Đề kiểm tra cuối năm môn Tiếng Việt 4 - Năm học 2018-2019 - Trường Tiểu Học Hà Trung

doc 6 trang Người đăng duthien27 Lượt xem 444Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối năm môn Tiếng Việt 4 - Năm học 2018-2019 - Trường Tiểu Học Hà Trung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra cuối năm môn Tiếng Việt 4 - Năm học 2018-2019 - Trường Tiểu Học Hà Trung
Trường Tiểu Học Hà Trung
Họ và tên: 
Lớp: 4/ 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI NĂM
Năm học: 2018 – 2019
Môn : Tiếng Việt
(Thời gian: 90 phút)
Giám sát kiểm tra 1: ........ Giám sát kiểm tra 2: ............... 
Điểm
Bằng số:.............
Bằng chữ:..........
Giáo viên nhận xét
GV đánh giá 1:  GV đánh giá 2:....
PHẦN ĐỌC - HIỂU: ( 10 điểm)
ĐỌC THẦM VÀ LÀM BÀI TẬP: (7 điểm). 
Cho văn bản sau: 
 Kiến Mẹ và các con
Gia đình kiến rất đông. Kiến Mẹ có những chín nghìn bảy trăm con. Tối nào cũng vậy, trong phòng ngủ của các con, Kiến Mẹ vô cùng bận rộn. Kiến Mẹ phải dỗ dành, hôn lên má từng đứa con và nói:
- Chúc con ngủ ngon! Mẹ yêu con.
Cứ như vậy cho đến lúc mặt trời mọc, lũ kiến con vẫn chưa được mẹ hôn hết lượt. Điều đó làm Kiến Mẹ không yên lòng. Thế là, suốt đêm Kiến Mẹ không ngủ để chăm sóc đàn con.
Thấy Kiến Mẹ vất vả quá, bác Cú Mèo đã nghĩ cách để giúp Kiến Mẹ có thời gian nghỉ ngơi. Buổi tối, khi đến giờ đi ngủ, tất cả lũ kiến con đều lên giường nằm trên những chiếc đệm xinh xắn. Sau đó, Kiến Mẹ đến thơm vào má chú kiến con nằm ở hàng đầu tiên. Sau khi được mẹ thơm, chú kiến này bèn quay sang thơm vào má chú kiến bên cạnh và thầm thì :
- Đây là mẹ gửi một cái hôn cho em đấy!
Cứ thế, lần lượt các chú kiến con hôn truyền cho nhau và nhờ thế Kiến Mẹ có thời gian chợp mắt mà vẫn âu yếm được tất cả đàn con.
 (Theo Chuyện của mùa Hạ)
Dựa vào nội dung bài đọc. Em hãy khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng và hoàn thành bài tập dưới đây:
1.Mỗi buổi tối Kiến Mẹ thường làm gì trong phòng ngủ của các con?
Đếm lại cho đủ những đứa con yêu.
Dỗ dành và hôn lên má từng đứa con.
Kể chuyện cổ tích và ru cho các con ngủ.
Đắp chăn cho từng đứa con yêu.
2. Điều gì làm cho Kiến Mẹ không yên lòng và suốt đêm không được nghỉ? 
Cho đến lúc mặt trời mọc vẫn chưa hôn hết được các con. 
Lũ kiến con thức suốt đêm đẻ chờ mẹ hôn hết lượt.
Khó lòng đếm xuể chín nghìn bảy trăm đứa con. 
Chờ các con đi kiếm ăn ở xa trở về đầy đủ. 
Bác Cú Mèo đã nghĩ ra cách gì để Kiến Mẹ được nghỉ ngơi?
..
..
..
4. Em hãy đặt tên cho câu chuyện này?
..
..
5. Qua bài đọc trên, em hãy viết vài dòng nói lên suy nghĩ của em về mẹ mình.
..
..
..
