Đề kiểm tra cuối học kì II môn Tiếng Việt 4 - Năm học 2021-2022

docx 10 trang Người đăng khanhhuyenbt22 Ngày đăng 24/06/2022 Lượt xem 525Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kì II môn Tiếng Việt 4 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra cuối học kì II môn Tiếng Việt 4 - Năm học 2021-2022
UBND HUYỆN ĐỊNH QUÁN 
TRƯỜNG TH LIÊN SƠN 
Họ và tên: .Lớp:.
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II – NĂM HỌC 2021 -2022
MÔN: TIẾNG VIỆT 
Giám thị
 Giám khảo
 Điểm 
Nhận xét của giáo viên
Đọc:
Viết:
TB:..
A. PHẦN VIÊT:
I. Chính tả : ( 20 phút - 3đ )
 II.Tập làm văn: (7 điểm) 
	Đề bài: Tả một con vật nuôi trong nhà mà em yêu thích.
B. PHẦN ĐỌC:
 I. Đọc hiểu(30 phút- 6điểm): Đọc thầm bài văn sau và trả lời câu hỏi: 
Đôi cánh của Ngựa Trắng
 Ngày xưa có một chú Ngựa Trắng, trắng nõn nà như một đám mây. Mẹ chú yêu chiều chú lắm, lúc nào cũng giữ chú bên cạnh, còn dặn: “Con phải ở bên cạnh mẹ và hí to khi mẹ gọi nhé!”. Ngựa Mẹ gọi Ngựa Con suốt ngày. Tiếng ngựa con hí làm Ngựa Mẹ hạnh phúc nên Ngựa Mẹ chỉ dạy con hí vang hơn là luyện cho con vó phi dẻo dai, đá hậu mạnh mẽ. Gần nhà Ngựa có Đại Bàng núi. Đại Bàng núi còn bé nhưng sải cánh đã vững vàng. Mỗi lúc nó liệng vòng, cánh không động, khẽ nghiêng bên nào là chao bên ấy, bóng cứ loang loáng trên mặt đất. Đại Bàng núi bay tài giỏi như một phi cơ chiến đấu điêu luyện thời nay. Ngựa Trắng ước ao được bay như Đại Bàng, chú nói:
Anh Đại Bàng ơi! Làm sao để có cánh như anh? Đại Bàng núi cười: 
Phải đi tìm chứ, cứ quấn chặt lấy mẹ biết bao giờ mới có cánh.
 Thế là Ngựa Trắng xin phép mẹ lên đường cùng Đại Bàng. Chưa trọn ngày đường. Ngựa Trắng thấy biết bao nhiêu là cảnh lạ. Trời mỗi lúc một tối, sao đã lấp lánh trên bầu trời. Ngựa Trắng thấy nơm nớp lo sợ. Bỗng có tiếng "hú... ú... ú" mỗi lúc một một gần, rồi từ trong bóng tối hiện ra một gã Sói xám dữ tợn. Ngựa Trắng mếu máo gọi mẹ. Sói xám cười man rợ và phóng đến.
Ôi! - Tiếng Sói xám rống lên - Một cái gì từ trên cao giáng rất mạnh vào giữa trán Sói xám làm Sói ta hốt hoảng cúp đuôi chạy mất. Thì ra đúng lúc Sói vồ Ngựa, Đại Bàng núi từ trên cao đã lao tới kịp thời. Ngựa Trắng òa khóc, gọi mẹ. Đại Bàng núi dỗ dành:
Nín đi! Anh đưa em về với mẹ!
Nhưng mà em không có cánh - Ngựa Trắng thút thít. Đại Bàng cười, chỉ vào đôi chân của Ngựa Trắng:
Cánh của em đấy chứ đâu! Nếu phi nước đại em chạy như bay ấy chứ!
Đại Bàng núi sải cánh. Ngựa Trắng chồm lên. Bốn chân chú như bay trên không trung.
(Theo Thy Ngọc-Truyện đọc lớp 4)
Em trả lời câu hỏi, làm bài tập theo một trong hai cách sau:
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời mà em chọn.
Viết ý kiến của em vào chỗ trống.
1. Ngựa mẹ dạy con điều gì? M1
a. Dạy con phi nước đại.	b. Dạy con hí vang.
c. Dạy con đá hậu mạnh mẽ.	d. Dạy con rèn luyện sức khoẻ.
2. Vì sao ngựa mẹ chỉ dạy con hí vang mà không dạy vó phi dẻo dai, đá hậu mạnh mẽ? M1
a. Vì để mẹ yên tâm khi biết chú luôn bên cạnh.
b. Vì ngựa con không đủ sức khoẻ để học phi vó, đá hậu.
c. Vì ngựa con đã có mẹ luôn bảo vệ nên không cần học phi vó, đá hậu.
d. Vì ngựa mẹ không muốn con bị thương khi luyện tập những bài khó.
3. Ngựa con ao ước điều gì? M1
a. Biết phi nước đại và đá hậu mạnh mẽ.	b. Biết rống vang rừng như Sói xám.
c. Vồ mồi nhanh như Đại Bàng.	d. Được bay như Đại Bàng.
4. Vì sao Đại Bàng lại chỉ vào đôi chân của Ngựa Trắng và nói đó là đôi cánh của chú? M1
a. Vì khi Ngựa Trắng phi nước đại thì đôi chân ấy cũng chạy như bay.
b. Vì đôi cánh của Đại Bàng cũng là do đôi chân biến thành.
c. Vì Ngựa Trắng có thể bay bằng đôi chân ấy.
d. Vì tất cả các loài trong rừng đều dùng đôi chân để bay.
5. Câu nói của Đại Bàng núi dành cho Ngựa Trắng “Phải đi tìm chứ, cứ quấn chặt lấy mẹ biết bao giờ mới có cánh.” có nghĩa là gì? M3
.
6. Em hãy nêu ý nghĩa của câu chuyện trên. M3
.
7. Hãy viết một câu cảm thể hiện sự vui thích của Ngựa Trắng khi đã biết phi nước đại như bay trên không trung. M4
8. Câu nào dưới đây thuộc mẫu câu kể “Ai thế nào?” ? M2
a. Ngựa Trắng xin phép mẹ lên đường cùng Đại Bàng.
b. Ngựa Trắng òa khóc gọi mẹ.
c. Chú Ngựa Trắng trắng nõn nà như một đám mây.
d. Ngựa Mẹ gọi Ngựa Con suốt ngày.
9. Chọn từ trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống trong các câu sau cho thích hợp: M1
a. Chú Ngựa Trắng có bộ lông vô cùng  (mềm mại, diễm lệ).
b. Ngựa Trắng  (rạng rỡ, hớn hở) vì được đi khám phá khu rừng cùng Đại Bàng núi.
10. Ngựa Trắng muốn xin phép mẹ lên đường cùng Đại Bàng. Ngựa Trắng phải nói với mẹ như thế nào? M2
a. Mẹ ơi, mẹ hãy cho con đi xa.	b. Con phải đi xa cơ.
c. Mẹ đừng có mà giữ con.	d. Mẹ phải cho con đi xa. 
II/. ĐỌC THÀNH TIẾNG: (4 điểm)
1. Tên bài Tập đọc : Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa , trang 21, tuần 21 
- HS đọc đoạn sau gồm 102 chữ trong thời gian 1 phút 8 giây.
Năm 1946, nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, ông rời bỏ cuộc sống đầy đủ tiện nghi ở nước ngoài, theo Bác Hồ về nước. Ông được Bác Hồ đặt tên mới là Trần Đại Nghĩa và giao nhiệm vụ nghiên cứu chế tạo vũ khí phục vụ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Trên cương vị Cục trưởng Cục Quân giới, ông đã cùng anh em miệt mài nghiên cứu, chế ra những loại vũ khí có sức công phá lớn như ba-dô-ca, súng không giật, bom bay tiêu diệt xe tăng và lô cốt của giặc.
 + Câu hỏi : Giáo sư Trần Đại Nghĩa đã có đóng góp gì to lớn trong kháng chiến?
2. Tên bài Tập đọc : Ăng-co Vát trang 123 SGK Tiếng Việt 4 tập 2
- HS đọc đoạn sau gồm 112 chữ trong thời gian 1 phút 14 giây.
