Đề kiểm tra định kỳ giữa học kì II môn Đọc thầm Lớp 5 - Năm học 2016-2017 - Đề 5A

doc 3 trang Người đăng duthien27 Lượt xem 866Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra định kỳ giữa học kì II môn Đọc thầm Lớp 5 - Năm học 2016-2017 - Đề 5A", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra định kỳ giữa học kì II môn Đọc thầm Lớp 5 - Năm học 2016-2017 - Đề 5A
HỌ VÀ TÊN HỌC SINH ......
LỚP: 5A
TRƯỜNG TIỂU HỌC HOÀNG HOA THÁM
Số 
thứ tự
.
KIỂM TRA ĐỊNH KỲ GIỮA HKII 
Năm học 2016 - 2017 
MÔN ĐỌC THẦM 5– 25 PHÚT
Giám thị 1
Giám thị 2
ĐIỂM
( Ghi số và chữ )
Nhận xét bài làm HS
Giám khảo 1
Giám khảo 2
I. BÀI ĐỌC.
Lỗi lầm và sự biết ơn
Có hai người bạn đang dạo bước trên sa mạc. Trong chuyến đi dài, hai người nói chuyện với nhau và đã có một cuộc tranh cãi gay gắt. Một người nổi nóng, không kiềm chế được mình đã nặng lời miệt thị người kia. Cảm thấy bị xúc phạm, nhưng anh không nói gì, chỉ viết lên cát: “Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã làm khác đi những gì tôi nghĩ.”
Họ tiếp tục bước đi cho tới khi nhìn thấy một ốc đảo, nơi họ quyết định sẽ dừng chân và tắm mát.
Người bị miệt thị lúc nãy bị sa lầy và lún dần xuống, người bạn kia đã tìm cách cứu anh. Thoát khỏi vũng lầy, ngay sau khi hồi phục, người bạn suýt chết đuối lấy một miếng kim loại khắc lên tảng đá dòng chữ: “Hôm nay, người bạn tốt nhất của tôi đã cứu sống tôi.”
Người bạn kia hết sức ngạc nhiên bèn hỏi: “Tại sao khi tôi xúc phạm anh, anh viết lên cát, còn bây giờ anh lại khắc lên đá ?”
Câu trả lời anh nhận được là: “Khi ai đó xúc phạm chúng ta, chúng ta nên viết điều đó lên cát nơi những cơn gió của sự tha thứ sẽ xóa tan những nỗi trách hờn. Nhưng “Khi chúng ta nhận được điều tốt đẹp từ người khác, chúng ta phải ghi khắc chuyện ấy lên đá nơi không cơn gió nào có thể cuốn bay đi”.
Vậy mỗi chúng ta hãy học cách viết những nỗi buồn đau lên cát và khắc tạc những niềm vui và hạnh phúc bạn tận hưởng trong cuộc đời lên đá để mãi không phai. 
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
PHẦN BÀI LÀM CỦA HỌC SINH
 II. ĐỌC THẦM: /5 điểm
 Dựa vào nội dung bài đọc thầm: “Lỗi lầm và sự biết ơn” làm các bài tập sau. Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất và trả lời các câu hỏi sau:
/0.5điểm
Câu 1:
Sau cuộc tranh cãi gay gắt một người đã làm gì?
a.
Bỏ bạn lại một mình và đi hướng khác.
b.
Lấy cát ném vào người còn lại.
c.
Viết một điều gì đó lên cát.
d.
Hai người đánh nhau trên cát.
/0.5điểm
Câu 2:
Sau khi được cứu sống khỏi vũng lầy người bạn đó đã làm gì?
a.
Cùng bạn nhanh chóng đi khỏi nơi nguy hiểm.
b.
Lấy kim loại khắc lên đá thay cho lời tri ân.
c.
Lấy kim loại viết lên cát thay cho lời tri ân.
d.
Tiếp tục đi như không có gì xảy ra.
/0.5điểm
Câu 3:
Vì sao những điều tri ân được ghi tạc trên đá ?
a.
Vì để khắc ghi lòng biết ơn bền vững không bao giờ phai.
b.
Vì đây là nghệ thuật quý hiếm cần được truyền bá.
c.
Vì để mọi người biết đến dòng chữ đẹp đẽ của anh ta.
d.
Vì đó là tục lệ lâu đời trong dòng họ của anh ta.
/0.5điểm
Câu 4:
Theo em, câu chuyện trên đã cho chúng ta bài học là ?
a.
Phải biết quan tâm đến bạn bè lúc khó khăn hoạn nạn.
b.
Phải biết bỏ qua tất cả lỗi lầm của người khác.
c.
Biết chia sẻ giúp bạn bè vượt qua khó khăn nhất thời.
d. 
Trong cuộc sống, biết bỏ qua lỗi lầm và ghi nhớ ân nghĩa.
/0.5điểm
Câu 5:
Trong câu: “Trong chuyến đi dài, hai người nói chuyện với nhau và đã có một cuộc tranh cãi gay gắt.” 
a.
trong, với
b.
với, và
c.
và, đã
d. 
với, đã
/0.5điểm
Câu 6:
Xác định các vế câu trong câu ghép: “Người bị miệt thị lúc nãy bị sa lầy và lún dần xuống, người bạn kia đã tìm cách cứu anh.”
Vế 1:..........................................................................................................................
Vế 2:..........................................................................................................................
/0.5điểm
Câu 7:
Trong câu: “Trong chuyến đi dài, hai người nói chuyện với nhau và đã có một cuộc tranh cãi gay gắt.” 
Chủ ngữ là:................................................................................................................
/0.5điểm
Câu 8:
Trong câu: “Vậy mỗi chúng ta hãy học cách viết những nỗi buồn đau lên cát và khắc tạc những niềm vui và hạnh phúc bạn tận hưởng trong cuộc đời lên đá để mãi không phai.” Từ “hạnh phúc” trái nghĩa với từ :
...............................................................................................................................
/1điểm
Câu 9:
Đặt một câu có cặp quan hệ từ biểu thị quan hệ “tương phản”:
..................................................................................................................................
HƯỚNG DẪN CHẤM TIẾNG VIỆT 5 
KIỂM TRA ĐỊNH KỲ - GIỮA HỌC KỲ II – NĂM HỌC 2016 – 2017
I. ĐỌC THẦM: (5đ)
Câu 1: c. Viết một điều gì đó lên cát. ( 0.5 điểm)
Câu 2: b. Trong cuộc sống, biết bỏ qua lỗi lầm và ghi nhớ ân nghĩa. ( 0.5 điểm)
Câu 3: a. Vì để khắc ghi lòng biết ơn bền vững không bao giờ phai. ( 0.5 điểm)
Câu 4: d. Lấy kim loại khắc lên đá thay cho lời tri ân. (0.5 điểm)
Câu 5: b. với, và ( 0.5 điểm)
Câu 6: các vế câu trong câu ghép: (0.5 điểm)
Vế 1: Người bị miệt thị lúc nãy bị sa lầy và lún dần xuống
Vế 2: người bạn kia đã tìm cách cứu anh
Câu 7: Chủ ngữ là: hai người (0.5 điểm)
Câu 8: bất hạnh (đau khổ) (0.5 điểm)
Câu 9 : Đặt câu đúng yêu cầu, đúng ngữ pháp, đầu câu viết hoa, cuối câu có dấu chấm (1 điểm) 
- Đầu câu không viết hoa hoặc cuối câu không ghi dấu chấm (-0,5 điểm)
- Đặt câu không có quan hệ từ hoặc sai quan hệ từ ( 0 điểm )
II.TẬP LÀM VĂN: (5đ)
Yêu cầu : 	
1. Thể loại: Miêu tả
 2. Nội dung: 
Xác định đúng thể loại tả đồ vật, biết dựa vào dàn ý tả đồ vật đã được ôn tập viết được một bài văn tả một đồ vật có ý nghĩa sâu sắc với em.
Biết lồng ghép cảm xúc để bài văn trở nên phong phú, hấp dẫn.
Tránh chuyển sang kể lể dài dòng.
3. Hình thức : 
- Bài làm đủ 3 phần : mở bài, thân bài, kết bài
- Bố cục rõ ràng với 3 phần cân đối .
Dùng từ chính xác.
Diễn đạt lưu loát.
Viết đúng chính tả, sử dụng đúng dấu câu.
Biểu điểm :
Loại giỏi (4,5 -> 5đ) : thực hiện tốt các yêu cầu một cách xuất sắc . Bài làm sạch sẽ, chữ viết dễ nhìn. Các lỗi chung không đáng kể ( 1->2 lỗi)
Loại khá (3,5 -> 4đ) :Thực hiện đúng yêu cầu, từ ngữ sinh động ( không quá 3 -> 4 lỗi chung)
Loại trung bình ( 2,5 -> 3đ) : các yêu cầu đều thực hiện nhưng còn sơ lược, khuôn sáo. Nhìn chung, người đọc hình dung được về đồ vật mà học sinh tả. ( không quá 5 -6 lỗi chung ).
Loại yếu( 1,5 – 2đ) : Từng yêu cầu thực hiện chưa đầy đủ, không cân đối, dùng từ không chính xác, kể lể, thiếu cảm nghĩ.
 - Loại kém (0,5 -->1đ) : Lạc đề, không hiểu bài, bài viết.

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_dinh_ky_giua_hoc_ki_2_mon_doc_tham_lop_5_nam_hoc.doc