Đề kiểm tra cuối kì I môn Khoa học tự nhiên Lớp 6 (Chân trời sáng tạo) - Lê Thị Anh Đào (Có đáp án)

Câu 1. Đơn vị đo nào sau đây không phải là đơn vị đo chiều dài? (NB)

 

A. Mét                 B. kilôgam                      C. đềximét            D. xentimét

 

Câu 2. Dụng cụ nào sau đây không dùng để đo khối lượng? (NB)

 

A. Cân điện tử                         B. Cân đồng hồ 

 

C. Cân bằng                      D. Cân y tế

 

Câu 3. Để đo thời gian làm bài thi 60 phút ta nên sử dụng loại đồng hồ nào? (NB)

 

A. Đồng hồ treo tường, đồng hồ điện tử

 

B. Đồng hồ Mặt Trời, đồng hồ treo tường             

 

C. Đồng hồ cát, đồng hồ bấm giây

 

D. Đồng hồ Mặt Trời, đồng hồ cát

 

Câu 4: Chất nào sau đây chiếm tỉ lệ thể tích lớn nhất trong không khí? (TH)

 

A. Carbon dioxide.                            B. Hydrogen.

 

C. Oxygen.                                        D. Nitrogen.             

 

Câu 5: Chất nào sau đây chiếm khoảng 21% thể tích không khí? (TH)

 

A. Nitrogen.             B. Oxygen.

 

C. Hơi nước, khói, bụi        D. Carbon dioxide.

 

Câu 6: Chất tinh khiết được tạo ra từ (NB)

 

A. một nguyên tố duy nhất.               B. một chất duy nhất.                        

 

C. một nguyên tử.             D. hai chất khác nhau.

 

Câu 7: Hỗn hợp được tạo ra từ (NB)

 

A. nhiều chất trộn lẫn vào nhau.         B. nhiều nguyên tử.      

 

C. một chất.                                       D. nhiều chất để riêng biệt.

 

Câu 8: Không khí là (NB)

 

A. hỗn hợp.     B. chất tinh khiết.    

 

C. tập hợp các vật thể.                       D. tập hợp các vật chất.

 

Câu 9: Một trong những tính chất nào sau đây cho biết chất lỏng là tinh khiết? (TH)

 

A. Không tan trong nước. 

 

B. Khi đun chất sôi ở nhiệt độ nhất định và chất hoá rắn ở nhiệt độ không đổi.

 

C. Có vị ngọt, mặn, chua.

 

D. Không màu, không mùi, không vị.

 

Câu 10: Thành phần nào dưới đây không có ở tế bào nhân thực? (NB)

 

A. Màng tế bào                      B. Chất tế bào 

 

C. Roi, lông mao                               D. Nhân

 

Câu 11: Thành phần nào sau đây không có ở tế bào động vật (NB)

 

A. Màng tế bào              B. Chất tế bào                 C. Lục lạp            D. Nhân    

 

Câu 12: Sự lớn lên và sinh sản của tế bào mang ý nghĩa nào sau đây? (NB)

 

A. Là dấu hiệu cho thấy cơ thể đã đến tuổi sinh sản

 

B. Là cơ sở cho sự lớn lên của sinh vật

 

C. Là dấu hiệu cho biết sinh vật đang phát triển

 

D. Tất cả các ý trên đều sai

 

Câu 13: Cơ thể nào dưới đây là cơ thể đa bào? (NB)

 

A. Con dơi            B. Trùng giày            

 

C. Vi khuẩn E.coli                   D. Trùng roi

docx 8 trang Người đăng Mai Đào Ngày đăng 30/06/2024 Lượt xem 156Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối kì I môn Khoa học tự nhiên Lớp 6 (Chân trời sáng tạo) - Lê Thị Anh Đào (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra cuối kì I môn Khoa học tự nhiên Lớp 6 (Chân trời sáng tạo) - Lê Thị Anh Đào (Có đáp án)
KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I
MÔN KHTN 6 – THỜI GIAN LÀM BÀI 90 phút
I. KHUNG MA TRẬN
- Thời điểm kiểm tra: Kiểm tra cuối kì 1 khi kết thúc nội dung chủ đề 4 
- Thời gian làm bài: 90 phút
- Hình thức kiểm tra: Kết hợp giữa trắc nghiệm và tự luận (tỉ lệ 40% trắc nghiệm, 60% tự luận)
- Cấu trúc:
- Mức độ đề: Nhận biết 40%; Thông hiểu 30%; Vận dụng 20%; Vận dụng cao 10%
- Phần trắc nghiệm: 4,0 điểm (gồm 16 câu trong đó Nhận biết 12 câu; Thông hiểu: 4 câu) mỗi câu 0,25 điểm
- Phần tự luận: 6,0 điểm (Gồm 13 ý/3 câu, trong đó Nhận biết 1,0 điểm; Thông hiểu 2,0 điểm; Vận dụng 2,0 điểm; Vận dụng cao: 1,0 điểm)
Chủ đề
MỨC ĐỘ
Tổng số câu
Tổng số ý
Điểm số
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
1. Các phép đo (9 tiết)

