Đề kiểm tra cuối học kỳ I môn Toán Lớp 4 - Năm học: 2017-2018

doc 18 trang Người đăng duthien27 Lượt xem 805Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kỳ I môn Toán Lớp 4 - Năm học: 2017-2018", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra cuối học kỳ I môn Toán Lớp 4 - Năm học: 2017-2018
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HKI NĂM HỌC: 2017 – 2018
Môn Toán – Lớp 4
I. Ma trận đề, ma trận câu hỏi:
Mạch kiến thức, kĩ năng
Số câu và số điểm
Mức 1
Nhận biết
Mức 2
Thông hiểu
Mức 3
Vận dụng cơ bản
 Mức 4
Vận dụng nâng cao
Tổng 
TN
KQ
TL
TN
KQ
TL
TN
KQ
TL
TN
KQ
TL
TN
KQ
TL
Số tự nhiên và phép tính với các số tự nhiên; dấu hiệu chia hết cho 2, 5.
Số câu
2
1
1
1
3
2
Số điểm
2,0
1,0
2,0
1,0
3,0
3,0
Câu số
1,3
2
8
10
1,2,3
8,10 
Đại lượng và đo đại lượng: các đơn vị đo khối lượng; đơn vị đo diện tích
Số câu
2
2
Số điểm
1,0
1,0
Câu số
4,5
4,5
Yếu tố hình học: góc nhọn, góc tù, góc bẹt; hai đường thẳng vuông góc, hai đường thẳng song song. 
Số câu
1
1
Số điểm
0,5
0,5
Câu số
7
7
Giải bài toán về tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. Tìm số TB cộng
Số câu
1
1
1
1
Số điểm
0,5
2,0
0,5
2,0
Câu số
6
9
6
9
Tổng
Số câu
4
1
1
2
1
1
7
3
Số điểm
3,0
1,0
2,0
1,0
2,0
1,0
5,0
5,0 
Câu số
1,3,4,5
2
 8
6,7
 9
10
II. Đề kiểm tra:
Hãy khoanh vào chữ cái đặt trước kết quả đúng của các câu sau:
Câu 1: (1đ) Trong các số 8 748; 6874; 6 784; 8674 số lớn nhất là: 
A. 8674	B. 6 784	C. 8 748 D. 6874
Câu 2: (1đ) Số gồm có: 5 chục triệu, 7 triệu, 3 chục nghìn và 2 đơn vị được viết là: 
A. 57 320        B. 57 030 002      C. 57 000 320   D. 57 300 002
Câu 3: (1đ) Trong các số 5804; 8405; 8540; 4508, số nào vừa chia hết cho 2, vừa chia hết cho 5? 
 	A. 5804 B. 8405 C. 8540 D. 4508
Câu 4: (0.5đ) 1dm2 2cm2 = ......cm2 
A. 1002 cm2 B. 102 cm2 C. 120 cm2 D. 201 cm2 
Câu 5: (0.5đ) 357 tạ + 482 tạ = ? 
 	A. 938 tạ B. 839 tạ C. 398 tạ D. 893 tạ 
Câu 6: (0.5đ) Trung bình cộng của hai số là số lớn nhất có hai chữ số, biết số thứ nhất là 102. Số thứ hai là:
 A. 200 B. 96 C. 69 D. 198
 Câu 7: (0.5đ) Hình bên có các cặp cạnh vuông góc là: 
 AB và AD; BD và BC; BA và BC
 BA và BC; DB và DC; DA và DC
AB và AD; BD và BC; AD và DC.
AB và BD; BD và BC; BD và DC
Câu 8: (2 điểm)  Đặt tính rồi tính: 
a. 186 954 + 247 436 b. 839 084 – 246 937 
c. 428 × 39 d. 4935 : 44
Câu 9: (2 điểm) Tuổi của mẹ và tuổi của con cộng lại là 57 tuổi. Mẹ hơn con 33 tuổi. Hỏi mẹ bao nhiêu tuổi, con bao nhiêu tuổi? 
Câu 10: (1 điểm) Tính nhanh.
 12345 x 17 + 23 x 12345 + 12345 + 12345 x 35 + 12345 x 24 
III. Đáp án – Hướng dẫn chấm:
Câu 1: (1đ) Trong các số 8 748; 6874; 6 784; 8674 số lớn nhất là: 
C. 8 748 
Câu 2: (1đ) Số gồm có: 5 chục triệu, 7 triệu, 3 chục nghìn và 2 đơn vị được viết là: 
B. 57 030 002      
Câu 3: (1đ) Trong các số sau đây, số nào vừa chia hết cho 2, vừa chia hết cho 5? 
C. 8540
Câu 4: (0.5đ) 1dm2 2cm2 = ......cm2 
B. 102 cm2 
Câu 5: (0.5đ) 357 tạ + 482 tạ = ? 
 	B. 839 tạ 
Câu 6: (0.5đ) Trung bình cộng của hai số là số lớn nhất có hai chữ số, biết số thứ nhất là 102. Số thứ hai là:
 B. 96 
 Câu 7: (0.5đ) Hình bên có các cặp cạnh vuông góc là: 
C. AB và AD; BD và BC; AD và DC.
Câu 8: (2 điểm)  Mỗi phép tính đúng được 0,5 điểm: 
a. 434 390 b. 592 147 
c. 16 692 d. 112 dư 7
Câu 9: (2 điểm) Tuổi của mẹ và tuổi của con cộng lại là 57 tuổi. Mẹ hơn con 33 tuổi. Hỏi mẹ bao nhiêu tuổi, con bao nhiêu tuổi? 
Bài giải
Tuổi mẹ là: (57 + 33) : 2 = 45 (tuổi)
Tuổi con là : 45 – 33 = 12 (tuổi)
 Đáp số : Tuổi mẹ: 45 tuổi. 
 Tuổi con: 12 tuổi.
Câu 10: (1 điểm) Tính nhanh.
12 345 x 17 + 23 x 12 345 + 12 345 + 12 345 x 35 + 1345 x 24 =
= 12 345 x ( 17 + 23 + 1 + 35 + 24) 
= 12 345 x 100 = 1 234 500
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HKI NĂM HỌC: 2017 – 2018
Môn Tiếng Việt – Lớp 4
I. Ma trận đề, ma trận câu hỏi:
Mạch kiến thức, kĩ năng
Số câu và số điểm
Mức 1
Nhận biết
Mức 2
Thông hiểu
Mức 3
Vận dụng cơ bản
 Mức 4
Vận dụng nâng cao
Tổng 
TN
KQ
TL
TN
KQ
TL
TN
KQ
TL
TN
KQ
TL
TN
KQ
TL
1. Kiến thức Tiếng Việt: 
– Hiểu nghĩa và sử dụng được một số từ ngữ (kể cả thành ngữ, tục ngữ, từ Hán Việt thông dụng) thuộc các chủ điểm đã học.
- Hiểu và biết cách sử dụng: Từ đơn, từ phức; từ láy, từ ghép.
- Xác định được các danh từ, tính từ, động từ.
- Câu kể Ai làm gì?
Số câu
3
1
3
1
Số điểm
2,0
1,0
2,0
1,0
Câu số
5;6;7
8
5;6;7
8
2. Đọc hiểu:
- Xác định được hình ảnh, nhân vật, chi tiết có ý nghĩa trong bài đọc.
- Hiểu nội dung, ý nghĩa
- Giải thích được chi tiết, rút ra đươc thông tin bài học.
- Nhận xét được nhân vật, chi tiết....liên hệ được những điều đã học với bản thân, thực tế.
Số câu
4
1
1
4
2
Số điểm
2,0
1,0
1,0
2,0
2,0
Câu số
1;2;3;4
9
10
1;2;3;4
9;10
Tổng
Số câu
4
3
2
1
7
3
Số điểm
2,0
2,0
2,0
1,0
4,0
3,0
Câu số
1;2;3;4
5;6;7
8;9
10
1-7
8-10
II. Đề kiểm tra: 
A. Kiểm tra đọc: 10 điểm.
	1. Đọc thành tiếng: 3 điểm.
