Đề kiểm tra định kỳ giữa học kì II môn Đọc thầm Lớp 5 - Năm học 2016-2017 - Đề 5C

doc 4 trang Người đăng duthien27 Lượt xem 508Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra định kỳ giữa học kì II môn Đọc thầm Lớp 5 - Năm học 2016-2017 - Đề 5C", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra định kỳ giữa học kì II môn Đọc thầm Lớp 5 - Năm học 2016-2017 - Đề 5C
HỌ VÀ TÊN HỌC SINH ......
LỚP: 5C
TRƯỜNG TIỂU HỌC HOÀNG HOA THÁM
Số 
thứ tự
.
KIỂM TRA ĐỊNH KỲ GIỮA HKII 
Năm học 2016 - 2017 
MÔN ĐỌC THẦM 5– 25 PHÚT
Giám thị 1
Giám thị 2
ĐIỂM
( Ghi số và chữ )
Nhận xét bài làm HS
Giám khảo 1
Giám khảo 2
BÀI ĐỌC: 
CHA SẼ LUÔN Ở BÊN CON
Năm 1989, tại Ác-mê-ni-a, một trận động đất đã san bằng nhiều làng mạc, thành phố, giết hại hơn 30000 người trong vòng chưa đầy bốn phút.
Giữa khung cảnh hỗn loạn đó, một người cha chạy vội đến trường học của con trai. Tòa nhà trước là trường học nay chỉ còn là một đống đổ nát.
Sau cơn sốc, người cha nhớ lại lời hứa với con mình: “Dù chuyện gì xảy ra, cha cũng sẽ luôn ở bên con!” Nhìn đống đổ nát mà trước kia là trường học thì không thể hi vọng. Nhưng ông không thể quên lời hứa đó.
Ông cố nhớ lại cửa hành lang mà ông vẫn dẫn con đến lớp học mỗi ngày. Ông nhớ phòng học của con trai mình ở phía sau, bên phải trường. Ông vội chạy đến đó và bắt đầu đào bới. Mặc mọi lời khuyên ngăn, ông vẫn ra sức đào bới đống đổ nát để tìm con.
Ông đào 12 giờ 24 giờ Sau đó, khi lật ngửa một mảng tường lớn, ông chợt cảm thấy như có tiếng con trai. Ông mừng rỡ kêu tên con: “Ác-man! Ác-man!” Có tiếng gọi vọng ra: “Cha ơi! Con đây! Con đây!”. Thì ra tòa nhà đổ đã tạo một khoảng trống nhỏ nên bọn trẻ còn sống. Cậu bé nói tiếp: 
Cha ơi! Con đã bảo các bạn là nếu cha còn sống, nhất định cha sẽ cứu con và các bạn.
Ở đó thế nào hả con? – Người cha vội vã hỏi.
Tụi con có 14 người. Chúng con đói và khát lắm.
Các con chui ra đi!
Để các bạn ra trước. Con biết cha không bao giờ bỏ rơi con mà.
(Theo Truyện Ác-mê-ni-a)
 PHẦN BÀI LÀM CỦA HỌC SINH
 II. ĐỌC THẦM: /5 điểm
 Dựa vào nội dung bài đọc thầm:“ Cha sẽ luôn ở bên con ”làm các bài tập sau. Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất và trả lời các câu hỏi sau:
/0.5điểm
Câu 1:
Người cha chạy đến trường học con trai để làm gì?
a.
Dẫn con trai đến trường
b.
Tìm con
c.
Gặp thầy giáo của con
d.
Tìm các bạn của con
/0.5điểm
Câu 2:
Vì sao người cha quyết đào bới từng viên gạch để tìm con trai?
a.
Vì người cha không quên lời hứa.
b.
Vì con ông đang đói.
c.
Vì con ông đang khát.
d.
Vì ông biết con ông còn sống.
/0.5điểm
Câu 3:
Chú bé may mắn được cứu sống đã nói gì với cha ?
a.
Cảm ơn cha.
b.
Trách cha sao không đến sớm hơn.
c.
Không nói gì và ôm cha khóc.
d.
Con biết cha không bao giờ bỏ rơi con mà.
/0.5điểm
Câu 4:
Câu chuyện giúp em hiểu điều gì về tình cảm của cha mẹ với con cái?
a.
Cha mẹ luôn thương yêu, lo lắng cho con.
b.