3
0,75







3
0,75
2. Các thể (trạng thái) của chất. Oxygen (oxi) và không khí (6 tiết)



2
0,5





2
0,5
3. Một số vật liệu, nhiên liệu, nguyên liệu, lương thực, thực phẩm thông dụng; tính chất và ứng dụng của chúng (7 tiết)
1
0,25

1
0,5

1
0,5



3

1,25
4. Chất tinh khiết – Hỗn hợp – Phương pháp tách các chất (3 tiết)
1
0,25
3
0,75
1
0,5
1
0,25
1
0,5



3
4
2,25
5. Tế bào- Đơn vị cơ sở của sự sống (5 tiết)
1
0,25
3
0,75
1
0,5

1
0,5

1
1,0

4
3
3,0
6. Từ tế bào đến cơ thể (4 tiết)
1
0,25
3
0,75
1
0,5
1
0,25
1
0,5
 


3
4
2,25
Số câu
4
12
4
4
4
0
1
0
13
16
20
Điểm số
1,0
3,0
2,0
1,0
2,0
0
1,0
0
6,0
4,0
10
Tổng
4,0 điểm
3,0 điểm
2,0 điểm
1,0 điểm
10 điểm
10 điểm

BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I
MÔN KHTN 6 – THỜI GIAN LÀM BÀI 90 phút
Nội dung kiến thức
Mức độ
Yêu cầu cần đạt
Số câu hỏi
Câu hỏi
TL
TN
TL
TN
1. Mở đầu (7 tiết)




Giới thiệu về KHTN. Các lĩnh vực chủ yếu của KHTN.
Giới thiệu một số dụng cụ đo và quy tắc an toàn trong PTH
Nhận biết
- Nêu được khái niệm Khoa học tự nhiên.
- Nêu được các quy định an toàn khi học trong phòng thực hành.
- Trình bày được cách sử dụng một số dụng cụ đo thông thường khi học tập môn Khoa học tự nhiên, các dụng cụ: đo chiều dài, đo thể tích, kính lúp, kính hiểm vi,...).




Thông hiểu
- Phân biệt được các lĩnh vực Khoa học tự nhiên dựa vào đối tượng nghiên cứu.
- Trình bày được vai trò của Khoa học tự nhiên trong cuộc sống.
- Dựa vào các đặc điểm đặc trưng, phân biệt được vật sống và vật không sống.




Vận dụng
- Gọi tên các dụng cụ có trong phòng thí nghiệm.
- Cách sử dụng các loại dụng cụ trong phòng thí nghiệm
- Phân biệt được các kí hiệu cảnh báo trong phòng thực hành.
- Đọc và phân biệt được các hình ảnh quy định an toàn phòng thực hành.




2. Các phép đo (9 tiết)




Đo chiều dài, đo khối lượng, đo thời gian, đo nhiệt độ
Nhận biêt
- Nêu được cách đo chiều dài, khối lượng, thời gian.
- Nêu được đơn vị đo chiều dài, khối lượng, thời gian.
- Nêu được dụng cụ thường dùng để đo chiều dài, khối lượng, thời gian.
- Phát biểu được: Nhiệt độ là số đo độ “nóng”, “lạnh” của vật.

3

C1
C2
C3
Thông hiểu
- Lấy được ví dụ chứng tỏ giác quan của chúng ta có thể cảm nhận sai một số hiện tượng (chiều dài, khối lượng, thời gian, nhiệt độ)
- Nêu được cách xác định nhiệt độ trong thang nhiệt độ Celsius.
- Nêu được sự nở vì nhiệt của chất lỏng được dùng làm cơ sở để đo nhiệt độ.
- Hiểu được tầm quan trọng của việc ước lượng trước khi đo. 
- Ước lượng được khối lượng, chiều dài, thời gian, nhiệt độ trong một số trường hợp đơn giản.