Đọc một trong các bài tập đọc sau 
Bài: ÔNG TRẠNG THẢ DIỀU
	Sau vì nhà nghèo quá, chú phải bỏ học. Ban ngày, đi chăn trâu, dù mưa gió thế nào, chú cũng đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ. Tối đến, chú đợi bạn học thuộc bài mới mượn vở về học. Đã học thì cũng phải đèn sách như ai nhưng sách của chú là lưng trâu, nền cát, bút là ngón tay hay mảnh gạch vỡ; còn đèn là vỏ trứng thả đom đóm vào trong. Bận làm, bận học như thế mà cánh diều của chú vẫn bay cao, tiếng sáo vi vút tầng mây. Mỗi lần có kì thi ở trường, chú làm bài vào lá chuối khô và nhờ bạn xin thầy chấm hộ. Bài của chú chữ tốt văn hay, vượt xa các học trò của thầy.
	Câu hỏi: 
- Nguyễn Hiền ham học và chịu khó như thế nào?
- Ngoài việc học, Nguyễn Hiền còn có sở thích nào?
Bài: “VUA TÀU THỦY” BẠCH THÁI BƯỞI
	Bạch Thái Bưởi mở công ti vận tải đường thủy vào lúc những con tàu của người Hoa độc chiếm các đường sông miền Bắc. Ông cho người đến các bến tàu diễn thuyết. Trên mỗi chiếc tàu, ông dán dòng chữ “Người ta thì đi tàu ta” và treo một cái ống để khách nào đồng tình với ông thì vui lòng bỏ ống tiếp sức cho chủ tàu. Khi bổ ống, tiền đồng rất nhiều, tiền hào, tiền xu thì vô kể. khách đi tàu của ông ngày một đông. Nhiều chủ tàu người Hoa , người Pháp phải bán lại tàu cho ông.
	Câu hỏi:
	- Bạch Thái Bưởi đã thắng trong cuộc cạnh tranh không ngang sức với các chủ tàu người nước ngoài như thế nào?
	- Theo em, nhờ đâu mà Bạch Thái Bưởi thành công?
Bài: VẼ TRỨNG
	Suốt mười mấy ngày đầu, thầy Vê-rô-ki-ô chỉ cho Lê-ô-nác-đô vẽ trứng. Cậu bé vẽ hết quả này đến quả khác và đã bắt đầu tỏ vẻ chán ngán. Thầy Vê-rô-ki-ô bảo:
	- Con đừng tưởng vẽ trứng là dễ! Trong một nghìn quả trứng xưa nay không có lấy hai quả hoàn toàn giống nhau đâu. Muốn thể hiện thật đúng hình dáng của từng quả trứng, người họa sĩ phải rất khổ công mới được.
	Câu hỏi:
	- Vì sao trong những ngày đầu học vẽ, cậu bé Lê-ô-nác-đô cảm thấy chán ngán?
	- Thầy Vê-rô-ki-ô cho học trò vẽ trứng để làm gì?
Bài: NGƯỜI TÌM ĐƯỜNG LÊN CÁC VÌ SAO
	Từ nhỏ, Xi-ôn-cốp-xi-ki đã mơ ước được bay lên bầu trời. Có lần, ông dại dột nhảy qua cửa sổ để bay theo những cánh chim. Kết quả, ông bị ngã gãy chân. Nhưng rủi ro lại làm nảy ra trong đầu óc non nớt của ông lúc bấy giờ một câu hỏi: “Vì sao quả bóng không có cánh mà vẫn bay được?”
	Để tìm điều bí mật đó, Xi-ôn-cốp-xi-ki đọc không biết bao nhiêu là sách. Nghĩ ra điều gì, ông lại hì hục làm thí nghiệm, có khi đến hàng trăm lần.
	Câu hỏi:
	- Xi-ôn-cốp-xi-ki mơ ước điều gì?
	- Ông kiên trì thực hiện mơ ước của mình như thế nào?
Bài: VĂN HAY CHỮ TỐT
	Lá đơn viết lí lẽ rõ ràng. Cao Bá Quát yên trí quan sẽ xét nỗi oan cho bà cụ. Nào ngờ, chữ ông xấu quá, quan đọc không được nên thét lính đuổi bà ra khỏi huyện đường. Về nhà, bà kể lại câu chuyện khiến Cao Bá Quát vô cùng ân hận. Ông biết dù văn hay đến đâu mà chữ không ra chữ cũng không ích gì. Từ đó, ông dốc sức luyện viết chữ sao cho đẹp.