Khu đền chính gồm ba tầng với những ngọn tháp lớn. Muốn thăm hết khu đền chính phải đi qua ba tầng hành lang dài gần 1500 mét và vào thăm 398 gian phòng. Suốt cuộc dạo xem kì thú đó, du khách sẽ cảm thấy như lạc vào thế giới của nghệ thuật chạm khắc và kiến trúc cổ đại. Đây, những cây tháp lớn được dựng bằng đá ong và bọc ngoài bằng đá nhẵn. Đây, những bức tường buồng nhẵn bóng như mặt ghế đá, hoàn toàn được ghép bằng những tảng đá lớn đẽo gọt vuông vức và lựa ghép vào nhau kín khít như xây gạch vữa.
+ Câu hỏi : Khu đền chính đồ sộ như thế nào?
3. Tên bài Tập đọc : Con chuồn chuồn nước trang 127 SGK Tiếng Việt 4 tập 2. 
- HS đọc đoạn sau gồm 72 chữ trong thời gian 48 giây.
Ôi chao! Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao! Màu vàng trên lưng chú lấp lánh. Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng. Cái đầu tròn và hai con mắt long lanh như thủy tinh. Thân hình chú nhỏ và thon vàng như màu vàng của nắng mùa thu. Chú đậu trên một cành lộc vừng ngả dài trên mặt hồ. Bốn cánh khẽ rung rung như đang còn phân vân. 
4. Tên bài Tập đọc : Ăn "mầm đá" trang 157 SGK Tiếng Việt tập 2
- HS đọc đoạn sau gồm 91 chữ trong thời gian 1 phút.
Tương truyền vào thời vua Lê - chúa Trịnh có ông Trạng Quỳnh là người rất thông minh. Trạng thường dùng lối nói hài hước hoặc những cách độc đáo để châm biếm thói xấu của vua chúa, quan lại và bênh vực dân lành.
           Một hôm, Trạng túc trực trong phủ chúa. Chúa bảo:
- Ta ăn đủ của ngon vật lạ trên đời mà vẫn không thấy ngon miệng. Ngươi có biết thứ gì ngon thì mách cho ta.
   Trạng bẩm:
- Chúa đã xơi "mầm đá" chưa ạ? 
        + Câu hỏi : Vì sao chúa Trịnh muốn ăn "mầm đá"?
HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ CHO ĐIỂM BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II,
NĂM HỌC: 2021-2022
MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 4
A. BÀI KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)
I. Chính tả (3 điểm)
GV đọc cho học sinh cả lớp viết vào giấy kiểm tra.
- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, sạch sẽ, trình bày đúng đoạn văn: 3 điểm.
- Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai, lẫn phụ âm đầu hoặc vần,thanh; không viết hoa đúng quy định) trừ 0,2 điểm.
Con Mèo Hung
Mèo Hung có cái đầu tròn tròn, hai tai dong dỏng dựng đứng rất thính nhạy. Đôi mắt Mèo Hung hiền lành nhưng ban đêm đôi mắt ấy sáng lên giúp mèo nhìn rõ mọi vật. Bộ ria mép vểnh lên có vẻ oai lắm ; bốn chân thì thon thon, bước đi một cách nhẹ nhàng như lướt trên mặt đất. Cái đuôi dài trông thướt tha duyên dáng. Mèo Hung trông thật đáng yêu. Có một hôm, tôi đang ngồi học, bỗng thấy nó rón rén bước từng bước nhẹ nhàng đến bên bồ thóc ngồi rình
II. Tập làm văn (7 điểm): 35 phút
* Yêu cầu:
- Học sinh xác định đúng đề bài, kiểu bài miêu tả con vật: viết được bài văn miêu tả con vật hoàn chỉnh đủ ba phần (mở bài, thân bài, kết bài), kết hợp bộc lộ cảm xúc của người viết. Độ dài bài viết khoảng 12- 15 câu.
- Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả.
- Chữ viết rõ ràng, trình bày bài sạch.
* Cho điểm:
- Đảm bảo các yêu cầu trên: 7 điểm
- Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm cho phù hợp với thực tế bài viết.. 
- Lạc đề không cho điểm.
* Lưu ý:
- Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao - khoảng cách - kiểu chữ; hoặc trình bày bẩn bị trừ 0.2 điểm toàn bài.
- Toàn bài kiểm tra bày sạch đẹp GV cho điểm tối đa.
