Đề kiểm tra định kỳ giữa học kì II môn Đọc thầm Lớp 5 - Năm học 2016-2017 - Đề 2

doc 3 trang Người đăng duthien27 Lượt xem 710Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra định kỳ giữa học kì II môn Đọc thầm Lớp 5 - Năm học 2016-2017 - Đề 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra định kỳ giữa học kì II môn Đọc thầm Lớp 5 - Năm học 2016-2017 - Đề 2
HỌ VÀ TÊN HỌC SINH ......
LỚP: 5B
TRƯỜNG TIỂU HỌC HOÀNG HOA THÁM
Số 
thứ tự
.
KIỂM TRA ĐỊNH KỲ GIỮA HKII 
Năm học 2016 - 2017 
MÔN ĐỌC THẦM 5– 25 PHÚT
Giám thị 1
Giám thị 2
ĐIỂM
( Ghi số và chữ )
Nhận xét bài làm HS
Giám khảo 1
Giám khảo 2
I. BÀI ĐỌC.
CHUYỆN CỦA THANH
 Bạn Thanh bị tật ở chân trái. Có bạn vô tình gọi là Thanh “thọt”. Thỉnh thoảng, Hạ còn trêu Thanh bằng cách treo cặp sách của Thanh lên cao, khiến cho Thanh không sao leo lên lấy được. Tổ 1 của Thanh vẫn phân công cho Thanh trực nhật như thường lệ. Vào những lúc ấy, Hùng để ý thấy Thanh chỉ chớp hàng mi, mặt thoáng buồn giây lát. Thanh không có theo Hạ đòi cặp sách nữa mà lẳng lặng ngồi vào bàn. Không có cặp nên không có vở, Thanh đành mượn giấy bút của Hùng ngồi bên cạnh để chép bài. Thanh không thưa mách với cô giáo chủ nhiệm lớp về tội của Hạ khi cô hỏi vì sao không có vở viết. Hôm trực nhật, Hùng bảo Thanh ngồi nghỉ để Hùng làm tất nhưng Thanh đâu có chịu, vẫn lau bảng, lau bàn cô giáo và quét dọn lớp. Thanh học giỏi lắm, luôn đứng đầu lớp, được cô giáo phân công kèm Hạ học. Mặc dù Hạ luôn mồm chê bai nhưng Thanh chỉ thoáng buồn.
 Một hôm, Thanh bảo với Hùng: “Bạn rủ Hạ cùng học đi, rồi chúng mình cùng học chung với nhau”. Thế là, bộ ba ấy hình thành và từ đó Hạ học khá hơn hẳn. Cả lớp bây giờ không ai còn gọi là Thanh “ thọt” nữa. Hạ vẫn thường trực nhật cùng Hùng thay Thanh.
 Bùi Vũ Liêm
PHẦN BÀI LÀM CỦA HỌC SINH
 II. ĐỌC THẦM: /5 điểm
 Dựa vào nội dung bài đọc thầm:“ Chuyện của Thanh ”làm các bài tập sau. Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất và trả lời các câu hỏi sau:
/0.5điểm
Câu 1:
Vì sao Thanh bị bạn gọi là Thanh “thọt”?
a.
Thanh bị tật ở chân trái.
b.
Thanh không chơi với các bạn.
c.
Thanh không được các bạn thích.
d.
Thanh chỉ thích chơi một mình.
/0.5điểm
Câu 2:
Ngày trực nhật, Thanh đã làm gì?
a.
Nhờ Hùng giúp đỡ
b.
Nhờ Hạ giúp đỡ
c.
Không tham gia vì sức khỏe yếu
d.
Lau bảng, lau bàn cô giáo và quét dọn lớp
/0.5điểm
Câu 3:
Mặc dù bị tật nhưng Thanh học tập như thế nào?
a.
Thanh học tập rất khó khăn.
b.
Thanh học yếu vì mặc cảm tự ti.
c.
Thanh học rất giỏi, luôn đứng đầu lớp.
d.
Thanh luôn nhờ bạn bè giúp đỡ.
/0.5điểm
Câu 4:
Kể từ khi bộ ba học tập được hình thành, Hạ đã học tập như thế nào?
a.
Kết quả học tập vẫn như cũ.
b.
Kết quả học tập bị sa sút.
c.
Luôn đứng đầu lớp.
d. 
Học tập tiến bộ hơn hẳn.
/0.5điểm
Câu 5:
Qua câu chuyện, em rút ra được bài học gì?
a.
Bạn bè phải thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau và không được trêu chọc, chê bai những người bị tật.
b.
Phải thưa mách với cô giáo chủ nhiệm về tội của bạn.
c.
Nói cho mọi người biết về thói hư, tật xấu của bạn.
d. 
Nên im lặng khi bị bạn bè trêu chọc.
/0.5điểm
Câu 6:
Trong các câu sau, câu nào là câu ghép?
a.