	Sáng sáng, ông cầm que vạch lên cột nhà luyện chữ cho cứng cáp. Mỗi buổi tối, ông viết xong mười trang vở mới chịu đi ngủ. Chữ viết đã tiến bộ, ông lại mượng những cuốn sách chữ viết đẹp làm mẫu để luyện nhiều kiểu chữ khác nhau.
	Câu hỏi:
	- Điều gì khiến Cao Bá Quát quyết tâm luyện chữ? 
	- Ông đã dốc sức luyện chữ như thế nào?
	2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt: 7 điểm.
	Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:
BÀN TAY NGƯỜI NGHỆ SĨ
Ngay từ nhỏ, Trương Bạch đã rất yêu thích thiên nhiên. Lúc nhàn rỗi, cậu nặn những con giống bằng đất sét trông y như thật.
Lớn lên, Trương Bạch xin đi làm ở một cửa hàng đồ ngọc. Anh say mê làm việc hết mình, không bao giờ chịu dừng khi thấy những chỗ cần gia công tinh tế mà mình chưa làm được. Sự kiên nhẫn của Trương Bạch khiến người dạy nghề cũng phải kinh ngạc.
Một hôm có người mang một khối ngọc thạch đến và nhờ anh tạc cho một pho tượng Quan Âm. Trương Bạch tự nhủ sẽ gắng công tạo nên một tác phẩm tuyệt trần, mỹ mãn.
Pho tượng làm xong, quả là một tác phẩm trác tuyệt. Từ dung mạo đến dáng vẻ của Quan Âm đều toát lên sự ung dung và cực kì mỹ lệ. Điều vô cùng lí thú là pho tượng sống động đến lạ lùng, giống như một người sống vậy. Nếu đi một vòng xung quanh pho tượng, đôi mắt Quan Âm như biết nhìn theo. Hiển nhiên đây là điều không thể nào tưởng tượng nổi. 
Theo Lâm Ngũ Đường 
* Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi dưới đây:
1. Từ nhỏ, Trương Bạch đã có niềm yêu thích, say mê gì?
	A. Thiên nhiên	B. Đất sét
	C. Đồ ngọc	C. Con giống
2. Trương Bạch khiến người dạy nghề cũng phải kinh ngạc nhờ sự?
	A. Tinh tế	B. Chăm chỉ
	C. Kiên nhẫn	D. Gắng công	
3. Điều không thể nào tưởng tượng nổi ở pho tượng là gì? 
	A. Pho tượng cực kì mỹ lệ	
B. Đôi mắt pho tượng như biết nhìn theo
	C. Pho tượng như toát lên sự ung dung
D. Pho tượng sống động đến lạ lùng
4. Điều kiện nào là quan trọng nhất khiến Trương Bạch trở thành một nghệ nhân tài giỏi?
A
Say mê, kiên nhẫn và làm việc hết mình
B
Có tài nặn con giống y như thật ngay từ nhỏ
C
Gặp được thầy giỏi truyền nghề
D
Gắng công tạo nên một tác phẩm tuyệt trần
5. Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ láy ?
A. Ung dung, sống động, mỹ lệ.
B. Ung dung, lạ lùng, tưởng tượng
C. Sống động, lạ lùng, mỹ mãn
D. Tưởng tượng, lạ lùng, mỹ lệ.
6. Trong câu: “Trương Bạch tự nhủ sẽ gắng công tạo nên một tác phẩm tuyệt trần, mĩ mãn” có mấy tính từ ?
A
Một tính từ. Đó là từ: ......
B
Hai tính từ. Đó là các từ: .....
C
Ba tính từ. Đó là các từ: ......
D
Bốn tính từ. Đó là các từ: 
7. Câu: “Anh có thể tạc giúp tôi một pho tượng Quan Âm không ?” được dùng làm gì ?
A
Để hỏi
B
Nói lên sự khẳng định, phủ định
C
Tỏ thái độ khen, chê
D
Để yêu cầu, đề nghị, mong muốn
8. Gạch chân bộ phận vị ngữ trong câu sau:
Anh say mê làm việc hết mình, không bao giờ chịu dừng khi thấy những chỗ cần gia công tinh tế mà mình chưa làm được.