Vận dụng
- Dùng thước (cân, đồng hồ) để chỉ ra một số thao tác sai khi đo và nêu được cách khắc phục một số thao tác sai đó.
- Thực hiện đúng thao tác để đo được chiều dài (khối lượng, thời gian, nhiêt độ) bằng thước (cân đồng hồ, đồng hồ, nhiệt kế) (không yêu cầu tìm sai số).




Vận dụng cao
- Lấy được ví dụ chứng tỏ giác quan của chúng ta có thể cảm nhận sai về chiều dài (khối lượng, thời gian, nhiệt độ) khi quan sát một số hiện tượng trong thực tế ngoài ví dụ trong sách giáo khoa.




3. Các thể (trạng thái) của chất. Oxygen (oxi) và không khí (6 tiết)




Sự đa dạng của chất
Ba thể (trạng thái) cơ bản của
Sự chuyển đổi thể (trạng thái) của chất
Nhận biết
- Nêu được sự đa dạng của chất (chất có ở xung quanh chúng ta, trong các vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo, vật vô sinh, vật hữu sinh)
- Nêu được khái niệm về sự nóng chảy; sự sôi; sự bay hơi; sự ngưng tụ, đông đặc.





Thông hiểu
- Nêu được chất có trong các vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo, vật vô sinh, vật hữu sinh.
- Nêu được tính chất vật lí, tính chất hoá học của chất.
- Đưa ra được một số ví dụ về một số đặc điểm cơ bản ba thể của chất.
- So sánh được khoảng cách giữa các phân tử ở ba trạng thái rắn, lỏng và khí.
- Trình bày được quá trình diễn ra sự nóng chảy, đông đặc; bay hơi, ngưng tụ; sự sôi
- Nêu được một số tính chất của oxygen (trạng thái, màu sắc, tính tan, ...).
- Nêu được tầm quan trọng của oxygen đối với sự sống, sự cháy và quá trình đốt nhiên liệu.
- Nêu được thành phần của không khí (oxygen, nitơ, carbon dioxide (cacbon đioxit), khí hiếm, hơi nước).
- Trình bày được vai trò của không khí đối với tự nhiên.
- Nêu được một số biện pháp bảo vệ môi trường không khí.

2

C4
C5
Vận dụng

- Tiến hành được thí nghiệm về sự chuyển trạng thái từ thể rắn sang thể lỏng của chất và ngược lại.
- Tiến hành được thí nghiệm về sự chuyển trạng thái từ thể lỏng sang thể khí.
- Tiến hành được thí nghiệm đơn giản để xác định thành phần phần trăm thể tích của oxygen trong không khí.
- Trình bày được sự ô nhiễm không khí: các chất gây ô nhiễm, nguồn gây ô nhiễm không khí, biểu hiện của không khí bị ô nhiễm.




Vận dụng cao
- Dự đoán được tốc độ bay hơi phụ thuộc vào 3 yếu tố: nhiệt độ, mặt thoáng chất lỏng và gió.
- Đưa ra được biện pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm không khí.
- Nêu được một số biện pháp bảo vệ môi trường không khí.




4. Một số vật liệu, nhiên liệu, nguyên liệu, lương thực, thực phẩm thông dụng; tính chất và ứng dụng của chúng (7 tiết)





Nhận biết
- Nhận biết nhiên liệu có thể ở các thể rắn, lỏng, khí
- Nhận biết các loại cây lương thực và cây thực phẩm
- Nhận biết hàm lượng dinh dưỡng trong các loại thực phẩm




Một số vật liệu
Một số nhiên liệu
Một số nguyên liệu
Một số lương thực, thực phẩm
Thông hiểu
- Trình bày được tính chất và ứng dụng của một số vật liệu thông dụng trong cuộc sống và sản xuất như kim loại, nhựa, gỗ, cao su, gốm, thuỷ tinh,...
- Trình bày được tính chất và ứng dụng của một số nhiên liệu thông dụng trong cuộc sống và sản xuất như: than, gas, xăng dầu, ...
- Trình bày được tính chất và ứng dụng của một số nguyên liệu thông dụng trong cuộc sống và sản xuất như: quặng, đá vôi, ...
- Trình bày được tính chất và ứng dụng của một số lương thực thực phẩm trong cuộc sống.
- Trình bày được sơ lược về an ninh năng lượng.




Vận dụng
- Đề xuất được phương án tìm hiểu về một số tính chất (tính cứng, khả năng bị ăn mòn, bị gỉ, chịu nhiệt, ...) của một số vật liệu, nhiên liệu, nguyên liệu, lương thực - thực phẩm thông dụng.
- Thu thập dữ liệu, phân tích, thảo luận, so sánh để rút ra được kết luận về tính chất của một số vật liệu, nhiên liệu, nguyên liệu, lương thực - thực phẩm.
1

C17

Vận dụng cao
- Đưa ra được cách sử dụng một số nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu an toàn, hiệu quả và bảo đảm sự phát triển bền vững.




5. Chất tinh khiết – Hỗn hợp – Phương pháp tách chất (3 tiết)




Chất tinh khiết – Hỗn hợp – Phương pháp tách chất
Nhận biết
- Nhận biết chất tinh khiết, hỗn hợp, dung dịch, dung môi, chất tan, huyền phù, nhũ tương

3

C6
C7
C8
Thông hiểu
- Trình bày được tính chất của chất tinh khiết không thay đổi; tính chất của hỗn họp thay đổi theo tỉ lệ các chất trong hỗn hợp.
- Trình bày được cách tạo ra hỗn hợp, huyền phù, nhũ tương

1

C9
Vận dụng
- Trình bày được một số phương pháp tách chất ra khỏi hỗn hợp - Vận dụng tính chất của các chất trong hỗn hợp để đề xuất các phương pháp tách chất ra khỏi hỗn hợp
1

C18

6. Tế bào – Đơn vị cơ sở của sự sống (5 tiết)




Tế bào – Đơn vị cơ sở của sự sống
Nhận biết
- Nêu được khái niệm tế bào, chức năng của tế bào. 
- Nêu được hình dạng và kích thước của một số loại tế bào. 
- Nêu được ý nghĩa của sự lớn lên và sinh sản của tế bào. 
- Nhận biết được lục lạp là bào quan thực hiện chức năng quang hợp ở cây xanh.

3

C10
C11
C12
Thông hiểu
- Trình bày được cấu tạo tế bào với 3 thành phần chính (màng tế bào, tế bào chất và nhân tế bào).
- Trình bày được chức năng của mỗi thành phần chính của tế bào (màng tế bào, chất tế bào, nhân tế bào).
- Nhận biết được tế bào là đơn vị cấu trúc của sự sống.
- Phân biệt được tế bào động vật, tế bào thực vật; tế bào nhân thực, tế bào nhân sơ thông qua quan sát hình ảnh.
- Dựa vào sơ đồ, nhận biết được sự lớn lên và sinh sản của tế bào (từ 1 tế bào → 2 tế bào → 4 tế bào... → n tế bào).




Vận dụng
- Thực hành quan sát tế bào lớn bằng mắt thường và tế bào nhỏ dưới kính lúp và kính hiển vi quang học.
1

C19

7. Từ tế bào đến cơ thể (4 tiết)




Từ tế bào đến cơ thể
Nhận biết
- Nhận biết các sinh vật có cơ thể đơn bào, sinh vật có cơ thể đa bào.
- Nhận biết năm cấp độ tổ chức trong cơ thể đa bào.

3

C13
C14
C15
Thông hiểu
- Thông qua hình ảnh, nêu được quan hệ từ tế bào hình thành nên mô, cơ quan, hệ cơ quan và cơ thể (từ tế bào đến mô, từ mô đến cơ quan, từ cơ quan đến hệ cơ quan, từ hệ cơ quan đến cơ thể). Từ đó, nêu được các khái niệm mô, cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể. Lấy được các ví dụ minh hoạ.
- Nhận biết được cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào thông qua hình ảnh. Lấy được ví dụ minh hoạ (cơ thể đơn bào: vi khuẩn, tảo đơn bào, ...; cơ thể đa bào: thực vật, động vật,...).