B. BÀI KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)
I/. ĐỌC THÀNH TIẾNG: (4 điểm)
GV đánh giá và cho điểm phần đọc thành tiếng của học sinh theo những yêu cầu sau :
+ Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu: 1đ 
+ Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng):1đ	
+ Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1đ
+ Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc:1đ
1. Tên bài Tập đọc : Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa , trang 21, tuần 21 
- HS đọc đoạn sau gồm 102 chữ trong thời gian 1 phút 8 giây.
Năm 1946, nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, ông rời bỏ cuộc sống đầy đủ tiện nghi ở nước ngoài, theo Bác Hồ về nước. Ông được Bác Hồ đặt tên mới là Trần Đại Nghĩa và giao nhiệm vụ nghiên cứu chế tạo vũ khí phục vụ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Trên cương vị Cục trưởng Cục Quân giới, ông đã cùng anh em miệt mài nghiên cứu, chế ra những loại vũ khí có sức công phá lớn như ba-dô-ca, súng không giật, bom bay tiêu diệt xe tăng và lô cốt của giặc.
 + Câu hỏi : Giáo sư Trần Đại Nghĩa đã có đóng góp gì to lớn trong kháng chiến?
-> Trả lời : Trên cương vị Cục trưởng Cục Quân giới, ông đã cùng anh em miệt mài nghiên cứu chế tạo ra những loại vũ khí có sức công phá lớn như súng ba-dô-ca súng không giật, bom bay tiêu diệt xe tăng và lô cốt của giặc.
2. Tên bài Tập đọc : Ăng-co Vát trang 123 SGK Tiếng Việt 4 tập 2
- HS đọc đoạn sau gồm 112 chữ trong thời gian 1 phút 14 giây.
Khu đền chính gồm ba tầng với những ngọn tháp lớn. Muốn thăm hết khu đền chính phải đi qua ba tầng hành lang dài gần 1500 mét và vào thăm 398 gian phòng. Suốt cuộc dạo xem kì thú đó, du khách sẽ cảm thấy như lạc vào thế giới của nghệ thuật chạm khắc và kiến trúc cổ đại. Đây, những cây tháp lớn được dựng bằng đá ong và bọc ngoài bằng đá nhẵn. Đây, những bức tường buồng nhẵn bóng như mặt ghế đá, hoàn toàn được ghép bằng những tảng đá lớn đẽo gọt vuông vức và lựa ghép vào nhau kín khít như xây gạch vữa.
+ Câu hỏi : Khu đền chính đồ sộ như thế nào?
-> Trả lời : Khu đền chính đồ sộ gồm ba tầng với những ngọn tháp lớn, có hành lang dài gần 1500 mét và 398 gian phòng.
3. Tên bài Tập đọc : Con chuồn chuồn nước trang 127 SGK Tiếng Việt 4 tập 2. 
- HS đọc đoạn sau gồm 72 chữ trong thời gian 48 giây.
Ôi chao! Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao! Màu vàng trên lưng chú lấp lánh. Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng. Cái đầu tròn và hai con mắt long lanh như thủy tinh. Thân hình chú nhỏ và thon vàng như màu vàng của nắng mùa thu. Chú đậu trên một cành lộc vừng ngả dài trên mặt hồ. Bốn cánh khẽ rung rung như đang còn phân vân. 
+ Câu hỏi : Chú chuồn chuồn được miêu tả bằng những hình ảnh so sánh nào?
-> Trả lời : bốn cánh mỏng như giấy bóng. Cái đầu tròn và hai mắt long lanh như thủy tinh. Thân chú nhỏ và thon vàng như màu vàng của nắng mùa thu.
4. Tên bài Tập đọc : Ăn "mầm đá" trang 157 SGK Tiếng Việt tập 2
- HS đọc đoạn sau gồm 91 chữ trong thời gian 1 phút.
Tương truyền vào thời vua Lê - chúa Trịnh có ông Trạng Quỳnh là người rất thông minh. Trạng thường dùng lối nói hài hước hoặc những cách độc đáo để châm biếm thói xấu của vua chúa, quan lại và bênh vực dân lành.
           Một hôm, Trạng túc trực trong phủ chúa. Chúa bảo:
- Ta ăn đủ của ngon vật lạ trên đời mà vẫn không thấy ngon miệng. Ngươi có biết thứ gì ngon thì mách cho ta.
   Trạng bẩm:
- Chúa đã xơi "mầm đá" chưa ạ? 
        + Câu hỏi : Vì sao chúa Trịnh muốn ăn "mầm đá"?