9. Qua câu chuyện trên, em học được từ Trương Bạch đức tính gì đáng quý?
10. Hãy nói về ước mơ của em và những việc em cần làm để thực hiện được ước mơ đó.
B. Kiểm tra viết :
1. Chính tả: 2 điểm Nghe viết: 
RẤT NHIỀU MẶT TRĂNG
Nhà vua rất mừng vì con gái đã khỏi bệnh, nhưng ngài lập tức lo lắng vì đêm đó mặt trăng sẽ sáng vằng vặc trên bầu trời. Nếu con gái yêu của ngài nhìn thấy mặt trăng, cô bé sẽ nhận ra mặt trăng đeo trên cổ cô không phải mặt trăng thật, sẽ thất vọng và ốm trở lại. Thế là ngài lại cho vời các vị đại thần, các nhà khoa học đến để nghĩ cách làm cho công chúa không thể nhìn thấy mặt trăng.
2. Tập làm văn: 8 điểm.
Tả một đồ vật mà em yêu thích.
III. Hướng dẫn chấm – Đáp án 
I. Phần đọc hiểu:
1. 0,5 điểm.
	A. Thiên nhiên	
2. 0,5 điểm.
	C. Kiên nhẫn	
3. 0,5 điểm.
B. Đôi mắt pho tượng như biết nhìn theo
4. 0,5 điểm.
A
Say mê, kiên nhẫn và làm việc hết mình
5. 0,5 điểm.
B. Ung dung, lạ lùng, tưởng tượng
6. 0,5 điểm. 
B. Hai tính từ. Đó là các từ: tuyệt trần ; mĩ mãn
7. 1 điểm. 
D. Để yêu cầu, đề nghị, mong muốn.
8. 1 điểm.
Anh // say mê làm việc hết mình, không bao giờ chịu dừng khi thấy những chỗ cần gia công tinh tế mà mình chưa làm được.
9. 1 điểm.
	- Kiên nhẫn, say mê, yêu thích công việc của mình.
10. 1 điểm.
	- ...
	- Em cần: Chăm chỉ học tập để thực hiện ước mơ của mình.
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HKI NĂM HỌC: 2017 – 2018
Môn Khoa học – Lớp 4
I. Ma trận đề, ma trận câu hỏi:
Mạch KT, KN
Số câu và số điểm
Mức 1
Mức 2
Mức 3
Mức 4
Tổng
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
1. Trao đổi chất ở người
Số câu
1
1
1
1
Số điểm
1,0
1,0
1,0
1,0
Câu số
1
2
1
2
2. Dinh dưỡng 
Số câu
1
1
2
Số điểm
1,0
1,0
2,0
Câu số 
3
4
3;4
3. Phòng bệnh
Số câu
1
1
1
1
Số điểm
1,0
1,0
1,0
1,0
Câu số
5
6
5
6
4. An toàn cuộc sống
Số câu
1
1
1
1
Số điểm
1,0
1,0
1,0
1,0
Câu số
7
8
7
8
5. Nước
Số câu
1
1
Số điểm
1,0
1,0
Câu số
9
9
6. Không khí
Số câu
1
1
Số điểm
1,0
1,0
Câu số
10
10
Cộng
Số câu
3
2
1
2
1
1
7
3
Số điểm
3,0
2,0
1,0
2,0
1,0
1,0
7
3
Cộng
3,0
3,0
3,0
1,0
10
II. Đề kiểm tra:
Câu 1 (1 điểm): Như mọi sinh vật khác, con người cần gì để duy trì sự sống của mình? 
A. Không khí, ánh sáng, thức ăn 
B. Thức ăn, nước uống, nhiệt độ thích hợp 
C. Nước uống, ánh sáng, thức ăn 
D. Thức ăn, nước uống, không khí, ánh sáng, nhiệt độ thích hợp 
Câu 2 (1 điểm) Cơ quan tiêu hóa có chức năng gì trong quá trình trao đổi chất?
Câu 3 (1 điểm) Nên ăn khoảng bao nhiêu muối trong một tháng? 
