đủ 3 phần : mở bài, thân bài, kết bài
- Bố cục rõ ràng với 3 phần cân đối .
Dùng từ chính xác.
Diễn đạt lưu loát.
Viết đúng chính tả, sử dụng đúng dấu câu.
Biểu điểm :
Loại giỏi (4,5 -> 5đ) : thực hiện tốt các yêu cầu một cách xuất sắc . Bài làm sạch sẽ, chữ viết dễ nhìn. Các lỗi chung không đáng kể ( 1->2 lỗi)
Loại khá (3,5 -> 4đ) :Thực hiện đúng yêu cầu, từ ngữ sinh động ( không quá 3 -> 4 lỗi chung)
Loại trung bình ( 2,5 -> 3đ) : các yêu cầu đều thực hiện nhưng còn sơ lược, khuôn sáo. Nhìn chung, người đọc hình dung được về đồ vật mà học sinh tả. ( không quá 5 -6 lỗi chung ).
Loại yếu( 1,5 – 2đ) : Từng yêu cầu thực hiện chưa đầy đủ, không cân đối, dùng từ không chính xác, kể lể, thiếu cảm nghĩ.
 - Loại kém (0,5 -->1đ) : Lạc đề, không hiểu bài, bài viết.

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_dinh_ky_giua_hoc_ki_ii_mon_doc_tham_lop_5_nam_ho.doc