1

C16
Vận dụng
- Thực hành:
+ Quan sát và vẽ được hình cơ thể đơn bào (tảo, trùng roi, ...); 
+ Quan sát và mô tả được các cơ quan cấu tạo cây xanh; 
1

C20

ĐỀ BÀI
I. Trắc nghiệm: (4,0 điểm) - Chọn phương án trả lời đúng cho các câu sau:
Câu 1. Đơn vị đo nào sau đây không phải là đơn vị đo chiều dài? (NB)
A. Mét 	B. kilôgam	C. đềximét	D. xentimét
Câu 2. Dụng cụ nào sau đây không dùng để đo khối lượng? (NB)
A. Cân điện tử	B. Cân đồng hồ             
C. Cân bằng           	D. Cân y tế
Câu 3. Để đo thời gian làm bài thi 60 phút ta nên sử dụng loại đồng hồ nào? (NB)
A. Đồng hồ treo tường, đồng hồ điện tử
B. Đồng hồ Mặt Trời, đồng hồ treo tường	
C. Đồng hồ cát, đồng hồ bấm giây
D. Đồng hồ Mặt Trời, đồng hồ cát
Câu 4: Chất nào sau đây chiếm tỉ lệ thể tích lớn nhất trong không khí? (TH)
A. Carbon dioxide.	B. Hydrogen.
C. Oxygen. 	D. Nitrogen.                             	
Câu 5: Chất nào sau đây chiếm khoảng 21% thể tích không khí? (TH)
A. Nitrogen.                         	    	B. Oxygen.
C. Hơi nước, khói, bụi                   	D. Carbon dioxide.
Câu 6: Chất tinh khiết được tạo ra từ (NB)
A. một nguyên tố duy nhất.	B. một chất duy nhất.	
C. một nguyên tử.                    	D. hai chất khác nhau.
Câu 7: Hỗn hợp được tạo ra từ (NB)
A. nhiều chất trộn lẫn vào nhau.	B. nhiều nguyên tử.                        	
C. một chất. 	D. nhiều chất để riêng biệt.
Câu 8: Không khí là (NB)
A. hỗn hợp.                                       	B. chất tinh khiết.                              	
C. tập hợp các vật thể.	D. tập hợp các vật chất.
Câu 9: Một trong những tính chất nào sau đây cho biết chất lỏng là tinh khiết? (TH)
A. Không tan trong nước.                 
B. Khi đun chất sôi ở nhiệt độ nhất định và chất hoá rắn ở nhiệt độ không đổi.
C. Có vị ngọt, mặn, chua.
D. Không màu, không mùi, không vị. 
Câu 10: Thành phần nào dưới đây không có ở tế bào nhân thực? (NB)
A. Màng tế bào               	B. Chất tế bào                  
C. Roi, lông mao	D. Nhân
Câu 11: Thành phần nào sau đây không có ở tế bào động vật (NB)
A. Màng tế bào	B. Chất tế bào	C. Lục lạp 	D. Nhân 	
Câu 12: Sự lớn lên và sinh sản của tế bào mang ý nghĩa nào sau đây? (NB)
A. Là dấu hiệu cho thấy cơ thể đã đến tuổi sinh sản
B. Là cơ sở cho sự lớn lên của sinh vật
C. Là dấu hiệu cho biết sinh vật đang phát triển
D. Tất cả các ý trên đều sai
Câu 13: Cơ thể nào dưới đây là cơ thể đa bào? (NB)
A. Con dơi                       	B. Trùng giày                 	 
C. Vi khuẩn E.coli	D. Trùng roi
Câu 14: Loại tế bào nào dưới đây không có ở tế bào thực vật? (NB)
A. Tế bào biểu bì                      	B. Tế bào thần kinh	
C. Tế bào lông hút	D. Tế bào mạch dẫn                  
Câu 15: Đơn vị cấu tạo và chức năng cơ bản của mọi cơ thể sống là (NB)
A. mô                   B. cơ quan                      C. tế bào               	D. hệ cơ quan
Câu 16: Sơ đồ nào sau đây thể hiện đúng mối quan hệ của năm cấp độ tổ chức trong cơ thể đa bào từ nhỏ đến lớn? (TH)
A. Cơ thể ® Hệ cơ quan ® Cơ quan ® Mô ® Tếbào
B. Tế bào ® Mô ® Hệ cơ quan ® Cơ thể
C. Cơ thể ® Hệ cơ quan ® Mô ® Cơ quan ® Tế bào
D. Tế bào ® Mô ® Cơ quan ® Hệ cơ quan ® Cơ thể
II. Tự luận: 6 điểm
Câu 17 (1,25 điểm): Việt Nam là quốc gia sản xuất và xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới.
a. Gạo là lương thực hay thực phẩm?
b. Kể tên hai khu vực sản xuất gạo chính ở Việt Nam.
c. Tại sao lại phải thu hoạch đúng thời vụ?
Câu 18 (1,25 điểm): 
a. Bột canh có phải là chất tinh khiết không? 
b. Em hãy liệt kê các thành phần tạo nên bột canh được dùng làm gia vị trong bữa ăn của gia đình em.
c. Độ mặn của muối bột canh có thể thay đổi được không? Thay đổi bằng cách nào ?


Thành phần
Muối ăn, chất điều vị, đường, bột tỏi, bột tiêu
- Hàm lượng muối ăn: ≥74%
- Hàm lượng monosodium glutamate: ≤15%

Câu 19 (2,25 điểm): Quan sát sơ đồ cấu tạo tế bào dưới đây.
(4)
(1)
(2)
(3)
 Tế bào A Tế bào B
a. Hãỵ chú thích tên các thành phẩn cấu tạo của hai tế bào trên và mô tả chức năng của mỗi thành phần.
b. Xác định tên của tế bào A và tế bào B.
c. Lập bảng chỉ ra ba điểm khác nhau giữa hai tế bào.
d. Tại sao động vật không có khả năng quang hợp?
Câu 20 (1,25 điểm): Quan sát hình ảnh bên về vi khuẩn.
a. Hoàn thành cấu trúc tế bào vi khuẩn bằng cách gọi tên các số (1), (2), (3)
b. Tế bào vi khuẩn thuộc nhóm tế bào nhân sơ hay tế bào nhân thực?
Lông bơi
c. Dự đoán roi và lông bơi trong cấu trúc tế bào vi khuẩn dùng để làm gì?
Roi
(1)
(2)
(3)
---------- Hết ----------
ĐÁP ÁN, HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ I
I. Trắc nghiệm: 4 điểm (đúng mỗi câu được 0,2 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
B
`C
A
D
B
B
A
A
Câu
9
10
11
12
13
14
15
16
Đáp án
B
C
C
B
A
B
C
D

II. Tự luận: 6 điểm
Đáp án
Điểm
Câu 17. (1,25 điểm)
a. Gạo là lương thực, cung cấp lượng lớn tinh bột cho con người.
b. Khu vực sản xuất gạo chính ở Việt Nam là đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sồng Hồng.
c. Cần phải thu hoạch đúng thòi vụ để :
- Đảm bảo cho hạt gạo có chất lượng tốt.
- Tráng bị hao phí khi thu hoạch.
- Chuẩn bị đất kịp thời làm vụ khác

0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
Câu 18. (1,25 điểm)
a. Bột canh không phải là chất tinh khiết.
b. Học sinh quan sát thành phần được in trên bao bì gói bột canh để liệt kê.
c. Có thể thay đổi độ mặn của bột canh bằng cách thay đổi lượng muối có trong bột canh. Nếu muốn mặn hơn thì tăng lượng muối sử dụng, Nếu muốn nhạt hơn thì giảm lượng muối sử dụng.

0,25 điểm
0,25 điểm
0,5 điểm
Câu 19 (2,25 điểm)
a. (1) Màng tế bào bảo vệ và kiểm soát các chất đi vào và đi ra khỏi tế bào;
 (2) Chất tế bào là nơi diễn ra các hoạt động sống của tế bào;
 (3) Nhân tế bào điểu khiển mọi hoạt động sống của tế bào;
 (4) Lục lạp thực hiện chức năng quang hợp.
b. A - Tế bào động vật, 	B - Tế bào thực vật.
c. Bảng so sánh
Đặc điểm
Tế bào A
Tế bào B
Thành tế bào
Không có
Có 
Không bào
Không có
Có 
Lục lạp
Không có
Có 
d. Động vật không có khả năng quang hợp vì chúng không có lục lạp.

0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,75 điểm
0,25 điểm
Câu 20 (1,25 điểm)
a. (1) Màng tế bào 
 (2) Chất tế bào 
 (3) Nhân tế bào
b. Tế bào vi khuẩn thuộc nhóm tế bào nhân sơ
c. Thành phần roi và lông bơi trong cấu trúc tế bào vi khuẩn giúp chúng có khả năng di chuyển.

0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
Nam Tiến, ngày ..... tháng ..... năm 2022
T.m nhóm chuyên môn
Nhóm trưởng
Lê Thị Anh Đào
T.m BGH
P.Hiệu trưởng
Trần Thị Minh Thu

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_cuoi_ki_i_mon_khoa_hoc_tu_nhien_lop_6_chan_troi.docx