HỌ TÊN:...................................................................... HỌC SINH LỚP 5/ ..... TRƯỜNG: KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2018 - 2019 MÔN ĐỌC THẦM LỚP 5 THỜI GIAN : 25 PHÚT SỐ BÁO DANH Chữ kí GT 1 .................................... Chữ kí GT 2 Số mật mã Số thứ tự ĐIỂM- NHẬN XÉT Chữ kí GK 1 ........................................................................ ........................................................................ ........................................................................ Chữ kí GK2 GT1.................. GT2:................. Số mật mã GK1................ GK2:................ Số thứ tự ............ PHẦN BÀI LÀM CỦA HỌC SINH I. ĐỌC THẦM Những vết đinh HỌC SINH KHÔNG ĐƯỢC VIẾT VÀO KHUNG NÀY VÌ ĐÂY LÀ PHÁCH SẼ RỌC ĐI MẤT Một cậu bé nọ có tính xấu là rất hay nổi nóng. Một hôm, cha cậu bé đưa cho cậu một túi đinh rồi nói với cậu: “Mỗi khi con nổi nóng với ai đó thì hãy chạy ra sau nhà và đóng một cái đinh lên chiếc hàng rào gỗ.” Ngày đầu tiên, cậu bé đã đóng tất cả 37 cái đinh lên hàng rào. Nhưng sau vài tuần, cậu bé đã tập kiềm chế cơn giận của mình và số lượng đinh cậu đóng trên lên hàng rào ngày một ít đi. Cậu nhận thấy rằng kiềm chế cơn giận của mình còn dễ hơn là phải đi đóng một cây đinh lên hàng rào. Đến một ngày, cậu đã không nổi giận một lần nào suốt cả ngày. Cậu đến thưa với cha và ông bảo: “Tốt lắm, bây giờ nếu sau mỗi ngày mà con không hề nổi giận với ai dù chỉ một lần, con hãy nhổ một cây đinh ra khỏi hàng rào.” Ngày lại ngày trôi qua, rồi cũng đến một hôm cậu bé đã vui mừng hãnh diện tìm cha mình báo rằng đã không còn một cái đinh nào trên hàng rào nữa. Cha cậu liền đến bên hàng rào. Ở đó, ông nhỏ nhẹ nói với cậu: “Con đã làm rất tốt, nhưng con hãy nhìn những lỗ đinh còn để lại trên hàng rào. Hàng rào đã không giống như xưa nữa rồi. Nếu con nói điều gì trong cơn giận dữ, những lời nói ấy cũng giống như những lỗ đinh này, chúng để lại những vết thương rất khó lành trong lòng người khác. Cho dù sau đó con có nói xin lỗi bao nhiêu lần đi nữa, vết thương đó vẫn còn lại mãi mãi. Con hãy luôn nhớ: vết thương tinh thần còn đau đớn hơn cả những vết thương thể xác. Những người xung quanh ta, bạn bè ta là những viên đá quý. Họ giúp con cười và giúp con mọi chuyện. Họ nghe con than thở khi con gặp khó khăn, cổ vũ con và luôn sẵn sàng mở trái tim mình ra cho con. Hãy nhớ lấy lời cha...” /0.5đ II. Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:( câu 1, 2, 3, 5, 6, 7) Tính tình của cậu bé có gì đặc biệt ? Đáng yêu, biết quan tâm người khác. Tính tình ôn hòa, dễ chịu Có tính xấu là hay nổi nóng Nói năng dịu dàng, lễ phép /0.5đ Mỗi lần nổi nóng, theo lời cha, cậu bé đã làm gì? Kiềm chế cảm xúc, hít thở sâu Đóng đinh lên hàng rào. Chạy đi chỗ khác hay chơi đồ chơi. Nhổ những cây đinh đã đóng ra khỏi hàng rào. /0.5đ Đến một ngày, cậu đã không nổi giận một lần nào suốt cả ngày, đến gặp cha, người cha lại khuyên con làm gì? Chấm dứt việc đóng đinh lên hàng rào. Tiếp tục đóng hết số đinh còn lại Nhổ hết một lượt những cây đinh đã đóng trước đó ra khỏi hàng rào Mỗi ngày không nổi giận với ai thì nhổ 1 cây đinh ra khỏi hàng rào. /0.5đ Qua câu chuyện này cùng chi tiết những vết đinh, em rút ra được bài học gì ? / 1đ Từ in đậm trong câu nào sau đây được dùng với nghĩa chuyển: Em bé đứng đợi mẹ suốt 2 tiếng mà mẹ vẫn chưa đón. Phía chân trời, vầng dương tỏa sáng như ánh hào quang rực rỡ. Anh ấy đạp xe đi đâu không rõ từ tờ mờ sáng. Ở miền đất ấy, nước biển dâng cao ăn sâu vào đất liền. /0.5đ Từ trái nghĩa với từ in đậm trong câu: “Họ nghe con than thở khi con gặp khó khăn, cổ vũ con và luôn sẵn sàng mở trái tim mình ra cho con” là : Vất vả Thuận lợi Gian khổ Trở ngại /0.5đ Từ “họ” trong câu: “Họ nghe con than thở khi con gặp khó khăn, cổ vũ con và luôn sẵn sàng mở trái tim mình ra cho con” là : đại từ danh từ tính từ động từ /1 đ 8. a) Tìm và viết ra 2 từ có tiếng " hữu " mang nghĩa “ có ” : b) Đặt 1 câu với từ vừa tìm được: ĐÁP ÁN Câu 1 ,2, 3, 4, 6, 7: mỗi đáp án đúng được 0.5 đ 1. c 2. b 3. d 4. Diễn đạt hợp lý: 0.5 đ 6. b 7. a Câu 5: a,d (mỗi đáp án đúng được 0.5 đ) Câu 8: Tìm và viết đúng 2 từ có tiếng " hữu " mang nghĩa “ có ”: Hữu ích, hữu tình, hữu dụng, 0.5đ) Đặt câu hợp lý, đầu câu viết hoa, cuối câu có dấu chấm: 0.5 đ Thiếu chấm câu/viết hoa: 0đ
Tài liệu đính kèm: