TUẦN 27 Ngày soạn: / /2027 Ngày dạy: / /2027 Tiết 27. KIỂM TRA GIỮA KÌ II I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Kiểm tra việc nắm vững kiến thức cơ bản trọng tâm đã học từ đầu học kì II đến nay. - Trên cơ sở kết quả bài kiểm tra, giáo viên đánh giá nhận thức của học sinh trong quá trình học và rút kinh nghiệm cho bản thân mình để điều chỉnh cách dạy và học cho phù hợp. 2. Kĩ năng: HS vận dụng được các kiến thức, kỹ năng cơ bản vào giải quyết các vấn đề thực tế. 3.Thái độ: - Giáo dục thái độ nghiêm túc khi làm bài kiểm tra. 4. Năng lực: - Phát triển năng lực tự giác, nghiêm túc trong làm bài kiểm tra. - Phát triển năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề. - Rèn phẩm chất chăm học, chăm làm, trung thực. II. CHUẨN BỊ: 1. GV: - Học liệu: Ma trận đề kiểm tra, đáp án, biểu điểm MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA Mức độ Nội dung/ Chủ đề Yêu cầu về nhận thức Tổng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao TN TL TN TL TN TL TN TL Xây dựng cộng đồng văn minh thân thiện Biết thế nào là nơi công cộng, ý nghĩa của nơi công cộng Nhận ra hành vi nào đúng với quy tắc ứng xử nơi công cộng. Hiểu Tại sao chúng ta cần phải ứng xử có văn hoá, hệ quả của hành động không tuân thủ quy tắc ứng xử nơi công cộng. Vận dụng giải quyết tình huống ứng xử nơi công cộng. Số câu Điểm % 3 câu 1.5đ 15% 2 câu 1,0đ 10% 1 câu 3,0đ 30% 6 câu 5,5đ 55% Tìm hiểu nghề truyền thống ở Việt Nam Biết nghề truyền thống là gì, một số nghề truyền thống của Việt Nam, qui trình tạo ra sản phẩm truyền thống. Nhận ra phẩm chất cần có của người làm nghề truyền thống. Đưa ra được các hoạt động nào góp phần gìn giữ các nghề truyền thống. Hiểu việc cần phải giữ gìn và tiếp nối các nghề truyền thống của dân tộc. Số câu Điểm % 4 câu 2,0đ 20% 1câu 0,5đ 5% 1 câu 2,0đ 20% 6 câu 4,5đ 45% Tổng số câu Điểm % 7 câu 3.5đ 35% 3 câu 1.5đ 15% 1 câu 2,0đ 20% 1 câu 3,0đ 30% 12 câu 10,0đ 100,0% - Đề bài và đáp án. 2. HS: Ôn tập bài ở nhà; các dụng cụ vẽ hình III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY 1. Ổn định tổ chức tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ : Không 3. Kiểm tra: ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ GIỮA KÌ II Phần I: Trắc nghiệm (5,0 điểm). Hãy chọn phương án trả lời đúng và viết chữ cái đứng trước phương án đó vào bài làm. Câu 1: Thế nào là nơi công cộng? A. Là nơi phục vụ chung cho nhiều người, không chỉ giới hạn ở ngoài trời mà còn ở trong các không gian khép kín. B. Là nơi tập trung đông người. C. Là các địa điểm ngoài trời. D. Là các địa điểm trong nhà. Câu 2: Trong các nhận đinh dưới đây, đâu là ý nghĩa của nơi công cộng? A. Là nơi để mọi người đi lại. B. Là nơi để mọi người được giao lưu, trao đổi, buôn bán. C. Là nơi để mọi người có thể giải trí, trao đổi, gặp gỡ nói chuyện với nhau,. D. Tất cả các phương án trên. Câu 3: Trong các hành vi dưới đây, hành vi nào đúng với quy tắc ứng xử nơi công cộng? A. Xếp hàng theo thứ tự trước khi vào thang máy. B. Chen lấn, xô đẩy nhau ở siêu thị để mua hàng giảm giá. C. Cười nói to trong viện bảo tàng. D. Vứt rác bừa bãi ở công viên. Câu4: Tại sao chúng ta cần phải ứng xử có văn hoá? A. Để cho thấy chúng ta là người được giáo dục đàng hoàng. B. Để thể hiện sự tôn trọng với người khác. C. Để nhận được cái nhìn thiện cảm và sự tôn trọng của mọi người. D. Tất cả các phương án trên. Câu 5: Một hành động không tuân thủ quy tắc ứng xử nơi công cộng sẽ gây ra ảnh hưởng như thế nào? A. Gây khó chịu cho những người xung quanh. B. Tạo ra những xung đột không đáng có. C. Để lại ấn tượng xấu, cái nhìn không tốt cho mọi người. D. Tất cả các phương án trên. Câu 6: Nghề truyền thống là gì? A. Là nghề đã được hình thành từ lâu đời. B. Là nghề có thể tạo ra những sản phẩm độc đáo, có tính riêng biệt. C. Là những nghề được lưu truyền và phát triển đến ngày nay hoặc có nguy cơ bị mai một, thất truyền. D. Tất cả các phương án trên. Câu 7: Quan sát và cho biết hình ảnh dưới đây đại diện cho nghề và làng nghề truyền thống nào? A. Nghề nặn tò he ở Phú Xuyên. B. Nghề làm tranh khắc gỗ dân gian ở làng Đông Hồ. C. Nghề làm nón ở làng Chuông. D. Nghề dệt thổ cẩm ở Mai Châu. Câu 8: Đâu là thứ tự đúng để làm nên một sản phẩm gốm hoàn chỉnh? A. Làm đất => Tạo hình sản phẩm gốm => Trang trí hoa văn => Tráng men => Nung đốt sản phẩm. B. Làm đất => Tạo hình sản phẩm gốm => Tráng men => Trang trí hoa văn => Nung đốt sản phẩm. C. Làm đất => Tạo hình sản phẩm gốm => Trang trí hoa văn => Nung đốt sản phẩm => Tráng men. D. Tạo hình sản phẩm gốm => Làm đất => Trang trí hoa văn => Tráng men => Nung đốt sản phẩm. Câu 9: Đâu là phẩm chất cần có của người làm nghề truyền thống? A. Kiên nhẫn. B. Chăm chỉ. C. Trách nhiệm. D. Tất cả các phương án trên. Câu 10: Hoạt động nào dưới đây góp phần gìn giữ các nghề truyền thống? A. Truyền nghề cho các thế hệ sau. B. Khuyến khích mọi người sử dụng các sản phẩm truyền thống. C. Quảng bá du lịch gắn liền với các làng nghề truyền thống. D. Tất cả các phương án trên. Phần II. Tự luận (5.0 điểm) Câu 11: Theo em, tại sao chúng ta phải giữ gìn và tiếp nối các nghề truyền thống của dân tộc? Câu 12. N đi siêu thị và thấy mọi người chen lấn, xô đẩy để mua hàng giảm giá. N cũng muốn mua món hàng đó vì thế đã chen vào để tranh giành với mọi người. Em có đồng tình với hành động của N không? Nếu là N thì em sẽ làm gì?./. HƯỚNG DẪN ChẤM VÀ THANG ĐIỂM Phần I. Trắc nghiệm (5.0 điểm) Mỗi câu đúng được 0,5 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đ/A A D A D D D B A D D Phần II. Tự luận (5.0 điểm) Câu Yêu cầu cần đạt Điểm 11 - Hs nêu được lí do cần phải giữ gìn và tiếp nối các nghề truyền thống của dân tộc 2 12 - Em không đồng tình với N - Nêu được cách giải quyết hợp lí GV căn cứ vào nội dung HS trả để cho điểm sao cho phù hợp, khuyến khích những em HS có những biện pháp hay thuyết phục. 1 2 - Xếp loại: + Từ 5 điểm trở lên: Đạt + Dưới 5 điểm: Chưa đạt 4. Gv thu bài về chấm. 5. Dặn dò - Yêu cầu học sinh về nhà : Học bài - Chuẩn bị bài mới * . RÚT KINH NGHIỆM: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Ngày tháng năm 2022 Xác nhận của Ban giám hiệu Trịnh Phú Khiêm
Tài liệu đính kèm: