PHÒNG GD-ĐT TUY AN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI NĂM TRƯỜNG TIỂU HỌC AN CƯ SỐ 2 Năm học: 2015 – 2016 LỚP 4A1 MA TRẬN ĐỀ MÔN TIẾNG VIỆT Mạch kiến thức, kĩ năng Số câu và số điểm Mức 1 Mức 2 Mức 3 Tổng TL HT khác TL HT khác TL HT khác TL HT khác 1.Đọc a) Đọc thành tiếng Số câu Số điểm 2,0 2,0 1,0 5,0 b) Đọc hiểu Số câu Số điểm 3,0 1,0 1,0 5,0 2.Viết a) Chính tả Số câu Số điểm 5,0 5,0 b) Tập làm văn Số câu Số điểm 3,0 2,0 5,0 Tổng Số câu Số điểm 3,0 7,0 4,0 2,0 3,0 1,0 10,0 10,0 Ghi chú: Điểm Tiếng Việt = (Điểm đọc + Điểm viết) : 2 TRƯỜNG TH AN CƯ SỐ 2 Họ và tên: .... Lớp: 4A1 BÀI KIỂM TRA CUỐI NĂM Năm học: 2015 – 2016 Môn: Tiếng Việt ( Đọc) -----o0o----- MP "--------------------------------------------------------------------------- Điểm Nhận xét của giáo viên MP .../5đ 1/ ĐỌC THÀNH TIẾNG .../5đ 2/ĐỌC HIỂU. ( thời gian 25 phút) Đường đi Sa Pa Xe chúng tôi leo chênh vênh trên dốc cao của con đường xuyên tỉnh. Những đám mây trắng nhỏ xà xuống cửa kính ô tô tạo nên cảm giác bồng bềnh huyền ảo. Chúng tôi đang đi bên những thác trắng xóa tựa mây trời, những rừng cây âm âm, những bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa. Tôi lim dim mắt ngắm mấy con ngựa đang ăn cỏ trong một vườn đào ven đường. Con đen huyền, con trắng tuyết, con đỏ son, chân dịu dàng, chùm đuôi cong lướt thướt liễu rủ. Buổi chiều, xe dừng lại ở một thị trấn nhỏ. Nắng phố huyện vàng hoe. Những em bé Hmông, những em bé Tu Dí, Phù Lá cổ đeo móng hổ, quần áo sặc sỡ đang chơi đùa trước cửa hàng. Hoàng hôn, áp phiên của phiên chợ thị trấn, người ngựa dập dìu chìm trong sương núi tím nhạt. Hôm sau chúng tôi đi Sa Pa. Phong cảnh ở đây thật đẹp. Thoắt cái, lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu. Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận. Thoắt cái, gió xuân hây hẩy nồng nàn với những bông hoa lay ơn màu đen nhung hiếm quý. Sa Pa quả là món quà tặng diệu kì mà thiên nhiên dành cho đất nước ta. Theo Nguyễn Phan Hách .../1đ * Đọc thầm bài “Đường đi Sa Pa”. Trả lời các câu hỏi sau: 1. Câu văn nào cho thấy tác giả tả con ngựa rất tinh tế? .. .../1đ .. 2. Bài văn thể hiện tình cảm của tác giả đối với cảnh đẹp Sa Pa như thế nào? .../0.5đ .. 3. Trong câu “Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận.” Từ láy là .../0.5đ .. 4. Trạng ngữ trong câu “Buổi chiều, xe dừng lại ở một thị trấn nhỏ.” Là: .../1đ .. 5. Em hãy giải nghĩa từ “Gan dạ” ? .../1đ .. 6. Đặt một câu kể và tìm bộ phận chính của câu đó. .. .. TRƯỜNG TH AN CƯ SỐ 2 Họ và tên: .... Lớp: 4A1 BÀI KIỂM TRA CUỐI NĂM Năm học: 2015 – 2016 Môn: Tiếng Việt (Viết) -----o0o----- MP "------------------------------------------------------------------------- Điểm Nhận xét của giáo viên MP ... /5đ Thời gian làm bài 40 phút không kể thời gian phát đề 1. Chính tả: (Thời gian 15phút) ... /5đ 2. Tập làm văn: (Thời gian 25phút) Tả một con vật nuôi mà em yêu thích. Thí sinh không được ghi vào phần này "----------------------------------------------------------------------------------------- HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ ĐIỂM MÔN TIẾNG VIỆT I. MÔN: TIẾNG VIỆT A/KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm) 1/ĐỌC THÀNH TIẾNG: (5 Điểm) HS bốc thăm đọc một đoạn khoảng 90 tiếng/phút, sau đó trả lời một câu hỏi về nội dung đoạn đó. GV nêu. - GV ghi điểm dựa vào những yêu cầu sau: + Đọc đúng tiếng, đúng từ : 1điểm (Đọc sai dưới 2 tiếng : 1đ; đọc sai 2->4 tiếng: 0,5đ ; đọc sai quá 5 tiếng: 0đ) + Ngắt, nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa (có thể mắc lỗi về ngắt, nghỉ hơi ở 1 hoặc 2 chỗ) : 1điểm (không ngắt, nghỉ hơi đúng ở 3-4 dấu câu: 0,5đ ; không ngắt nghỉ hơi đúng ở 5 dấu câu trở lên: 0đ) +Tốc độ đọc đạt yêu cầu 90 tiếng/ 1phút: 1điểm (Đọc chậm so với yêu cầu: 0,5đ; đọc quá chậm, phải đánh vần nhẩm: 0đ) +Giọng đọc: bước đầu biết đọc diễn cảm phù hợp ND bài: 1điểm + Trả lời đúng câu hỏi do GV nêu: 1điểm (Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: 0,5đ; trả lời sai hoặc không trả lời được:0đ) TRẢ LỜI CÂU HỎI: Câu1: * Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa (Trang 21) (Đoạn từ: Trần Đại Nghĩa tên thậtchế tạo vũ khí ) Nêu tiểu sử của Trần Đại Nghĩa trước khi theo Bác Hồ về nước. (Trần Đại Nghĩa tên thật là Phạm Quang Lễ; quê ở Vĩnh Long; học trung học ở Sài Gòn, năm 1935 sang Pháp học đại học theo học đồng thời cả 3 ngành: kĩ sư cầu cống, kĩ sư Điện, kĩ sư hàng không.) Câu2: * Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa (Trang 21) (Đoạn từ: Năm 1946 tiêu diệt xe tăng và lô cốt của giặc) Em hiểu “nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ Quốc” nghĩa là gì? (Đất nước đang bị giặc xâm lăng , nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc là nghe theo tình cảm yêu nước, trở về xây dựng và bảo vệ đất nước.) Câu3: * Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa (Trang 21) (Đoạn từ: Năm 1946 tiêu diệt xe tăng và lô cốt của giặc) Giáo sư Trần Đại Nghĩa có đóng góp gì lớn trong kháng chiến? (Trên cương vị Cục trưởng Cục Quân Giới, ông đã cùng anh em nghiên cứu chế tạo ra loại vũ khí có sức công phá lớn: súng ba-đô-ca, súng không giật bom bay tiêu diệt xe tăng và lô cốt giặc.) (Đoạn từ: Bên cạnh những cống hiến xuất sắc Kĩ thuật Nhà nước) Câu4:* Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa (Trang 21) (Đoạn từ: Bên cạnh những cống hiến xuất sắc Kĩ thuật Nhà nước) Nêu đóng góp của ông Trần Đại Nghĩa cho sự nghiệp xây dựng Tổ Quốc? (Ông có công lớn trong việc xây dựng nền khoa học trẻ tuổi của nước nhà. Nhiều năm liền, giữ cương vị chủ nhiệm UBKHKT Nhà nước) Câu5: * Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa (Trang 21) (Đoạn từ: Những cống hiến của Giáo sư nhiều huân chương cao quý.) Nhà nước đánh giá cao những cống hiến của ông Trần Đại Nghĩa như thế nào? (Năm 1948, ông được phong thiếu tướng. Năm 1952 ông được tuyên dương Anh hùng Lao động. Ông còn được nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh và nhiều huân chương cao quý.) Câu6:* Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa (Trang 21) Đoạn từ: Những cống hiến của Giáo sư nhiều huân chương cao quý.) Nhờ đâu ông Trần Đại Nghĩa có được những cống hiến lớn như vậy? (Nhờ ông yêu nước, tận tụy hết lòng vì nước; ông là nhà khoa học xuất sắc, ham nghiên cứu, học hỏi.) Câu7: * Vương quốc vắng nụ cười ( Trang 132) (Đoạn từ: Ngày xửa ngày xưa chuyên về môn cười) Tìm những chi tiết cho thấy cuộc sống ở vương quốc nọ rất buồn. (Mặt trời không muốn dậy...tiếng gió thở dài trên những mái nhà.) Câu8: * Vương quốc vắng nụ cười ( Trang 132) (Đoạn từ: Ngày xửa ngày xưa chuyên về môn cười) Vì sao cuộc sống ở vương quốc ấy buồn chán như vậy ? (Vì dân cư ở đó không ai biết cười.) Câu9:* Vương quốc vắng nụ cười ( Trang 132) (Đoạn từ: Ngày xửa ngày xưa chuyên về môn cười) Nhà vua đã làm gì để thay đổi tình hình ? (Vua cử một viên đại thần đi du học nước ngoài, chuyên về môn cười cợt.) Câu10:* Vương quốc vắng nụ cười ( Trang 132) (Đoạn từ: Một năm trôi qua Nhà vua phấn khởi ra lệnh.) Kết quả việc nhà vua làm ra sao ? (Sau một năm, viên đại thần trở về, xin chịu tội vì đã gắn hết sức nhưng học không vào. Các quan nghe vậy ỉu xìu, còn nhà vua thì thở dài. Không khí triều đình ảo não.) Câu11* Vương quốc vắng nụ cười ( Trang 132) (Đoạn từ: Một năm trôi qua Nhà vua phấn khởi ra lệnh.) Điều gì bất ngờ xảy ra ở phần cuối đoạn này? ( Bắt được một kẻ đang cười sằng sặc ngoài đường) Câu12* Vương quốc vắng nụ cười ( Trang 132) (Đoạn từ: Một năm trôi qua Nhà vua phấn khởi ra lệnh.) Thái độ của nhà vua như thế nào khi nghe tin đó ? (Vua phấn khởi ra lệnh dẫn người đó vào) Câu13: * Đường đi Sa Pa (Trang 102) (Đoạn từ: Xe chúng tôi leo chênh vênh chùm đuôicong lướt thướt liễu rủ.) Mỗi đoạn trong bài là 1 bức tranh đẹp về cảnh và người. Hãy miêu tả những điều em hình dung được về mỗi bức tranh ấy ? (Du khách đi lên Sa Pa có cảm giác như đi trong những đám mây trắng bồng bền, huyển ảo, đi giữa những nét trắng xóa tựa mây trời, đi giữa những đám cây âm âm , giữa những cảnh vật rực rỡ sắc màu: Những bông chuối rực lên như ngọn lửa; những con ngựa ăn cỏ trong vườn đào; con đen huyền, con trắng, con đỏ son, chùm đuôi cong lướt thướt liễu rủ.) Câu14: * Đường đi Sa Pa (Trang 102) (Đoạn từ: Xe chúng tôi leo chênh vênh chùm đuôicong lướt thướt liễu rủ.) Những bức tranh phong cảnh bằng lời trong bài thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả. Hãy nêu 1 chi tiết thể hiện sự quan sát tinh tế ấy ? (Học sinh có thể nêu một trong những chi tiết sau: Những đám mây trắng nhỏ xà xuống tựa mây trời./ Những bông chuối rực lên như ngọn lửa./ Những con ngựa nhiều màu sắc: con đen huyền, con trắng, con đr son, chùm đuôi cong lướt thướt liễu rũ./ Nắng phố huyện vàng hoe./ Sương núi tím nhạt./ Sự thay đổi mùa ở Sa Pa: . Nồng nàn,) Câu15:* Đường đi Sa Pa (Trang 102) (Đoạn từ: Buổi chiều, mà thiên nhiên dành cho đất nước ta.) Vì sao tác giả gọi Sa Pa là “món quà diệu kì” của thiên nhiên”? (Vì phong cảnh Sa Pa rất đẹp. Vì sự đổi mùa trong một ngày ở Sa Pa rất lạ lùng, hiếm có.) Câu16:* Đường đi Sa Pa (Trang 102) (Đoạn từ: Buổi chiều, mà thiên nhiên dành cho đất nước ta.) Bài văn thể hiện tình cảm của tác giả đối với cảnh đẹp Sa Pa như thế nào? (Tác giả ngưỡng mộ , háo hức trước cảnh đẹp Sa Pa . Ca ngợi : Sa Pa quả là món quà tặng diệu kì của thiên nhiên dành cho đát nước ta.) Câu17 * Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất (Trang114) (Đoạn từ: Ngày 20 tháng 9 năm 1519 là Thái Bình Dương) Ma-gien-lăng thực hiện cuộc thám hiểm với mục đích gì? (Cuộc thám hiểm của Ma -gien-lăng có nhiệm vụ khám phá những con đường trên biển dẫn đến những vùng đất mới) Câu18:* Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất (Trang114) (Đoạn từ: Thái Bình Dương bát ngátkết quả công việc mình làm.) Đoàn thám hiểm đã gặp những khó khăn gì dọc đường? (Cạn thức ăn, hết nước ngọt, thủy thủ phải uống nước tiểu, ninh nhừ giày và thắt lưng da để ăn. Mỗi ngày có vài ba người chết phải ném xác xuống biển. Phải giao tranh với thổ dân) Câu19* Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất (Trang114) (Đoạn từ: Những thủy thủ còn lại và nhiều vùng đất mới) Đoàn thám hiểm đã bị thiệt hại như thế nào? (Ra đi với 5 chiếc thuyền, đoàn thám hiểm mất 4 thuyền lớn, hai trăm người bỏ mạng đọc đường, trong đó có Ma -gien-lăng bỏ mình trong cuộc giao tranh với dân đảo Ma -tan. Chỉ còn một chiếc thuyền với 18 thủy thủ sống sót.) Câu20:* Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất (Trang114) (Đoạn từ: Những thủy thủ còn lại và nhiều vùng đất mới) Đoàn thám hiểm đã đạt những kết quả gì? (Chuyến tham hiểm kéo dài 1083 ngày đã khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện từ Thái Bình Dương và nhiều vùng đất mới.) Câu21: * Ăng-co Vát (Trang 123) (Đoạn từ: Ăng-co Vát là một công trình. kín khít như xây gạch vữa.) Ăng-co Vát được xây dựng ở đâu và từ bao giờ? (Ăng-co Vat được xây dựng ở Cam -pu-chia từ đầu thế kỉ thứ 12.) Câu22:* Ăng-co Vát (Trang 123) (Đoạn từ: Ăng-co Vát là một công trình. kín khít như xây gạch vữa.) Khu đền chính đồ sộ như thế nào? (Gồm ba tầng vối những ngọn tháp lớn, ba tầng hành lang dài gần 1500 mét. Có 398 gian phòng) 2/ĐỌC HIỂU: (5 Điểm) 1.(1đ) Con đen huyền, con trắng tuyết, con đỏ son, chân dịu dàng, chùm đuôi cong lướt thướt liễu rủ. 2. (1đ) Tác giả ngưỡng mộ, háo hức trước cảnh đẹp Sa Pa. 3. (0,5đ) long lanh 4. (0,5đ) Trạng ngữ trong câu là: Buổi chiều, 5. (1đ) Gan dạ” là không sợ nguy hiểm 6. (1đ) Đặt được một câu kể đạt (0,5đ) Tìm bộ phận chính của câu đó. (0,5đ) B.KIỂM TRA VIẾT: (40’) (10 điểm) 1/CHÍNH TẢ: (5đ) (15 phút) Đường đi Sa Pa (Đoạn từ: Từ Hôm sau đến thiên nhiên dành cho đất nước ta.) Hôm sau chúng tôi đi Sa Pa. Phong cảnh ở đây thật đẹp. Thoắt cái, lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu. Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận. Thoắt cái, gió xuân hây hẩy nồng nàn với những bông hoa lay ơn màu đen nhung hiếm quý. Sa Pa quả là món quà tặng diệu kì mà thiên nhiên dành cho đất nước ta. Theo Nguyễn Phan Hách * Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn: 5đ * Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (Sai phụ âm đầu, vần, thanh, không viết hoa đúng quy định, thiếu dấu câu ) trừ 0,5 điểm. 2/ TẬP LÀM VĂN (5đ) (25 phút) a. Nội dung: (3 điểm) * Mở bài: (1 điểm) - Giới thiệu được con vật. * Thân bài: Miêu tả con vật: (1 điểm) -Miêu tả hình dáng của con vật. (0,5điểm) -Tả thói quen sinh hoạt hoặc một vài hoạt động chính của con vật. (0,5 điểm) * Kết thúc: (1 điểm) -Nêu cảm nghĩ; ích lợi của con vật; tình cảm của người tả đối với con vật. b. Đảm bảo bố cục bài văn, viết câu đúng ngữ pháp, đúng từ, bài văn có dùng hình ảnh so sánh, nhân hóa,bài văn sinh động (2đ) (Tuỳ theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt có thể cho các mức điểm: 5- 4,5 - 4 - 3,5 - 3 - 2,5 - 2 - 1,5- 1- 0,5.) An Cư, ngày 05 tháng 5 năm 2016 Xét duyệt của Hiệu trưởng Giáo viên ra đề Nguyễn Văn Hoàng Giáo viên nhận lớp Giáo viên chủ nhiệm Trương Thảo Bùi Thị Hướng MA TRẬN ĐỀ MÔN TOÁN Mạch kiến thức, kĩ năng Số câu và số điểm Mức 1 Mức 2 Mức 3 Tổng TL HT khác TL HT khác TL HT khác TL HT khác 1.Nhận biết khái niệm ban đầu về phân số, tính chất cơ bản của phân số, phân số bằng nhau, rút gọn phân số, so sánh phân số; viết các phân số theo thứ tự từ lớn đến bé và ngược lại. Số câu 1 1 Số điểm 1.0 1.0 2.Cộng, trừ, nhân, chia hai phân số; cộng, trừ, nhân phân số với số tự nhiên; chia phân số cho số tự nhiên khác 0. Tìm một thành phần chưa biết trong phép tính với các phân số. Số câu 2 2 Số điểm 1.5 1.5 3.Chuyển đổi, thực hiện phép tính với số đo khối lượng, diện tích, thời gian. Số câu 1 1 Số điểm 1.5 1.5 4.Nhận biết hình bình hành, hình thoi và một số đặc điểm của nó; tính chu vi, diện tích hình chữ nhật, hình bình hành, hình thoi. Số câu 1 1 2 Số điểm 1.0 1 2.0 5.Giải bài toán có đến 3 bước tính với các số tự nhiên hoặc phân số trong đó có các bài toán: Tìm số trung bình cộng; Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó; Tìm hai số khi biết tổng(hiệu) và tỉ số của hai số đó; Tìm phân số của một số. Số câu 1 1 2 Số điểm 2 2 4.0 Tổng Số câu 5 2 1 8 Số điểm 5.0 3.0 2.0 10.0 TRƯỜNG TH AN CƯ SỐ 2 Họ và tên: .... Lớp: 4A1 BÀI KIỂM TRA CUỐI NĂM Năm học: 2015 – 2016 Môn: Toán -----o0o----- MP "--------------------------------------------------------------------------- Điểm Nhận xét của giáo viên MP Thời gian làm bài 40 phút không kể thời gian phát đề ......../1đ 1/ Cho các phân số: a) Viết các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn:.. b) Viết các phân số theo thứ tự từ lớn đến bé:......../1đ 2/ Nêu đặc điểm của các hình sau: a) Đặc điểm của hình thoi là: . .. b) Đặc điểm của hình bình hành là: .. ......../1đ 3/ Tính rồi rút gọn. a) . c) b) . d) ......../0.5đ 4/ Tìm x: .. .. .. ........../1.5đ 5/Tính rồi điền vào chỗ chấm: a) 124dm2 + 176d m2 = dm2 = m2 c) 112 tấn x 3 =.tấn =tạ; b) giờ - giờ = . giờ = .. phút ........../1đ 4cm 5cm 6cm P Q M N 6/ Cho hình vẽ sau. Tính và điền vào chỗ chấm. A B C D H 6cm 5cm 8cm a) Hình bình hành ABCD có: - Chu vi là: ..cm - Diện tích là: ..cm2 b)Hình thoi MNPQ có: - Chu vi là:cm - Diện tích là: cm2 Thí sinh không được ghi phần này -------------------------------------------------------------------------------------------------------- ....../2đ 7/ Lớp 4A và lớp 4B trồng được tất cả 50 cây. Lớp 4A trồng được nhiều hơn lớp 4B là 10 cây. a) Tính số cây mỗi lớp? b) Trung bình mỗi lớp trồng được bao nhiêu cây? Bài giải .. .. .. .. .. .. .. .. .. ......./2đ 8/ Một hình chữ nhật có tổng chiều dài và chiều rộng là 20cm.Chiều rộng bằng chiều dài. Tính diện tích hình chữ nhật đó? Bài giải .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ ĐIỂM MÔN TOÁN 1/(1đ) Mỗi yêu cầu được 0,5đ a) Từ bé đến lớn:. b) Tự từ lớn đến bé: 2/ (1đ) Nêu đúng đặc điểm mỗi hình được 0,5đ a) Đặc điểm của hình thoi là:Có hai cặp cạnh đối diện song song và bốn cạnh bằng nhau. b) Đặc điểm của hình bình hành là: Có hai cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau. 3/ (1đ) Làm đúng mỗi phép tính được 0,25 điểm (chưa rút gọn được 0,2đ) Tính rồi rút gọn. a) c) b) d) 4/ (0,5đ)Tìm x: Làm đúng được 0,5 đ 5/(1,5đ) Tính đúng mỗi phép tính được 0,25đ, đổi đúng đơn vị được 0,25đ a) 124dm2 + 176 dm2 = 300 dm2 = 3 m2 c) 112 tấn x 3 =336 tấn = 3360 tạ; b giờ - giờ = giờ = 10 phút 6/ (1đ) Điền đúng mỗi chỗ được 0,25 điểm a) Hình bình hành ABCD có: - Chu vi là: 28 cm - Diện tích là: 40 cm2 b)Hình thoi MNPQ có: - Chu vi là: 20 cm - Diện tích là: 12 cm2 7/(2điểm) a) Số cây lớp 4A trồng được là: (0,25đ) ( 50+10): 2= 30(cây) (0,25đ) Số cây lớp 4B trồng được là: (0,25đ) 30-10=20 (cây) (0,25đ) b) Trung bình mỗi lớp trồng được là: (0,25đ) (30+20):2 =25 (cây) (0,5đ) ( Hoặc 50:2=25 (cây) ) Đáp số :a) Lớp 4A : 30 cây (0,25đ) Lớp 4B: 20 cây b) 25 cây 8/ (2điểm) Tổng số phần bằng nhau là: (0,2đ) 2+3= 5( phần) (0,25) Chiều dài hình chữ nhật là: (0,2đ) (20:5) x 3= 12 (cm) (0,25đ) Chiều rộng hình chữ nhật là: (0,2đ) 20 - 12 = 8 (cm) (0,25đ) Diện tích hình chữ nhật là: (0,2đ) 12 x 8 = 96 (cm2) (0,25đ) Đáp số: 96 (cm2) (0,2đ) An Cư, ngày 05 tháng 5 năm 2016 Xét duyệt của Hiệu trưởng Giáo viên ra đề Nguyễn Văn Hoàng Giáo viên nhận lớp Giáo viên chủ nhiệm Trương Thảo Bùi Thị Hướng MA TRẬN ĐỀ MÔN KHOA HỌC Mạch kiến thức, kĩ năng Số câu và số điểm Mức 1 Mức 2 Mức 3 Tổng TL HT khác TL HT khác TL HT khác TL HT khác 1. Thành phần các chất dinh dưỡng có trong thức ăn và vai trò của không khí, nước trong đời sống. Số câu 1 1 Số điểm 2 2 2. Vai trò của thực vật đối với sự sống trên Trái Đất. Sự trao đổi chất giữa thực vật, động vật với môi trường Số câu 2 2 Số điểm 3 3 3. Kỹ năng phán đoán, giải thích về nước, không khí, ánh sáng, nhiệt. Số câu 1 1 2 Số điểm 3 2 5 Tổng Số câu 2 2 1 5 Số điểm 5,0 3,0 2,0 10,0 TRƯỜNG TH AN CƯ SỐ 2 Họ và tên: .... Lớp: 4A1 BÀI KIỂM TRA CUỐI NĂM Năm học: 2015 – 2016 Môn: Khoa học -----o0o----- MP "-------------------------------------------------------------------------- Điểm Nhận xét của giáo viên MP Thời gian làm bài 40 phút không kể thời gian phát đề .../3đ Câu 1: Điều gì sẽ xảy ra nếu Trái Đất không được Mặt Trời sưởi ấm ? .. .. .. .. .. .. .. Câu 2: .../2đ Trong quá trình sống, động vật cần lấy vào cơ thể và thải ra môi trường những gì? .. .. .. ...../1đ Câu 3: Em hãy nêu một ví dụ về chuỗi thức ăn trong tự nhiên? .. .. .../2đ Câu 4: Nêu một số cách có thể sử dụng chống ô nhiễm bầu không khí. .. .. .. .. .. .../2đ Câu 5: Khi đun nước sôi, ta thường thấy có những giọt nước đọng lại trên nắp ấm. Em hãy giải thích hiện tượng đó? .. .. .. .. HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ ĐIỂM KHOA HỌC: (40’) (10 điểm) Câu 1 : (3điểm) Gió sẽ ngừng thổi. Trái Đất sẽ trở nên lạnh giá. (1đ) Khi đó, nước trên Trái Đất sẽ ngừng chảy và đóng băng, sẽ không có mưa. (1đ) Trái Đất sẽ trở thành một hành tinh chết, không có sự sống. (1đ) Câu 2 : (2điểm) - Lấy vào (hấp thụ): Khí ô-xi, nước, các chất hữu cơ trong thức ăn (lấy từ thực vật hoặc động vật khác). (1đ) - Thải ra: khí các-bô-níc, nước tiểu, các chất thải khác. (1đ) Câu 3 : (1điểm) - Tùy theo ví dụ các em đưa ra mà đánh giá điểm phù hợp. Câu 4 : (2điểm) Một số cách chống ô nhiễm bầu không khí như: - Thu gom và xử lí phân, rác hợp lí (0,5đ) - Giảm lượng khí thải độc hại của xe có động cơ và của nhà máy (0,5đ) - Giảm bụi, khói đun bếp (0,5đ) - Bảo vệ rừng và trồng nhiều cây xanh, (0,5đ) Câu 5 : (2điểm) - Nêu được sự bay hơi của nước khi có nhiệt độ . (1đ) - Sự ngưng tụ của hơi nước trên nắp ấm. (1đ) (Tùy thuộc vào mức độ giải thích của các em mà ghi điểm nếu có ý đúng). An Cư, ngày 05 tháng 5 năm 2016 Xét duyệt của Hiệu trưởng Giáo viên ra đề Nguyễn Văn Hoàng Giáo viên nhận lớp Giáo viên chủ nhiệm Trương Thảo Bùi Thị Hướng MA TRẬN ĐỀ MÔN LỊCH SỬ - ĐỊA LÝ Mạch kiến thức, kĩ năng Số câu và số điểm Mức 1 Mức 2 Mức 3 Tổng TL HT khác TL HT khác TL HT khác TL HT khác 1. Nước Đại Việt buổi đầu thời Hậu Lê Số câu 1 1 Sốđiểm 2 2 2. Nhà Tây Sơn Số câu 1 1 Số điểm 1 1 3. Buổi đầu thời Nguyễn(1802-1858) Số câu 1 1 Số điểm 2 2 4. Đặc điểm của đồng bằng Số câu 1 1 Số điểm 1 1 5. Vùng biển Việt Nam Số câu 1 1 Số điểm 3 3 6. Hệ thống một số hoạt động sản xuất chính ở đồng bằng duyên hải miền Trung. Số câu 1 1 Số điểm 1 1 Tổng Số câu 2 2 2 6 Số điểm 5,0 3,0 2,0 10,0 TRƯỜNG TH AN CƯ SỐ 2 Họ và tên: ........ Lớp: 4A1 BÀI KIỂM TRA CUỐI NĂM Năm học: 2015 – 2016 Môn: Lịch sử - Địa lí -----o0o----- MP "-------------------------------------------------------------------------------- Điểm Nhận xét của giáo viên MP Thời gian làm bài 40 phút không kể thời gian phát đề .../2đ Câu 1: Nhà Hậu Lê đặc biệt là vua Lê Thánh Tông đã làm gì để quản lý đất nước? .. .. .. .../2đ Câu 2: Vì sao kinh thành Huế được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới? .. .. .. .. .../1đ Câu 3: Vua Quang Trung ban “Chiếu lập học”, ông nói: Xây dựng đất nước lấy việc học làm đầu”. Em hiểu câu nói đó như thế nào? .. .. .. .../3đ Câu 4: Nêu vai trò của biển đối với nước ta? .. .. .. .. .. .../1đ Câu 5: Nêu đặc điểm khí hậu vùng đồng bằng duyên hải miền Trung? .. .. .. .. .../1đ Câu 6 : Kể những hoạt động sản xuất chính của người dân ở đồng bằng duyên hải miền Trung? Trong những hoạt động đó hoạt động nào không có ở quê em? .. .. .. .. HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ ĐIỂM LỊCH SỬ – ĐỊA LÝ: (40’) (10 điểm) Câu 1: (2điểm) - Vua Lê Thánh Tông đã cho vẽ bản đồ. (1đ) - Soạn Bộ Luật Hồng Đức để bảo vệ chủ quyền dân tộc và trật tự xã hội (1đ) Câu 2: (2điểm) - Vì kinh thành Huế là một quần thể các công trình kiến trúc và nghệ thuật tuyệt đẹp. (1đ) - Đây là một di sản văn hóa chứng tỏ tài hoa và sáng tạo của nhân dân ta. (1đ) Câu 3:(1điểm) Đất nước muốn phát triển được cần phải coi trọng việc học hành. (1đ) Câu 4: (3điểm) - Biển của nước ta có nhiều tài nguyên quí như: là kho muối, có nhiều hải sản, khoáng sản, bãi tắm đẹp, (1đ) - Điều hòa khí hậu (1đ) - Nhiều vũng vịnh để xây dựng cảng biển. (1đ) Câu 5: (1điểm) - Mùa hạ, tại đây thường khô, nóng và bị hạn hán. (0,5đ) - Cuối năm thường có mưa lớn và bão dễ gây ngậpp lụt. (0,5đ) Câu 6:(1điểm) Kể những hoạt động sản xuất chính của người dân ở đồng bằng duyên hải miền Trung? Trong những hoạt động đó, hoạt động nào không có ở quê em? - Nghề nông, làm muối, đánh bắt, nuôi trồngvà chế biến thủy hải sản. (0,5đ) - Hoạt động làm muối không có ở quê em (0,5đ) An Cư, ngày 05 tháng 5 năm 2016 Xét duyệt của Hiệu trưởng Giáo viên ra đề Nguyễn Văn Hoàng Giáo viên nhận lớp Giáo viên chủ nhiệm Trương Thảo Bùi Thị Hướng
Tài liệu đính kèm: