Câu 1: Theo chiều đông – tây, phần đất liền nước ta mở rộng khoảng bao nhiêu kinh độ?
A. 5. B. 6. C. 7. D. 8.
Câu 2: Vị trí phần đất liền Việt Nam nằm trong khoảng những vĩ độ nào?
A. 8034'B đến 23023'B. B. 8034'B đến 23033'B.
C. 8034'B đến 23053'B. D. 8054'B đến 53023'B.
Câu 3: Vùng biển của Việt Nam là một phần của biển nào?
A. Biển Xu-lu. B. Biển Đông.
C. Biển Gia-va. D. Biển Hoa Đông.
Câu 4.Trên đất liền, phía bắc nước ta có chung đường biên giới với quốc gia nào sau đây?
A. Lào. B. Thái Lan .
C. Cam-pu-chia. D. Trung Quốc.
Câu 5. Địa hình đồng bằng nước ta chiếm
A. ¾ diện tích phần đất liền. B. 2/3 diện tích phần đất liền.
C. 1/4 diện tích phần đất liền. D. 1/3 diện tích đất liền.
Câu 6. Địa hình nào sau đây là địa hình nhân tạo?
A. Địa hình cacxtơ. B. Địa hình đồng bằng
C. Địa hình cao nguyên. D. Địa hình đê sông, đê biển.
Câu 7 : Đường bờ biển của nước ta dài 3260 km, chạy từ:
A. Tỉnh Quảng Ninh đến tỉnh Kiên Giang
B. Tỉnh Quảng Ninh đến tỉnh Cà Mau
C. Tỉnh Lạng Sơn đế tỉnh Cà Mau
D. Tỉnh lạng Sơn đến tỉnh Kiên Giang
Trường:THCS Hoàng Văn Thụ Họ và tên giáo viên: Tổ: Sử - Địa – GDCD Trần Thị Thương Ngày soạn: 28/10/2023; Tuần 9, Tiết PCT 27 MA TRẬN VÀ BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2023 - 2024. Môn: Lịch sử & Địa lí- Lớp 8 TT Chủ đề/bài học Nội dung/ Đơn vị kiến thức Mức độ đánh giá Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Tổng số Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Phân môn Lịch sử Tỉ lệ 20% 15% 10% 5% 50% Phân môn Địa lí 1 VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ PHẠM VI LÃNH THỔ (3 tiết) – Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ – Ảnh hưởng của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đối với sự hình thành đặc điểm địa lí tự nhiên Việt Nam Nhận biết – Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí. Thông hiểu – Phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đối với sự hình thành đặc điểm địa lí tự nhiên Việt Nam. 4TN 1TL 25% 2,5 điểm 2 ĐỊA HÌNH VÀ KHOÁNG SẢN VIỆT NAM (9 tiết) – Đặc điểm chung của địa hình – Các khu vực địa hình. Đặc điểm cơ bản của từng khu vực địa hình – Ảnh hưởng của địa hình đối với sự phân hóa tự nhiên và khai thác kinh tế – Đặc điểm chung của tài nguyên khoáng sản Việt Nam. Các loại khoáng sản chủ yếu Nhận biết – Trình bày được một trong những đặc điểm chủ yếu của địa hình Việt Nam: Đất nước đồi núi, đa phần đồi núi thấp; Hướng địa hình; Địa hình nhiệt đới ẩm gió mùa; Chịu tác động của con người. – Trình bày được đặc điểm của các khu vực địa hình: địa hình đồi núi; địa hình đồng bằng; địa hình bờ biển và thềm lục địa. Thông hiểu – Trình bày và giải thích được đặc điểm chung của tài nguyên khoáng sản Việt Nam. – chứng minh khoáng sản nước ta khá phong phú và đa dạng Vận dụng – Tìm được ví dụ chứng minh ảnh hưởng của sự phân hoá địa hình đối với sự phân hoá lãnh thổ tự nhiên và khai thác kinh tế. Vận dụng cao: - Liên hệ phân tích ảnh hưởng của địa hình đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương em 2TN 2TN 1TL* 1TL*b 1TLa 1TLb 25% 2,5 điểm Số câu/loại câu 8 câu TN 1 câu TL ½ câu TL ½ câu TL 10 câu (8TN, 2TL) Tỉ lệ 20% 15% 10% 5% 50% Tổng môn LS ĐL 40% 30% 20% 10% 100% ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2023 - 2024. Môn: Lịch sử & Địa lí- Lớp 8 PHẦN LỊCH SỬ .. PHẦN ĐỊA LÍ: I. Trắc nghiệm (2,0 điểm) : Chọn đáp án đúng nhất Câu 1: Theo chiều đông – tây, phần đất liền nước ta mở rộng khoảng bao nhiêu kinh độ? A. 5. B. 6. C. 7. D. 8. Câu 2: Vị trí phần đất liền Việt Nam nằm trong khoảng những vĩ độ nào? A. 8034'B đến 23023'B. B. 8034'B đến 23033'B. C. 8034'B đến 23053'B. D. 8054'B đến 53023'B. Câu 3: Vùng biển của Việt Nam là một phần của biển nào? A. Biển Xu-lu. B. Biển Đông. C. Biển Gia-va. D. Biển Hoa Đông. Câu 4. Trên đất liền, phía bắc nước ta có chung đường biên giới với quốc gia nào sau đây? A. Lào. B. Thái Lan . C. Cam-pu-chia. D. Trung Quốc. Câu 5. Địa hình đồng bằng nước ta chiếm A. ¾ diện tích phần đất liền. B. 2/3 diện tích phần đất liền. C. 1/4 diện tích phần đất liền. D. 1/3 diện tích đất liền. Câu 6. Địa hình nào sau đây là địa hình nhân tạo? A. Địa hình cacxtơ. B. Địa hình đồng bằng C. Địa hình cao nguyên. D. Địa hình đê sông, đê biển. Câu 7 : Đường bờ biển của nước ta dài 3260 km, chạy từ: A. Tỉnh Quảng Ninh đến tỉnh Kiên Giang B. Tỉnh Quảng Ninh đến tỉnh Cà Mau C. Tỉnh Lạng Sơn đế tỉnh Cà Mau D. Tỉnh lạng Sơn đến tỉnh Kiên Giang Câu 8: Địa hình thấp dưới 1000m chiếm khoảng bao nhiêu % của phần đất liền Việt Nam: A. 55% B. 65% C. 75% D. 85% II. Tự luận (3,0 điểm) Câu 1 (1,5 điểm). Em hãy trình bày đặc điểm vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của Việt Nam. Câu 2 (1,5 điểm). a. Em hãy chứng minh khoáng sản nước ta khá phong phú và đa dạng . b. Địa phương nơi em đang ở thuộc dạng địa hình nào? Những thuận lợi của địa hình đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương em. HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM A. PHẦN LỊCH SỬ: B. PHẦN ĐỊA LÍ: I. Trắc nghiệm (mỗi câu trả lời đúng 0,25 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án C A B D C D A D II. Tự luận Câu Nội dung chính Điểm 1 (1,5 điểm) Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ Phạm vi lãnh thổ Bao gồm: vùng đất, vùng biển và vùng trời. - Vùng đất: diện tích 331212km2 gồm toàn bộ phần đất liền và các hải đảo. - Vùng biển của Việt Nam ở Biển Đông có diện tích khoảng 1 triệu km2, gồm 5 bộ phận: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. - Vùng trời là khoảng không gian bao trùm lên lãnh thổ nước ta. 0,75 Vị trí địa lí - Việt Nam nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực Đông Nam Á. - Tiếp giáp: + Phía bắc giáp: Trung Quốc. + Phía tây giáp Lào và Campuchia. + Phía đông và nam giáp Biển Đông. 0,75 2 (1,5 điểm) a. Tài nguyên khoáng sản nước ta khá phong phú và đa dạng - Nước ta đã xác định được trên 5.000 mỏ và điểm quặng của hơn 60 loại khoáng sản khác nhau. - Có đủ các nhóm khoáng sản, như: khoáng sản năng lượng, khoáng sản kim loại và phi kim loại. 0,5 b. Liên hệ phân tích thuận lợi của địa hình đối với sự phát triển kinh tế địa phương - Địa phương em thuộc khu vực địa hình đồi núi - Thuận lợi: Hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi và lâm nghiệp. Địa phương em nổi tiếng trong việc trồng các loại cây ăn quả như: Xoài, ổi, mítvà cây CN lâu năm như : Cà phê,tiêu, điều 1,0 --- Hết ---
Tài liệu đính kèm: