Đề kiểm tra cuối học kì II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học: 2017-2018 - Trường Tiểu học Mỹ Xuyên 1

docx 5 trang Người đăng duthien27 Lượt xem 504Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kì II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học: 2017-2018 - Trường Tiểu học Mỹ Xuyên 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra cuối học kì II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học: 2017-2018 - Trường Tiểu học Mỹ Xuyên 1
Trường Tiểu học Mỹ Xuyên 1
Họ vàTên:.
Lớp : 5/
 Thứ  ngày  tháng 03 năm 2018
 KIỂM TRA GIỮA HKII. 
 Môn: Tiếng Việt 
 Thời gian: 50 phút
Điểm:
 Lời nhận xét của giáo viên:
GV coi thi
GV giám sát
A/Kiểm tra đọc: (10 điểm )
 1.Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm)
 Giáo viên ghi tên bài, số trang vào phiếu, gọi học sinh lên bốc thăm và đọc thành tiếng. Mỗi học sinh đọc một đoạn văn, thơ khoảng 100 tiếng/phút (trong bài bốc thăm được) sau đó trả lời một câu hỏi.
 - Lập làng giữ biển. SGK Tập đọc 5 tập 2, trang 36.
 - Phân xử tài tình. SGK Tập đọc 5 tập 2, trang 46.
 - Họp thư mật. SGK Tập đọc 5 tập 2, trang 62.
 - Nghĩa thầy trò. SGK Tập đọc 5 tập 2, trang 79.
 2.Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng việt: (7 điểm)
a. Đọc thầm bài văn sau: Người công dân số một (P1)
Nhân vật : Anh Thành, Anh Lê, Anh Mai
Cảnh trí : Một ngôi nhà ở xóm chiếu, Sài Gòn. Dưới ngọn đèn dầu lù mù, anh Thành đang ngồi ghi chép. Anh Lê vào.
 Lê: - Anh Thành ! Mọi thứ tôi thu xếp xong rồi. Sáng mai anh có thể đến nhận việc đấy.
 Thành: - Có lẽ thôi, anh ạ.
 Lê: - Sao lại thôi ? Anh chỉ cần cơm nuôi và mỗi tháng một đồng. Tôi đã đòi cho anh thêm mỗi năm hai bộ quần áo và mỗi tháng thêm năm hào(Nói nhỏ) Vì tôi nói với họ: anh biết chữ Tàu, lại có thể viết phắc-tuya bằng tiếng Tây.
 Thành: - Nếu chỉ cần miếng cơm manh áo thì tôi ở Phan Thiết cũng đủ sống
 Lê: Vậy anh vào Sài Gòn này để làm gì?
Thành: Anh Lê này ! Anh học trường Sa-xơ-lu Lô-ba... 	thì...ờ...anh là người nước nào?
 Lê: - Anh hỏi lạ thật. Anh người nước nào thì tôi là người nước ấy.
Thành: Đúng ! Chúng ta là đồng bào. Cùng máu đỏ da vàng với nhau. Nhưng.......anh có khi nào nghĩ đến đồng bào không?
 Lê: - Sao lại không ? Hôm qua ông đốc học nhắc lại nghị định của giám đốc Phú Lãng Sa tháng 5 năm 1881 về việc người bản xứ muốn vào trường Tây...
Thành: À...! vào làng Tây để có tên Tây, đi lại, ăn ở, làm việc, lương bổng như Tây...! Anh đã làm đơn chưa?
 Lê: - Không bao giờ ! Không bao giờ tôi quên dòng máu chảy trong cánh tay này là của họ Lê, anh hiểu không ? Nhưng tôi chưa hiểu vì sao anh thay đổi ý kiến, không định xin việc làm ở Sài Gòn này nữa.
 Thành: - Anh Lê ạ, vì đèn dầu ta không sáng bằng đèn Hoa Kì. Đèn hoa kì lại không sáng bằng đèn tọa đăng. Hôm qua, tôi đi xem chớp bóng lại thấy ngọn đèn điện mới thật là sáng nhất. Sáng như ban ngày mà không có mùi, không có khói.
 Lê: - Anh kể chuyện đó để làm gì ?
 Thành: - Vì anh với tôi....chúng ta là công dân nước Việt...