6. Trong câu: “Thấy Kiến Mẹ vất vả quá, bác Cú Mèo đã nghĩ cách để giúp Kiến Mẹ có thời gian nghỉ ngơi”. Có các từ láy là:
nghỉ ngơi, thời gian.
thời gian, nghĩ cách.
vất vả, nghĩ cách.
vất vả , nghỉ ngơi
7. Trong câu: “Tất cả lũ kiến con đều lên giường nằm trên những chiếc đệm xinh xắn”. Bộ phận nào là vị ngữ?
Nằm trên những chiếc đệm xinh xắn.
Lũ kiến con đều lên giường nằm. 
Đều lên giường nằm trên những chiếc đệm xinh xắn. 
Lũ kiến con đều lên giường nằm trên những chiếc đệm xinh xắn. 
8. Nối từ ở cột A với từ ở cột B sao cho thích hợp:
A
 B
Kiến Mẹ
danh từ
xinh xắn
động từ
dỗ dành
tính từ
9. Em hãy đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm trong câu dưới đây:
Kiến Mẹ phải dỗ dành, hôn lên má từng đứa con.
Câu hỏi của em là: ...
II. ĐỌC THÀNH TIẾNG 3 điểm (Thời gian: 1 phút)
 Học sinh đọc một đoạn văn thuộc một trong các bài sau và trả lời 1 hoặc 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.
1. Ông Trạng thả diều 
(Đoạn từ “Ban ngày  tầng mây.”, sách TV4, tập 1 - trang 104)
2. Người tìm đường lên các vì sao
 (Đoạn từ “Từ nhỏ,  bao nhiêu là sách.”, sách TV4, tập 1 - trang 125)
3. Văn hay chữ tốt 
 (Đoạn từ “Thuở đi học  sao cho đẹp.”, sách TV4, tập 1 - trang 129)
4. Kéo co 
 (Đoạn từ “Làng Tích Sơn  thắng cuộc.”, sách TV4, tập 1 - trang 155)
 B. PHẦN VIẾT (10 điểm)
I. CHÍNH TẢ: (Nghe – viết) (2 điểm) Thời gian :15 phút
Nghe - viết: Bài Cánh diều tuổi thơ (Từ đầu... đến những vì sao sớm.)
 (Tiếng Việt lớp 4, tập 1, trang 146)
II. TẬP LÀM VĂN: 8 điểm (25 phút)
Đề bài: Hãy tả một đồ vật mà em yêu thích.
	ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM	
PHẦN ĐỌC - HIỂU: ( 10 điểm)
ĐỌC THẦM VÀ LÀM BÀI TẬP: (7 điểm). 
1. B	(0.5 điểm)
2. A (0.5 điểm)
3. Gợi ý: Kiến Mẹ chỉ hôn đứa con nằm ở hàng đầu tiên, đứa con đầu tiên hôn đứa kế tiếp và nói là nụ hôn của mẹ gửi. Cứ thế, các con hôn nhau thay cho mẹ mình. (0.5 điểm)
4. Gợi ý: Nụ hôn của mẹ hoặc Nụ hôn yêu thương của mẹ. HS tự do diễn đạt. (0.5 điểm)
5. Học sinh tự do diễn đạt. 	(0.5 điểm)
6. D (0.5 điểm)	
7. C (0.5 điểm)
8. (1 điểm) Kiến Mẹ-danh từ; dỗ dành-động từ; xinh xắn- tính từ.
HS nối đúng 1 đến 2 từ được 0.5 điểm; điền đúng 3 từ được 1 điểm.
9. (0.5 điểm)
Gợi ý: Kiến mẹ làm gì?
II. ĐỌC THÀNH TIẾNG (3 điểm)
- Đọc rõ ràng và lưu loát đoạn văn: 1đ. (Đọc sai 2 – 4 tiếng: 0,5 điểm; sai quá 4 tiếng: 0đ)
- Trả lời được 1 – 2 câu hỏi trong sách giáo khoa: 1 điểm. (Trả lời chưa rõ ràng, chưa đủ ý: 0,5 điểm; Trả lời sai hoặc không trả lời được: 0 điểm).
- Đọc đúng tốc độ, ngắt nghỉ hợp lí, đọc diễn cảm 1 điểm.
B. PHẦN VIẾT (10 điểm)
I.CHÍNH TẢ: (2 điểm)
- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng và đẹp: 2 điểm.
- Sai 5 lỗi chính tả trong bài viết (sai lỗi phụ âm đầu, vần, thanh, không viết hoa đúng quy định) trừ 1 điểm.
Lưu ý: nếu chữ viết không rõ ràng, sai độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn, ... bị trừ 0,5 điểm toàn bài.
II. TẬP LÀM VĂN: (8 điểm)
- Học sinh tả được một đồ vật mà em yêu thích (đồ vật, đồ dùng học tập,...) (1 điểm).
- Viết được bài văn đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài. (1 điểm).
- Phần mở bài: (1đ) Giới thiệu được đồ vật yêu thích.
- Phần thân bài: (2đ) Tả được bao quát đồ vật (1 điểm).
 Tả được một số bộ phận đồ vật (1 điểm).
 - Phần kết bài: (1đ) Bày tỏ được cảm xúc, ích lợi, cách bảo quản, 
 - Bài viết sáng tạo, có sử dụng ít nhất 1 biện pháp nghệ thuật, viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả; chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ. (2 điểm)
* Điểm 7-8: Bài làm đạt trọn vẹn cả 6 yêu cầu trên.
* Điểm 4-6,75 : Bài làm đạt trọn vẹn 6 yêu cầu trên nhưng giọng văn thiếu hấp dẫn hoặc đạt được các yêu cầu 1, 2, 3, 5 nhưng cách viết đơn điệu, không làm nổi bật các hình ảnh tiêu biểu được tả, sai từ 5 đến 8 lỗi về chính tả, dùng từ, đặt câu.
MA TRẬN ĐỂ KIỂM TRA ĐỌC THẦM
MẠCH KIẾN THỨC
NỘI DUNG KIẾN THỨC - KỸ NĂNG CẦN ĐÁNH GIÁ
SỐ CÂU
HỎI
SỐ TT BÀI KIỂM TRA
HÌNH THỨC CÂU HỎI
TỔNG ĐIỂM
TRẮC NGHIỆM
TỰ LUẬN
Nhận biết 
Hiểu 
Vận dụng 
Vận dụng phản hồi 
Nhận biết 
Hiểu
Vận dụng 
Vận dụng phản hồi 
ĐỌC HIỂU
- Biết hành động yêu con của Kiến Mẹ. 
1
1
0,5
2,5
- Hiểu được tấm lòng thương con của Kiến Mẹ. 
1
2
0.5
-Hiểu được sáng kiến của Cú Mèo.
 1
3
0,5
-Đặt được tên cho câu chuyên theo cảm thụ của bản thân học sinh.
1
4
0.5
- Tự mình viết câu bày tỏ tình cảm với mẹ.
1
5
0.5
LUYỆN TỪ 
VÀ CÂU
- Xác định được từ láy trong đoạn văn.
1
6
0.5
2,5
- Xác định vị ngữ trong câu trong câu văn.
1
7
0.5
- Biết phân biệt từ loại DT, ĐT, TT.
- Đặt câu hỏi xác định bộ phận câu: Ai làm gì?
1
8; 9
1
0.5
TỔNG ĐIỂM
9
1
1
1
0.5
1
0.5
5
Vinh Hà, ngày 12 tháng 12 năm 2018
 	 Giáo viên ra đề
 Nguyễn Văn Phong

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_cuoi_nam_mon_tieng_viet_4_nam_hoc_2018_2019_truo.doc