Cha mẹ luôn nghiêm khắc với con.
c.
Cha mẹ luôn muốn con cái làm theo ý của mình.
d. 
Cha mẹ rất giận khi con cái gặp nạn.
/0.5điểm
Câu 5:
Câu nào dưới đây là câu ghép:
a.
Nhưng ông không thể quên lời hứa đó.
b.
Chúng con đói và khát lắm.
c.
Tụi con có 14 người.
d. 
Tòa nhà đổ đã tạo ra một khoảng trống nhỏ nên bọn trẻ còn sống.
/0.5điểm
Câu 6:
Tìm một từ đồng nghĩa với từ kêu trong câu: Ông mừng rỡ kêu tên con: ” Ác-man! Ác-man!
Từ đồng nghĩa là:........................................................................................................
/0.5điểm
Câu 7: 
Trong câu: ” Ông vội chạy đến đó và bắt đầu đào bới.”
Vị ngữ là:....................................................................................................................
.....................................................................................................................................
/0.5điểm
Câu 8:
Hai câu sau được liên kết với nhau bằng cách nào?
Ông chợt cảm thấy như có tiếng con trai. Ông mừng rỡ kêu tên con: “Ác-man! Ác-man!”
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
/1điểm
Câu 9:
Đặt một câu ghép có cặp quan hệ từ biểu thị quan hệ ”Nguyên nhân -kết quả.”
......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
 ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM KTĐK GKII- NH: 2016-2017
MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5C
Đọc thầm :5đ
Câu 1: b . Tìm con (0,5 đ)
Câu 2 :a. Vì người cha không quên lời hứa (0,5 đ)
Câu 3: d. Con biết cha không bao giờ bỏ rơi con mà. (0,5 đ)
Câu 4:a. Cha mẹ luôn thương yêu, lo lắng cho con. (0,5 đ)
Câu 5: d. Tòa nhà đổ đã tạo ra một khoảng trống nhỏ nên bọn trẻ còn sống. (0,5 đ)
Câu 6:Từ đồng nghĩa với từ kêu là từ gọi HS tìm đúng được 0,5 đ
Câu 7: Vi ngữ là: vội chạy đến đó và bắt đầu đào bới. HS tìm viết đúng được 0,5 đ
Câu 8: Liên kết với nhau bằng cách lặp từ ngữ. HS trả lời đúng đạt 0,5 đ
Câu 9: HS đặt đúng yêu cầu đạt 1đ.( Không đúng câu ghép không có điểm, không viết hoa đầu câu, cuối câu không có đấu chấm câu trừ 0,5 đ)
Tập làm văn: 5đ
Yêu cầu:
Nội dung:
Vận dụng những điều đã học về thể loại văn tả người để viết bài văn tả một người trong trường mà em yêu quý
Biết lồng ghép cảm xúc để bài văn trở nên phong phú, hấp dẫn.
Tránh chuyển sang kể lể dài dòng.
Hình thức:
Bài làm đủ 3 phần: mở bài, than bài, kết bài.
Bố cục rõ rang với 3 phần cân đối.
Dùng từ chính xác.
Diễn đạt lưu loát.
Viết đúng chính tả, sử dụng đúng dấu câu.
Biểu điểm:
Loại giỏi (4,5 -> 5đ): thực hiện tốt các yêu cầu một cách xuất sắc. Bài làm sạch sẽ, chữ viết dễ nhìn. Các lỗi chung không đáng kể (1 -> 2 lỗi)
Loại khá (3,5 -> 4đ): thực hiện đúng các yêu cầu, từ ngữ sinh động (không quá 3 -> 4 lỗi chung)
Loại trung bình (2,5 -> 3đ): các yêu cầu đều thực hiện nhưng còn sơ lược, khuôn sáo. Nhìn chung, người đọc hình dung được về hình dáng, tính tình của người mà học sinh tả. (không quá 5 -> 6 lỗi chung)
Loại yếu (1,5 -> 2đ): từng yêu cầu thực hiện chưa đầy đủ, không cân đối, dùng từ không chính xác, kể lể, thiếu cảm nghĩ.
Loại kém (0,5 -> 1đ): lạc đề, không hiểu bài, bài viết dở dang.

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_dinh_ky_giua_hoc_ki_ii_mon_doc_tham_lop_5_nam_ho.doc