 (còn nữa)
 Theo Hà Văn Cầu - Vũ Đình Phòng
Câu 1 : Anh Lê giúp anh Thành việc gì ? (0,5 điểm)
 a. Tìm việc ở Phan Thiết.
 b. Tìm việc ở Sài Gòn.
 c. Tìm việc ở Hoa Kì.
 d. Tìm việc ở 
Câu 2 : Anh Lê giúp anh Thành tìm việc đạt kết quả như thế nào ? (0,5 điểm)
 a. Không được nhận.
 b. Xin được việc.
 c. Mỗi năm hai bộ quần áo và mỗi tháng thêm năm hào.
 d. Anh chỉ cần cơm nuôi và mỗi tháng một đồng, mỗi năm hai bộ quần áo và mỗi tháng thêm năm hào.
Câu 3 : Thái độ của anh Thành khi nghe anh Lê nói về việc làm như thế nào ? (0,5 điểm)
 a. Mừng rở.
 b. Anh Thành không để ý tới công việc và món lương mà anh Lê tìm cho. Anh nói: “Nếu chỉ cần miếng cơm manh áo thì tôi ở Phan Thiết cũng đủ sống...”.
 c. Không quan tâm tới.
 d. Mừng vui, hét lên.
Câu 4 : Theo em, vì sao anh Thành lại nói: “Nếu chỉ cần miếng cơm manh áo thì tôi ở Phan Thiết cũng đủ sống...”. (0,5 điểm)
 a. Vì anh không nghĩ đến miếng cơm manh áo của cá nhân mình mà nghĩ đến dân, đến nước.
 b. Không quan tâm đến công việc.
 c. Vì không cần phải kiếm sống.
 d. Vì mặc cảm.
Câu 5 : Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ truyền thống? (1 điểm)
a) Phong tục và tập quán của tổ tiên, ông bà.
b) Cách sống và nếp nghĩ của nhiều người ở nhiều địa phương khác nhau.
c) Lối sống và nếp nghĩ đã hình thành từ lâu đời và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
d) Phong tục và tập quán của riêng các dân tộc.
Câu 6 : Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ trật tự? (0,5 điểm)
a) Tình trạng ổn định, có tổ chức, có kỉ luật.
b) Trạng thái bình yên, không có chiến tranh.
c) Trạng thái yên ổn, bình lặng, không ồn ào.
d) Hòa thuận, không tranh cải.
Câu 7 : Tìm quan hệ từ thích hợp với mỗi chỗ trống để tạo ra những câu ghép chỉ điều kiện - kết quả: (1 điểm)
a) ... chủ nhật này trời đẹp .... chúng ta sẽ đi cắm trại.
b) ... bạn Nam phát biểu ý kiến .... cả lớp lại trầm trồ khen ngợi.
Câu 8 : Từ trái nghĩa với từ “kiên trì”? (0,5 điểm)
 a. Nhẫn nại b. chán nản
 c. Dũng cảm d. Hậu đậu
Câu 9 : Thêm vào chỗ trống một vế câu thích hợp để tạo thành câu ghép. (1 điểm)
 a) Hễ em được điểm tốt ....................................................................................
 b) Nếu chúng ta chủ quan ................................................................................
Câu 10 : Em hãy viết hai câu thành ngữ hoặc tục ngữ nói về truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc ta? (1 điểm)
Trường Tiểu học Mỹ Xuyên 1
Họ vàTên:.
Lớp : 5/
 Thứ  ngày  tháng 03 năm 2018
 KIỂM TRA GIỮA HKII. 
 Môn: Tiếng Việt 
 Thời gian: 30 phút
Điểm:
 Lời nhận xét của giáo viên:
GV coi thi
GV giám sát
A/Kiểm tra viết: (10 điểm ) 
 1. Chính tả nghe – viết: (2 điểm) (15 phút) 
Giáo viên đọc cho HS viết bài (Núi non hùng vĩ.). (SGK Tiếng việt 5, tập 2, trang 58 ).
Trường Tiểu học Mỹ Xuyên 1
Họ vàTên:.
Lớp : 5/
 Thứ  ngày  tháng 03 năm 2018
 KIỂM TRA GIỮA HKII. 
 Môn: Tiếng Việt 
 Thời gian: 35 phút
Điểm:
 Lời nhận xét của giáo viên:
GV coi thi
GV giám sát
2. Tập làm văn: (8 điểm)
Em hãy Tả một người mà em yêu thích.

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_ii_mon_tieng_viet_lop_5_nam_hoc_2017.docx