Đề kiểm tra, đánh giá giữa kì I môn Giáo dục công dân Lớp 8 (Cánh diều) - Năm học 2023-2024 - Trường THCS & THPT Nguyễn Thị Một (Có đáp án)

Câu 1: Nhận định nào sau đây là đúng?

 

A. Dân tộc Việt Nam chỉ có duy nhất một truyền thống đó là truyền thống yêu nước.

 

B. Các truyền thống của Việt Nam được lưu giữ và phát triển bởi các nhà chức trách và chính phủ.

 

C. Dân tộc Việt Nam có nhiều truyền thống đáng tự hào như: yêu nước, đoàn kết, cần cù lao động,

 

D. Truyền thống quý báu nhất của dân tộc Việt Nam chính là sự đùm bọc lẫn nhau của người dân trong hoạn nạn khó khăn.

 

Câu 2: Biểu hiện của sự tôn trọng truyền thống của dân tộc là?

 

A. Xuyên tạc về các ngày lễ trong năm.

 

B. Giúp đỡ mọi người khi họ gặp khó khăn.

 

C. Chê bai các mẫu cổ phục.

 

D. Tư tưởng sính ngoại, bài trừ các sản phẩm truyền thống.

 

Câu 3: Câu ca dao sau nói về truyền thống tốt đẹp nào của dân tộc?

 

“Ăn một bát cơm

 

Nhớ người cày ruộng

 

Ăn đĩa rau muống

 

Nhớ người đào ao ”

 

Tôn sư trọng đạo.

Nhớ ơn.

Yêu nước.

Hiếu thảo.

 

Câu 4: Hành động nào dưới đây là biểu hiện của truyền thống hiếu học?

 

A. Anh T vận động bà con phát triển truyền thống làm gốm của quê hương.

 

B. Vì cần cù lao động nên cuối năm vựa lúa nhà ông P đạt sản lượng cao.

 

C. Chị H thường xuyên tham gia các chương trình thiện nguyện.

 

D. Bạn K luôn tự giác trong học tập vì thế năm nào K cũng đạt thành tích cao.

 

Câu 5: Theo em hành động tương trợ lẫn nhau khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát đã giúp người trong vùng dịch vượt qua được khó khăn trước mắt, chung tay đẩy lùi dịch bệnh, đảm bảo được an sinh xã hội. Giá trị truyền thống nào được thể hiện trong các hành động trên?

 

 A.Thực hiện phát triển, thúc đẩy kinh tế của đất nước đi lên.

 

B. Tương thân tương ái, đoàn kết.

 

 C. Giúp đỡ tất cả mọi người trong xã hội.

 

 D. Mang sức khỏe ra cống hiến cho quê hương đất nước.

docx 8 trang Người đăng Mai Đào Ngày đăng 14/05/2024 Lượt xem 341Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra, đánh giá giữa kì I môn Giáo dục công dân Lớp 8 (Cánh diều) - Năm học 2023-2024 - Trường THCS & THPT Nguyễn Thị Một (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra, đánh giá giữa kì I môn Giáo dục công dân Lớp 8 (Cánh diều) - Năm học 2023-2024 - Trường THCS & THPT Nguyễn Thị Một (Có đáp án)
Trường THCS & THPT Nguyễn Thị Một KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ GIỮA KÌ I 
 Năm học: 2023-2024
Lớp: Môn GDCD lớp 8
Họ và tên : Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề)
Điểm
Nhận xét của giáo viên


A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (7,0 điểm) Học sinh chọn một đáp án đúng nhất và điền vào bảng trả lời ở trang sau.
Câu 1: Nhận định nào sau đây là đúng?
A. Dân tộc Việt Nam chỉ có duy nhất một truyền thống đó là truyền thống yêu nước.
B. Các truyền thống của Việt Nam được lưu giữ và phát triển bởi các nhà chức trách và chính phủ.
C. Dân tộc Việt Nam có nhiều truyền thống đáng tự hào như: yêu nước, đoàn kết, cần cù lao động,
D. Truyền thống quý báu nhất của dân tộc Việt Nam chính là sự đùm bọc lẫn nhau của người dân trong hoạn nạn khó khăn.
Câu 2: Biểu hiện của sự tôn trọng truyền thống của dân tộc là?
A. Xuyên tạc về các ngày lễ trong năm.
B. Giúp đỡ mọi người khi họ gặp khó khăn.
C. Chê bai các mẫu cổ phục.
D. Tư tưởng sính ngoại, bài trừ các sản phẩm truyền thống.
Câu 3: Câu ca dao sau nói về truyền thống tốt đẹp nào của dân tộc?
“Ăn một bát cơm
Nhớ người cày ruộng
Ăn đĩa rau muống
Nhớ người đào ao”
Tôn sư trọng đạo.
Nhớ ơn.
Yêu nước.
Hiếu thảo.
Câu 4: Hành động nào dưới đây là biểu hiện của truyền thống hiếu học?
A. Anh T vận động bà con phát triển truyền thống làm gốm của quê hương.
B. Vì cần cù lao động nên cuối năm vựa lúa nhà ông P đạt sản lượng cao.
C. Chị H thường xuyên tham gia các chương trình thiện nguyện.
D. Bạn K luôn tự giác trong học tập vì thế năm nào K cũng đạt thành tích cao.
Câu 5: Theo em hành động tương trợ lẫn nhau khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát đã giúp người trong vùng dịch vượt qua được khó khăn trước mắt, chung tay đẩy lùi dịch bệnh, đảm bảo được an sinh xã hội. Giá trị truyền thống nào được thể hiện trong các hành động trên?
 A.Thực hiện phát triển, thúc đẩy kinh tế của đất nước đi lên.
B. Tương thân tương ái, đoàn kết.
 C. Giúp đỡ tất cả mọi người trong xã hội.
 D. Mang sức khỏe ra cống hiến cho quê hương đất nước.
Câu 6: Em tán thành ý kiến nào dưới đây về việc tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác?
Chỉ có những nước tiên tiến mới có những thành tựu đáng học tập.
Những sản phẩm nước ngoài đều là tốt, đáng thưởng thức và đáng học tập.
Cần phải học tất cả những gì mới lạ của nước ngoài. 
Cần học tập, tiếp thu văn hóa nước ngoài một cách có chọn lọc.
Câu 7: Những nét riêng có thể kể đến của các dân tộc là?
Ngôn ngữ, trang phục, tập quán.
Cách tìm kiếm một địa chỉ.
Phong thái khi trò chuyện.
Ngôn ngữ.
Câu 8: Vì sao trong thời đại ngày nay, chúng ta cần thiết phải tôn trọng sự đa dạng và văn hóa của các dân tộc?
Vì quá trình hội nhập sâu rộng giữa các quốc gia diễn ra rất nhanh chóng.
Vì chúng ta cần phải học hỏi thêm từ các quốc gia có nền kinh tế phát triển.
Vì nếu muốn có được nền kinh tế phát triển chúng ta cần phải tìm hiểu văn hóa của các quốc gia phát triển.
Vì có thể bổ sung thêm vào văn hóa của nước nhà những điều mới lạ.
Câu 9: Ý nào sau đây đúng?
Chỉ nên tôn trọng các quốc gia có các chiến công lừng lẫy.
Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới là tôn trọng tính cách, truyền thống, phong tục tập quán, của các dân tộc.
Tôn trọng sự đa dạng của các quốc gia giúp chúng ta có thêm nhiều nguồn lợi về kinh tế.
Chỉ các nước có sự phát triển vượt bậc mới có nền văn hóa đa dạng.
Câu 10: Thế nào là lao động sáng tạo?
Sử dụng các cách thức vốn có để thực thi công việc.
Không bỏ cuộc khi có khó khăn.
Luôn suy nghĩ, sáng tạo để tìm ra cái mới, cách làm mới làm nâng cao chất lượng và hiệu quả lao động.
Thuê thêm nhiều nhân công về làm việc để tăng năng suất lao động.
Câu 11: Biểu hiện nào sau đây thể hiện sự sáng tạo trong lao động?
Chăm chỉ cuốc ruộng bằng tay.
Chế tạo ra máy đắp bờ ruộng.
Vung gieo hạt bằng tay.
Gánh nước tưới cho cây trồng.
Câu 12: Những sáng tạo trong lao động có tác động như thế nào đến cuộc sống của những người lao động?
Có thêm các cách làm, công cụ giúp tăng năng suất lao động, cắt giảm sức người.
Bộ sưu tập về các máy móc, phát minh.
Nguồn việc làm dồi dào.
Đất canh tác được cải thiện.
Câu 13: Lao động sáng tạo và hành động làm liều khác nhau như thế nào?
Sáng tạo là không ngừng cải tiến tìm tòi ra cái mới, làm liều là tìm ra các cách làm có hiệu quả.
Sáng tạo là không nghĩ đến hậu quả của mình đã làm, làm liều là không ngừng tìm tòi ra cái mới.
Sáng tạo là không ngừng tìm tòi ra cái mới, có giá trị thực tiễn; làm liều là làm theo ý mình, không nghĩ đến hậu quả có thể xảy ra.
Sáng tạo và làm liều có ý nghĩa tương đương nhau là tạo ra cái mới trong lao động.
Câu 14: Người tiêu dùng sẽ được hưởng lợi như thế nào khi các tiến bộ khoa học được áp dụng vào sản xuất hàng tiêu dùng?
Giá cả tăng.
Đa dạng các mặt hàng, sản phẩm; giá cả phải chăng.
Khan hiếm thực phẩm, sản phẩm tiêu dùng.
Chịu nhiều khó khăn vì nền kinh tế bất ổn.
B. PHẦN TỰ LUẬN: (3,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm) Công ty A kí kết hợp tác với một công ty nước ngoài.Khi các nhân viên của công ty nước ngoài tới làm việc tại công ty A thì một số nhân viên có ý né tránh tiếp xúc.
Em hãy nhận xét hành vi của một số nhân viên công ty A. Nếu là đồng nghiệp của các nhân viên này, em sẽ ứng xử như thế nào?
Câu 2. (1,0 điểm) Có quan điểm cho rằng: "Cần cù, sáng tạo không phải do bẩm sinh mà là kết quả của sự rèn luyện". Em hãy vận dụng kiến thức của mình để làm rõ quan điểm trên.
BÀI LÀM
A. TRẮC NGHIỆM:
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
Đáp án















B. TỰ LUẬN:
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
. -----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
HƯỚNG DẪN CHẤM
KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ GIỮA KỲ I (năm học: 2023-2024)
MÔN: GDCD 8
I. Trắc nghiệm:(7,0 Điểm) Gồm có 14 câu , mỗi câu đúng 0.5 điểm
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
Đáp án
C
B
B
D
B
D
A
A
B
C
B
A
C
B

Tự luận: (3,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
+ Hành vi của nhân viên văn phòng công ty A là không đúng, vì đã: thể hiện sự kì thị, thiếu tôn trọng sự đa dạng giữa các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới; đồng thời gây tổn thương cho các nhân viên của công ty nước ngoài.(0,5 điểm)
+ Nếu các nhân viên của công ty A tiếp tục duy trì thái độ này, thì có thể gây ảnh hưởng xấu đến mối quan hệ và sự hợp tác giữa 2 công ty. (0,5 điểm)
- Nếu là đồng nghiệp của các nhân viên này, em sẽ:
+ Phân tích để mọi người hiểu rõ hậu quả của những hành vi kì thị với nhân viên của công ty nước ngoài. Từ đó, yêu cầu mọi người chấm dứt thái độ kì thị đó. (0,5 điểm)
+ Nếu mọi người tiếp tục duy trì thái độ kì thị, em sẽ báo cáo sự việc với ban lãnh đạo công ty để yêu cầu sự can thiệp, hỗ trợ từ phía ban lãnh đạo. (0,5 điểm)
Câu 2. (1,0 điểm)
Em đồng ý với quan điểm đó.(0,25 điểm)
Vì sự sáng tạo trong học tập, trong lao động và các hoạt động khác cũng phải từ sự rèn luyện trong học tập lao động và bản thân tự tìm tòi, rút kinh nghiệm những gì đã làm để từ đó sáng tạo ra những cái mới, phương pháp mới, tất nhiên tố chất trí tuệ, yếu tố bẩm sinh di truyền là rất quan trọng. (0,75 điểm).
-----Hết-----
THIẾT LẬP MA TRẬN KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ GIỮA KỲ I
MÔN: GDCD LỚP 8- NĂM HỌC 2023-2024
STT
Mạch nội dung
Nội dung
Mức độ nhận thức
TỔNG
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
Số câu
Tổng điểm
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
1
Giáo dục đạo đức
1. Tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam

3 câu


2 câu






5 câu

2,5
2. Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc.

2 câu


2 câu



1 câu



4 câu

1 câu
4,0
3. Lao động cần cù, sáng tạo
3 câu

2 câu




1câu
5 câu
1 câu
3,5
TỔNG
8

6

1
1
14
2

10 điểm
TỶ LỆ
40%
30%
20%
10%
70%
30%
TỶ LỆ CHUNG
70%
30
100%

BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ GIỮA KỲ I
MÔN: GDCD LỚP 8 -NĂM HỌC 2023-2024
STT
Mạch nội dung
Nội dung
Mức độ đánh giá
Số câu hỏi theo mức độ nhận thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
1. 

Giáo dục đạo đức
1. Tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam
Nhận biết: Nêu được một số truyền thống của dân tộc Việt Nam.
Nhận biết được giá trị của các truyền thống của dân tộc Việt Nam.
Thông hiểu: 
Kể được một số biểu hiện của lòng tự hào về truyền thống của dân tộc Việt Nam.
Đánh giá được hành vi, việc làm của bản thân và những người xung quanh trong việc thể hiện lòng tự hào về truyền thống của dân tộc Việt Nam.

3TN
2TN


2. Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc
Nhận biết: 
Nêu được một số biểu hiện của sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hoá trên thế giới.
Thông hiểu: Hiểu được ý nghĩa của việc tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hoá trên thế giới.
Vận dụng:
Thể hiện được bằng lời nói và việc làm thái độ tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hoá trên thế giới.
Phê phán những hành vi kì thị, phân biệt chủng tộc và văn hoá.
2TN
2TN
1TL

3. Lao động cần cù, sáng tạo
Nhận biết: Nêu được khái niệm cần cù, sáng tạo trong lao động và một số biểu hiện của cần cù, sáng tạo trong lao động.
Thông hiểu: Giải thích được ý nghĩa của cần cù, sáng tạo trong lao động.
Vận dụng:
Thể hiện được sự cần cù, sáng tạo trong lao động của bản thân.
Trân trọng những thành quả lao động; quý trọng và học hỏi những tấm gương cần cù, sáng tạo trong lao động; phê phán những biểu hiện chây lười, thụ động trong lao động.
3TN
2TN

1TL
TỔNG

8
6
1
1
TỶ LỆ %

40
30
20
10
TỶ LỆ CHUNG

70
30

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_danh_gia_giua_ki_i_mon_giao_duc_cong_dan_lop_8_c.docx