Tổ 1 của Thanh vẫn phân công cho Thanh trực nhật như thường lệ.
b.
Mặc dù Hạ luôn mồm chê bai nhưng Thanh chỉ thoáng buồn.
c.
Cả lớp bây giờ không ai còn gọi là Thanh “thọt” nữa.
d. 
Hạ vẫn thường trực nhật cùng Hùng thay Thanh.
/0.5điểm
Câu 7:
Hai câu: “Tổ 1 của Thanh vẫn phân công cho Thanh trực nhật như thường lệ. Vào những lúc ấy, Hùng để ý thấy Thanh chỉ chớp hàng mi, mặt thoáng buồn giây lát.” Liên kết với nhau bằng cách nào? 
a.
Lặp từ ngữ
b.
Thay thế từ ngữ
c.
Dùng từ ngữ nối
d. 
Lặp từ ngữ và thay thế từ ngữ
/0.5điểm
Câu 8:
Trong câu: “Mặc dù Hạ luôn mồm chê bai nhưng Thanh chỉ thoáng buồn.” 
Cặp quan hệ từ là:..
/0.5điểm
Câu 9:
Thêm một vế câu để trở thành câu ghép:
Nếu Hồng chăm chỉ học hành...................................................................................
/0.5điểm
Câu 10:
Em hãy đặt một câu ghép có cặp quan hệ từ “Nếu  thì ” để cho biết em sẽ làm gì nếu lớp em có một bạn bị tật như bạn Thanh?
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
HƯỚNG DẪN CHẤM TIẾNG VIỆT 5 (ĐỀ 2) 
KIỂM TRA ĐỊNH KỲ - GIỮA HỌC KỲ II – NĂM HỌC 2016 – 2017
I. ĐỌC THẦM: (5đ)
Câu 1: a. Thanh bị tật ở chân trái. (0.5 điểm)
Câu 2 : d. Lau bảng, lau bàn cô giáo và quét dọn lớp (0.5 điểm)
Câu 3: c. Thanh học rất giỏi, luôn đứng đầu lớp. (0.5 điểm)
Câu 4: d. Học tập tiến bộ hơn hẳn. (0.5 điểm)
Câu 5: a. Bạn bè phải thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau và không được trêu chọc, chê bai những người bị tật. (0.5 điểm)
Câu 6: b. Mặc dù Hạ luôn mồm chê bai nhưng Thanh chỉ thoáng buồn. (0.5 điểm)
Câu 7: d. Lặp từ ngữ và thay thế từ ngữ (0.5 điểm)
Câu 8: Mặc dù...nhưng.... (0.5 điểm)
Câu 9 : Học sinh điền dược vế câu phù hợp (0.5 điểm) 
- Không ghi dấu chấm (0 điểm)
- Câu 10 : Đặt câu đúng yêu cầu, đúng ngữ pháp, đầu câu viết hoa, cuối câu có dấu chấm (0.5 điểm) 
- Đầu câu không viết hoa hoặc cuối câu không ghi dấu chấm (0 điểm)
- Đặt câu không có quan hệ từ hoặc sai quan hệ từ ( 0 điểm )
II. Tập làm văn (5 điểm) 
Yêu cầu :
Nội dung
Vận dụng những điều đã học về loại bài tả người để viết bài văn tả cô giáo đã dạy em lớp 4, 5.
Biết lồng ghép cảm xúc để bài văn trở nên phong phú, hấp dẫn.
Tránh chuyển sang kể lể dài dòng.
 Hình thức:
Bài làm đủ 3 phần : mở bài, thân bài, kết bài.
Bố cục rõ ràng với 3 phần cân đối.
Dùng từ chính xác.
Diễn đạt lưu loát.
Viết đúng chính tả, sử dụng đúng dấu câu.
Biểu điểm :
 Loại giỏi (4,5 – 5đ) : thực hiện tốt các yêu cầu một cách xuất sắc. Bài làm sạch sẽ, chữ viết rõ ràng, dễ nhìn. Các lỗi chung không đáng kể (1 – 2 lỗi)
Loại khá (3,5 – 4đ) : Thực hiện đúng yêu cầu, từ ngữ sinh động (không quá 3 – 4 lỗi chung)
Loại trung bình (2,5 – 3đ) : Các yêu cầu đều thực hiện nhưng còn sơ lược, khuôn sáo. Nhìn chung người đọc hình dung được về người mà học sinh tả, (không quá 5 – 6 lỗi chung).
Loại yếu (1,5 – 2đ) : Từng yêu cầu thực hiện chưa đầy đủ, không cân đối, dung từ không chính xác, kể lể, thiếu cảm nghĩ.
Loại kém (0,5 – 1đ) : Lạc đề, không hiểu bài, bài viết dở dang.

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_dinh_ky_giua_hoc_ki_ii_mon_doc_tham_lop_5_nam_ho.doc