Đề kiểm tra định kỳ cuối học kì I môn Tiếng Việt lớp 3 - Năm học 2016-2017

doc 2 trang Người đăng duthien27 Lượt xem 824Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra định kỳ cuối học kì I môn Tiếng Việt lớp 3 - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra định kỳ cuối học kì I môn Tiếng Việt lớp 3 - Năm học 2016-2017
PHÒNG GD&ĐT
THỊ XÃ PHÚ THỌ
ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KỲ MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 3
CUỐI HỌC KÌ I- NĂM HỌC 2016-2017
Thời gian làm bài: 40 phút 
I. ĐỌC THẦM VÀ LÀM BÀI TẬP ( 5 ĐIỂM).
1. Đọc thầm bài văn sau:
Nắng trưa
	Nắng cứ như từng dòng lửa xối xuống mặt đất.
	Buổi trưa ngồi trong nhà nhìn ra sân thấy rất rõ những sợi không khí nhỏ bé, mỏng manh, nhẹ tênh, vòng vèo, lượn từ mặt đất bốc lên, bốc lên mãi.
	Tiếng gì xa vắng thế ? Tiếng võng kẽo kẹt kêu buồn buồn từ nhà ai vọng lại. Thỉnh thoảng, câu hát ru em cất lên từng đoạn ạ ời Hình như chị ru em. 
	Con gà nào cất lên một tiếng gáy. Và ở góc vườn, tiếng cục tác làm nắng trưa thêm oi ả, ngột ngạt. Không một tiếng chim, không một sợi gió. Cây chuối cũng ngủ, tàu lá lặng đi như thiếp vào trưa nắng. Đường làng vắng ngắt, bóng tre, bóng duối cũng lặng im.
	Ấy thế mà mẹ phải vơ vội cái nón cũ đội lên đầu, bước vào trong nắng, ra đồng cấy nốt thửa ruộng chưa xong.
	Thương mẹ biết bao nhiêu, mẹ ơi !
	( Theo Băng Sơn)
2. Chọn chữ cái trước câu trả lời em chọn ( 3.5 điểm)
Câu 1. Bài văn được tác giả miêu tả vào thời điểm nào trong ngày ?
A. buổi sáng	B. buổi trưa	C. buổi chiều
Câu 2. Cảnh vật được bài văn miêu tả là cảnh vật ở vùng nào ?
A. thành thị	B. nông thôn	C. miền biển
Câu 3. Trong trưa nắng đó, âm thanh của vật gì làm cho ta thấy tâm trạng vừa buồn buồn vừa thấy chan chứa tình yêu của chị dành cho em ?
A. tiếng võng	B. tiếng gà gáy	C. tiếng chim
Câu 4. Hình ảnh nào trong bài đã phản ánh người mẹ chăm chỉ, tần tảo ?
A. Đường làng vắng ngắt;	
B. Cây chuối cũng ngủ
C. Mẹ vơ vội cái nón và bước ra đồng cấy lúa
Câu 5. Những từ ngữ nào sau đây là những từ chỉ đặc điểm của thời tiết trưa nắng ?
A. lặng im, oi ả, ngột ngạt	B. oi ả, ngột ngạt	C. xa vắng, oi ả
Câu 6. Hãy tìm từ đồng nghĩa với từ vắng ngắt.
A. yên lành	B. xa vắng	C. vắng lặng
Câu 7. Điền từ chỉ đặc điểm còn thiếu vào chỗ chấm trong câu: Những con thuyền...đưa người qua sông. 
A. lặng lẽ	B. im lìm	C. yên lặng
3. Làm các bài tập sau ( 1.5 điểm)
Bài 1. ( 0.5 điểm). Điền dấu thích hợp vào các vị trí được đánh số trong đoạn văn sau:
	Từ làng ( 1) Thủy đi tắt qua cánh đồng để ra bến tàu điện (2) sớm đầu thu mát lạnh ( 3) giữa những đám mây xám đục (4) vòm trời hiện ra như những khoảng vực xanh vòi vọi(5)
Bài 2. ( 1.0 điểm) Đặt 1 câu theo mẫu: Ai thế nào ? có sử dụng biện pháp so sánh.
II. TẬP LÀM VĂN ( 5 ĐIỂM). Viết một đoạn văn kể về những điều em biết về nơi em ở. 
----------------hết---------------
HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ– CHO ĐIỂM
 MÔN : TIẾNG VIỆT LỚP 3
A.I. Đọc thầm và làm bài tập: ( 5 đ)
1.(0,5đ) B. Buổi trưa
2.(0,5 đ) B. Nông thôn
3.(0,5 đ) A. Tiếng võng.
 4. (0,5 đ) C. Mẹ với vội cái nón và bước ra đồng cấy lúa
 5. (0,5 đ) A. Lặng im , oi ả, ngột ngạt.
 6. (0,5 đ) C. Vắng lặng
 7. (0.5 đ) A. Lặng lẽ
 II. Làm các bài tập ( 1,5 điểm)
Điền dấu câu:
 1.(,) ; 2. (.) ; 3. (,) ; 4. (,) ; 5 (.)
2. ( 1 điểm) Đặt đúng câu theo mẫu :(0.5 điểm)
 Có sử dụng biện pháp so sánh: (0.5 điểm)
 VD: Ông mặt trời đỏ như quả cầu lửa.
B.II. Tập làm văn : (5 điểm)
	Yêu cầu cần đạt;
- Viết được đoạn văn từ 7 đến 9 câu kể được về cảnh và hoạt động ở nơi em sinh sống. Câu văn mạch lạc, đủ ý, không sai lỗi chính tả.
- Nội dung: logic đã về thành thị thì đặc trưng cảnh và hoạt động là thành thị tương tự như vậy với nông thôn.
- Có chứa tình cảm thái độ của bản thân về nơi em sống.
	Cho điểm: 
	Tối đa cho 5 điểm với bài đạt đủ các yêu cầu trên;
	Tùy thuộc vào mức độ hoàn thành mà cho điểm từ 0-5.0 ( chia lẻ đến 0.25)

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_dinh_ky_cuoi_hoc_ki_i_mon_tieng_viet_lop_3_nam_h.doc