A. Ăn vừa phải B. Ăn theo khả năng
C. Ăn dưới 300g muối D. Ăn trên 300g muối
Câu 4 (1 điểm) Nhóm thức ăn nào chứa chất đạm?
A. Cá, dầu thực vật, tôm, lạc
B. Cá, trứng gà, tôm, cua
C. Cá, trứng gà, vừng, cua
D. Cá, tôm, lạc, dầu thực vật
Câu 5 (1 điểm) Nối ý ở cột A với mỗi ý ở cột B sao cho phù hợp:
a. Cơ thể phát triển chậm, kém thông minh, dễ bị bướu cổ
 A B
1. Thiếu chất đạm
2. Thiếu vi-ta-min A
b. Bị còi xương
3. Thiếu i-ốt
c. Cơ thể phát triển chậm, có thể dẫn đến mù lòa
4. Thiếu vi-ta-min D
d. Mắt nhìn kém, có thể dẫn đến mù lòa
g. Bị suy dinh dưỡng
Câu 6 (1 điểm) Em hãy nêu nguyên nhân gây ra các bệnh lây qua đường tiêu hóa? Khi mắc bệnh lây qua đường tiêu hóa, em thấy có những dấu hiệu nào?
Câu 7 (1 điểm) Để phòng tránh tai nạn đuối nước chúng ta cần: 
A. Chơi đùa gần ao, hồ, song, suối.
Không lội qua suối khi trời mưa lũ, dông bão.
Tập bơi, hoặc bơi ở nơi có người lớn và phương tiện cứu hộ.
Không cần đậy nắp các chum, vại, bể chứa nước.
Câu 8 (1 điểm) Trên đường đi học em phải qua nhiều con suối, vào những ngày mưa lũ, muốn đến trường, em làm thế nào?
Câu 9 (1 điểm): Không khí và nước có tính chất gì giống nhau: 
A. Hòa tan một số chất. B. Không màu, không mùi.
C. Chảy từ cao xuống thấp D. Tất cả các ý trên. 
Câu 10 (1 điểm): Không khí có thành phần chính là: 
A. Khí Ni-tơ B. Khí Ôxi và khí Hi-đrô
C. Khí Các- bo- níc và khí ni-tơ D Khí Ôxi và khí Ni-tơ 
III. Đáp án- HD chấm:
Câu 1 (1 điểm): Như mọi sinh vật khác, con người cần gì để duy trì sự sống của mình? 
D. Thức ăn, nước uống, không khí, ánh sáng, nhiệt độ thích hợp 
Câu 2 (1 điểm) Cơ quan tiêu hóa có chức năng gì trong quá trình trao đổi chất?
 - Cơ quan tiêu hóa có chức năng trao đổi thức ăn. Lấy thức ăn, nước uống từ môi trường vào cơ thể và thải ra môi trường các chất cặn bã.
Câu 3 (1 điểm) Nên ăn khoảng bao nhiêu muối trong một tháng? 
C. Ăn dưới 300g muối 
Câu 4 (1 điểm) Nhóm thức ăn nào chứa chất đạm?
B. Cá, trứng gà, tôm, cua
Câu 5 (1 điểm, mỗi ý đúng được 0,25 điểm) Nối ý ở cột A với mỗi ý ở cột B sao cho phù hợp:
a. Cơ thể phát triển chậm, kém thông minh, dễ bị bướu cổ
 A B
1. Thiếu chất đạm
2. Thiếu vi-ta-min A
b. Bị còi xương
3. Thiếu i-ốt
c. Cơ thể phát triển chậm, có thể dẫn đến mù lòa
4. Thiếu vi-ta-min D
d. Mắt nhìn kém, có thể dẫn đến mù lòa
g. Bị suy dinh dưỡng
Câu 6 (1 điểm) Em hãy nêu nguyên nhân gây ra các bệnh lây qua đường tiêu hóa? Khi mắc bệnh lây qua đường tiêu hóa, em thấy có những dấu hiệu nào?
	- Nguyên nhân: Ăn các loại thức ăn ôi thiu, chưa chín, uống nước lã, không rửa tay sạch trước khi ăn và sau đi đại tiện, ...
	- Dấu hiệu: Đau bụng, đi ỉa chảy, nôn, ...
Câu 7 (1 điểm) Để phòng tránh tai nạn đuối nước chúng ta cần: 
A. Không lội qua suối khi trời mưa lũ, dông bão.
Tập bơi, hoặc bơi ở nơi có người lớn và phương tiện cứu hộ.
Câu 8 (1 điểm) Giả sử em đang ngồi học trên lớp bỗng thấy trong người không khỏe, em sẽ làm thế nào?
	- Em cần nói ngay hoặc nhờ bạn nói với thầy cô giáo về tình trạng sức khỏe của mình để được thầy cô giúp đỡ.
Câu 9 (1 điểm): Không khí và nước có tính chất gì giống nhau: 
B. Không màu, không mùi.
Câu 10 (1 điểm): Không khí có thành phần chính là: 
D. Khí Ô-xi và khí Ni-tơ 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HKI NĂM HỌC: 2017 – 2018
Môn Lịch sử - Địa lí Lớp 4
Mạch kiến thức, 
kĩ năng
Số câu và số điểm
Mức 1
Mức 2
Mức 3
Mức 4
Tổng 
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
1. Nước Đại Việt thời Lý
Số câu
1 
1 
1
1
Số điểm
1,0
1,0
1,0
1,0
Câu số
1
2
2. Nước Đại Việt thời Trần
Số câu
1 
1 
1 
2
1
Số điểm
1,0
1,0
1,0
2,0
1,0
Câu số
3
4
5
3. Thành phố Đà Lạt
Số câu
1 
1 
1
1
Số điểm
1,0
1,0
1,0
1,0
Câu số
6
7
4. Đồng bằng Bắc Bộ
Số câu
1 
1 
1
1
Số điểm
1,0
1,0
1,0
1,0
Câu số
8
9
5. Thủ đô Hà Nội
Số câu
1
1
Số điểm
1,0
1,0
Câu số
10
Tổng
Số câu
4
2
1
2
1
6
4
Số điểm
4,0
2,0
1,0
2,0
1,0
6,0
4,0
Tổng điểm
4,0
3,0
2,0
1,0
10,0
II. Đề kiểm tra:
 Khoanh vào chữ trước câu trả lời đúng:
Câu 1: (1 điểm) Trong cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai, Lý Thường Kiệt cho quân đánh sang nhà Tống để làm gì?
	Lý Thường Kiệt cho quân đánh sang nhà Tống để:
A. Gây thanh thế với nhà Tống.
B. Cướp kho lương của giặc.
C. Gây thanh thế với các nước láng giềng.
D. Chặn thế mạnh của giặc. 
Câu 2: (1 điểm) Em có suy nghĩ gì khi đọc bốn câu thơ sau:
Sông núi nước Nam, vua Nam ở,
Rành rành định phận ở sách trời.
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm,
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời.
Câu 3: (1 điểm) Nhà Trần ra đời trong hoàn cảnh:
A. Lý Huệ Tông không có con trai nối dõi.
B. Nhà Lý suy yếu.
C. Lý Chiêu hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh.
D. Lý Huệ Tông nhường ngôi cho Trần Cảnh.
Câu 4: (1 điểm) ) Nối ý ở cột A với mỗi ý ở cột B sao cho phù hợp:
Lập thêm Hà đê sứ để trông coi việc đắp đê và bảo vệ đê điều
Xây dựng lực lượng quân đội
Lập thêm Khuyến nông sứ chăm lo, khuyến khích nông dân sản xuất
Những chính sách nhằm phát triển kinh tế của nhà Trần
Đặt chuông lớn trước cửa điện
Lập thêm Đồn điền sứ tuyển mộ người đi khẩn hoang
Câu 5: (1 điểm)Ý chí quyết tâm tiêu diệt quân xâm lược Mông-Nguyên của quân dân nhà Trần được thể hiện như thế nào?
Câu 6: (1 điểm) Người dân ở thành phố Đà Lạt và đồng bằng Bắc Bộ có sản phẩm trồng trọt giống nhau là:
A. Hoa quả và rau xanh xứ lạnh.
B. Cây công nghiệp.
C. Các mặt hàng thủ công.
D. Các điểm du lịch nổi tiếng.
Câu 7: (1 điểm) Ở độ cao 1500m, em thử đoán xem, Đà Lạt sẽ có khí hậu như thế nào?
Câu 8: (1 điểm) 4. Đúng ghi S ; Sai ghi S.
a. Đồng bằng Bắc Bộ là đồng bằng lớn thứ hai cả nước
b. Đồng bằng Bắc Bộ do phù sa của hệ thống sông Mê Công và sông Đồng Nai bồi đắp.
c. Đất đai ở đồng bằng Bắc Bộ nhiều phèn chua, ngập mặn.
d. Chợ phiên có ở đồng bằng Bắc Bộ.
Câu 9: (1 điểm) Vì sao đồng bằng Bắc Bộ trở thành vựa lúa lớn thứ hai của cả nước?
Câu 10: (1 điểm) Thành phố Hà Nội là:
A. Trung tâm chính trị, văn hóa, khoa học lớn của cả nước.
B. Trung tâm văn hóa khoa học và kinh tế lớn của cả nước.
C. Trung tâm chính trị, văn hóa, khoa học và kinh tế lớn của cả nước.
D. Trung tâm chính trị, kinh tế, khoa học lớn của cả nước.
II. Đáp án – HD chấm:
Câu 1: (1 điểm) 
	D. Chặn thế mạnh của giặc. 
Câu 2: (1 điểm) Bốn câu thơ trên khẳng định chủ quyền của nước Việt Nam và quyết tâm bảo vệ đất nước của ông cha ta từ ngàn xưa.
Câu 3: (1 điểm) 
C. Lý Chiêu hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh.
Câu 4: (1 điểm) ) Nối ý ở cột A với mỗi ý ở cột B sao cho phù hợp:
Lập thêm Hà đê sứ để trông coi việc đắp đê và bảo vệ đê điều
Xây dựng lực lượng quân đội
Lập thêm Khuyến nông sứ chăm lo, khuyến khích nông dân sản xuất
Những chính sách nhằm phát triển kinh tế của nhà Trần
Đặt chuông lớn trước cửa điện
Lập thêm Đồn điền sứ tuyển mộ người đi khẩn hoang
Câu 5: (1 điểm)Ý chí quyết tâm tiêu diệt quân xâm lược Mông-Nguyên của quân dân nhà Trần được thể hiện như thế nào?
- Vua tôi đều đồng lòng giết giặc Nguyên.
- Các chiến sĩ tự mình thích vào cánh tay hai chữ “Sát thát” (giết giặc Mông Cổ).
Câu 6: (1 điểm) Người dân ở thành phố Đà Lạt và đồng bằng Bắc Bộ có sản phẩm trồng trọt giống nhau là:
A. Hoa quả và rau xanh xứ lạnh.
Câu 7: (1 điểm) 
- Ở độ cao 1500m, Đà Lạt sẽ có khí hậu mát mẻ quanh năm.
Câu 8: (1 điểm) 4. Đúng ghi S ; Sai ghi S.
Đ
a. Đồng bằng Bắc Bộ là đồng bằng lớn thứ hai cả nước
S
b. Đồng bằng Bắc Bộ do phù sa của hệ thống sông Mê Công và sông Đồng Nai bồi đắp.
S
c. Đất đai ở đồng bằng Bắc Bộ nhiều phèn chua, ngập mặn.
Đ
d. Chợ phiên có ở đồng bằng Bắc Bộ.
Câu 9: (1 điểm) Vì sao đồng bằng Bắc Bộ trở thành vựa lúa lớn thứ hai của cả nước?
	- Vì: Nhờ có đất phù sa màu mỡ, nguồn nức dồi dào, người dân có nhiều kinh nghiệm trồng lúa nên đồng bằng Bắc Bộ trở thành vựa lúa lớn thứ hai của cả nước.
Câu 10: (1 điểm) Thành phố Hà Nội là:
C. Trung tâm chính trị, văn hóa, khoa học và kinh tế lớn của cả nước.

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_cuoi_hoc_ky_i_mon_toan_lop_4_nam_hoc_2017_2018.doc