-> Trả lời : Chúa Trịnh muốn ăn "mầm đá” vì Chúa đã chán các món cao lương mĩ vị quen thuộc, muốn tìm một món ăn mới lạ.
II/. ĐỌC HIỂU (6 điểm)
 Học sinh dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng và hoàn thành các bài tập đạt số điểm như sau:
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đáp án
b
a
d
a
c
a)mềm mại
b) hớn hở
a
Điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
1 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
1 điểm
0,5 điểm
Câu 5. không chịu đi xa khám phá thì không bao giờ trưởng thành, giỏi giang, mở rộng hieur biết được.
Câu 6. Phải mạnh dạn đi đó đi đây mới mở rộng tầm hiểu biết, mới mau khôn lớn vững vàng.
Câu 7. Ôi! Thế là em đã bay được rồi !; Ôi, thích quá! ..
UBND HUYỆN ĐỊNH QUÁN 
TRƯỜNG TH LIÊN SƠN 
Họ và tên Lớp:.
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II – NĂM HỌC 2021 -2022
MÔN: TOÁN
(Thời gian: 40 phút)
Giám thị
 Giám khảo
 Điểm 
Nhận xét của giáo viên
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Câu 1. Giá trị chữ số 4 trong số 240 853 là: M1	
 a. 4 	b. 40 	c. 40853 	d. 40 000
Câu 2. Trong các phân số ; ; ; phân số tối giản là:	M1
 a. 	b. 	 	 c. 	 	d. 
Câu 3. Chọn câu trả lời đúng. M1
	a. d. = 2	b. 	c. 	d. 	 
Câu 4. Số thích hợp điền vào chỗ chấm để 16dm2 8cm2 = .......... cm2 	M2
a. 168	b. 1608	c. 1068	d. 1600
Câu 5. Chọn đáp án đúng M2
a. 3 tấn 25 kg = 325 kg b. 5 m2 17 cm2 = 5 017 cm2
c. 2 phút 10 giây = 260 giây d. 5 00 cm = 5 m
Câu 6. Một hình bình hành có chiều cao 20 cm và độ dài đáy 10cm. Diện tích hình bình hành đó là: M1
A. 20 cm2 B. 200 cm2 C. 20 dm2 D. 24 dm2 
II. PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu 7. (2 điểm)Tính M2
a) + ..
b)  - 	
c) × ..	
d)  : 
Câu 8 (1 điểm): Tìm x. M2
a. x + = b. - x = 
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Câu 9 (3 điểm): Một mảnh vườn hình chữ nhật có chiều dài 15m, chiều rộng bằng chiều dài. 
a) Tính diện tích mảnh vườn đó. (2 điểm)
b) Trung bình cứ 1 m2 vườn đó người ta thu được 10 ki - lô - gam cà chua. Hỏi trên cả mảnh vườn đó người ta thu được bao nhiêu ki - lô - gam cà chua? (1 điểm)M3
Câu 10 (1 điểm): Tính bằng cách thuận tiện nhất. M4
HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ CHO ĐIỂM BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II
NĂM HỌC: 2021-2022. MÔN: TOÁN - LỚP 4
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đáp án
d
c
a
b
d
b
Điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
2 điểm
1 điểm
3 điểm
1 điểm
Câu 7 (2 điểm): Tính 
a. + =. 179 	b. - ... 815 
c. × = ..... 6040 = 32 	d.  : = . 8456 = 4728 
Câu 8 (1 điểm): Tìm X. 
a. x + = b. - x = 
 (x= 330 ) (x= 421 )
Câu 9 (3 điểm): Một mảnh vườn hình chữ nhật có chiều dài 15m, chiều rộng bằng chiều dài. Tính chu vi và diện tích mảnh vườn đó. M3
Bài giải:
Chiều rộng mảnh vườn là:
15 x 2 3 = 10 (m)
Chu vi mảnh vườn là:
( 15+10) x 2 = 50(m)
Diện tích mảnh vườn là:
15 x 10 = 150 (m2)
Đáp số: Chu vi: 50 m
 Diện tích: 150 m2
Câu 10 (1 điểm): Tính bằng cách thuận tiện nhất. 
 = 45 x (3 7 + 6 7 - 414)
= 45 x 1
= 45 

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_ii_mon_tieng_viet_4_nam_hoc_2021_202.docx