Đề kiểm tra cuối học kỳ I môn Lịch sử và Địa lí Lớp 4 - Năm học 2018-2019 - Trường TH An Bình B

docx 4 trang Người đăng duthien27 Lượt xem 595Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kỳ I môn Lịch sử và Địa lí Lớp 4 - Năm học 2018-2019 - Trường TH An Bình B", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra cuối học kỳ I môn Lịch sử và Địa lí Lớp 4 - Năm học 2018-2019 - Trường TH An Bình B
Trường TH An Bình B
Họ và tên HS:.
Ngày kiểm tra:Lớp:...
Chữ kí 
Giám thị
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I
NĂM HỌC 2018 – 2019
SỐ MẬT MÃ
SỐ THỨ TỰ
"
ĐIỂM
 (viết bằng chữ) ................
Chữ kí
Giám khảo
SỐ MẬT MÃ
SỐ THỨ TỰ
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I
NĂM HỌC 2018 - 2019
MÔN LỊCH SỬ - ĐỊA LÝ - Lớp 4
Thời gian: 40 phút (không kể thời gian phát đề)
MÔN LỊCH SỬ (5 điểm)
Trắc nghiệm (3 điểm)
Bài 1 (2 điểm): Khoanh vào trước chữ cái với câu trả lời đúng nhất.
Câu 1: Nhà Trần được thành lập vào năm nào?
Đầu năm 1226
Giữa năm 1226
Cuối năm 1226
Câu 2: Vua Trần đặt trống lớn ở thềm cung điện để làm gì?
Để dân đến đánh khi có điều gì đó cầu xin hoặc bị oan ức.
Để dân đến đánh khi có lễ hội.
Để tạo vẻ đẹp thêm cho cung điện.
Câu 3: Nhà Trần đã có những việc làm gì để củng cố, xây dựng đất nước?
Xây dựng lực lượng quân đội, tăng gia sản xuất.
Đắp lại đê điều, mở rộng đồn điền.
Cả 2 ý trên đều đúng.
Câu 4: Nhà Trần đã lập ra Hà đê sứ để làm gì?
Để chống lũ lụt.
Để chống hạn hán.
Để trông coi việc đắp đê và bảo vệ đê.
Bài 2 (1 điểm): Nối tên các cuộc khởi nghĩa với thời gian thích hợp:
Hai Bà Trưng
Năm 931
Triệu Quang Phục
Năm 938
Dương Đình Nghệ
Năm 550
Ngô Quyền
Năm 40
1 nối với 
2 nối với 
3 nối với 
4 nối với 
 HỌC SINH KHÔNG LÀM VÀO PHÁCH NÀY
"
Tự luận (2 điểm)
Câu 1 (1 điểm): Em hãy nêu nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ 2 (1075 – 1077?
Câu 2 (1 điểm): Chiến thắng Bạch Đằng vào năm 938 do Ngô Quyền lãnh đạo có ý nghĩa như thế nào?
 HỌC SINH KHÔNG LÀM VÀO PHÁCH NÀY
"
ĐỊA LÝ (5 điểm)
Trắc nghiệm (3 điểm)
Bài 1 (2 điểm): Khoanh vào trước chữ cái với câu trả lời đúng nhất.
Câu 1: Đặc điểm địa hình của vùng đồi ở trung du Bắc Bộ?
Đỉnh nhọn, sườn dốc.
Đỉnh tròn, sườn thoải.
Đỉnh cao, thung lũng hẹp và sâu.
Câu 2: Trung du Bắc Bộ nằm ở đâu?
Nằm ở vùng núi.
Nằm ở vùng đồng bằng.
Nằm ở giữa miền núi và đồng bằng.
Câu 3: Các dân tộc sống lâu đời ở Tây Nguyên là?
Gia-rai, Mông, Ê-đê, Thái.
Mèo, Nùng, Kinh, Chăm.
Ba-na, Xơ-đăng, Gia-rai, Ê-đê.
Câu 4: Khí hậu Tây Nguyên có mấy mùa?
Hai mùa không rõ rệt là mùa mưa và mùa khô.
Hai mùa rõ rệt là mùa hạ nóng bức và mùa đông lạnh.
Hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô.
Bài 2: Đúng ghi Đ, Sai ghi S (1 điểm)
Sông ở Tây Nguyên có nhiều thác ghềnh là do ở đây sông chảy qua nhiều vùng có độ cao khác nhau.
Ở Tây Nguyên có hai loại rừng khác nhau là do ở đây khí hậu có hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô.
Việc khai thác rừng một cách hợp lý, bảo vệ và trồng rừng chỉ có người dân ở Tây Nguyên mới thực hiện nhiệm vụ này.
Tây Nguyên là xứ sở của các cao nguyên bằng phẳng.
 HỌC SINH KHÔNG LÀM VÀO PHÁCH NÀY
"
Tự luận ( 2 điểm)
Câu 1 (1 điểm): Vùng trung du Bắc Bộ thích hợp cho việc trồng các loại cây nào?
Câu 2 (1 điểm): Đồng bằng Bắc Bộ có những điều kiện thuận lợi nào để trở thành vựa lúa lớn thứ hai của nước ta?
Chúc các em tự tin làm bài tốt!

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_cuoi_hoc_ky_i_mon_lich_su_va_dia_li_lop_4_nam_ho.docx