Đề kiểm tra cuối học kì I môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học: 2018-2018 - Trường Tiểu học Kim Đồng

doc 9 trang Người đăng duthien27 Lượt xem 757Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kì I môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học: 2018-2018 - Trường Tiểu học Kim Đồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra cuối học kì I môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học: 2018-2018 - Trường Tiểu học Kim Đồng
PHÒNG GD&ĐT XUAN HÒA
TRƯỜNG: TIỂU HỌC KIM ĐỒNG
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2018 - 2019
MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 5
TT
Chủ đề
Mức 1
Mức 2
Mức 3
Mức 4
Tổng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
1
Đọc thành tiếng:
- Đọc đoạn trong bài thuộc chủ điểm “Việt Nam tổ quốc em”. “Cánh chim hòa bình” . “Con người với thiên nhiên”. “Giữ lấy màu xanh. “Vì hạnh phúc con người”
Số câu
1
1
Số điểm
3,0
3,0
2
Đọc hiểu văn bản: 
- Bài đọc thuộc chủ điểm “giữ lấy màu xanh”
- Xác định được chi tiết, hình ảnh trong bài, nội dung bài đọc.
- Biết liên hệ với thực tế
Số câu
2
2
1
1
6
Câu số
1; 2
4; 5
9
10
Số điểm
1,0
1,0
1,0
1,5
4,5
3
Kiến thức tiếng Việt:
- Xác định từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ nhiều nghĩa, quan hệ từ trong bài đọc
- Đặt câu với từ nhiều nghĩa
Số câu
1
2
1
4
Câu số
3
6,7
8
Số điểm
1,0
1,0
0,5
2,5
4
Viết chính tả:
- Viết bài trong chủ điểm "vì hạnh phúc con người”
- Viết đúng chính tả, không quá 5 lỗi. Một bài khoảng 90 chữ
Số câu
1
1
Số điểm
3,0
3,0
5
Tập làm văn
- Viết bài văn tả người
Số câu
1
1
Số điểm
7,0
7,0
Tổng
Số câu
3
2
4
1
2
1
13
Số điểm
2,0
6,0
2,0
0,5
8,0
1,5
20,0
PHÒNG GD&ĐT XUAN HÒA
TRƯỜNG: TIỂU HỌC KIM ĐỒNG
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2018 - 2019
 Môn: Tiếng Việt - Lớp 5 
Họ và tên: .....................................................
Lớp: 5 .........
Điểm
Nhận xét của giáo viên
Giáo viên coi (ký, ghi rõ họ tên)
Điểm bằng số: .......................
Điểm bằng chữ: ........................
.
1
2
Giáo viên chấm (ký, ghi rõ họ tên)
1
2
A. Kiểm tra đọc.
1. Kiểm tra đọc thành tiếng.
2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng việt.
Đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi
Vời vợi Ba Vì
 Tam Đảo nhìn về phía tây, vẻ đẹp của Ba Vì biến ảo lạ lùng từng mùa trong năm, từng giờ trong ngày. Thời tiết thanh tịnh, trời trong trẻo, ngồi phóng tầm mắt qua tầm mắt xanh biếc, Ba Vì hiện lên như hòn ngọc bích. Về chiều, sương mù tỏa trắng, Ba Vì nổi bồng bềnh như vị thần bất tử ngự trên sóng. Những đám mây nhuộm màu biến hóa muôn hình, nghìn dạng tựa như nhà ảo thuật có phép tạo ra một chân trời rực rỡ. Khi vầng sáng nan quạt khép dần lại, trăng sáng vàng như một nốt nhạc bay lên bầu trời, ru giấc ngủ muôn đời thần thoại.
 Ôm quanh Ba Vì là bát ngát đồng bằng, mênh mông hồ nước với những Suối Hai, Đồng Mô, Ao Vua  nổi tiếng vẫy gọi. Mướt mát rừng keo những đảo Hồ, đảo Sếu xanh ngát bạch đàn những đồi Măng, đồi Hòn Rừng ấu thơ, rừng thanh xuân. Phơi phới mùa hội đua chen của cây cối. Lượn giữa những hồ nước vòng quanh đảo cao hồ thấp là những con thuyền mong manh, những chiếc ca nô rẽ sóng chở du khách dạo chơi nhìn ngắm. Hơn một nghìn héc-ta hồ nước lọc qua tầng đá ong mát rượi, trong veo, soi bóng bầu trời xanh thăm thẳm, chập chờn cánh chim bay mỏi. Lác đác trong cánh rừng trẻ trung là những căn nhà gỗ xinh xắn. Tiếng chim gù, chim gáy khi gần, khi xa như mở rộng mãi ra không gian mùa thu xứ Đoài.
 Theo Võ Văn Trực
Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng
Câu 1. Đoạn văn miêu tả phong cảnh ở đâu?
A. Tam Đảo
B. Ba Vì
C. Sa Pa
Câu 2. Vào những ngày thời tiết thanh tịnh, trời trong trẻo Ba Vì hiện lên như hình ảnh nào?
A. Hòn Ngọc Bích
B. Vị thần bất tử
C. Nhà ảo thuật
Câu 3. Trong câu “Ôm quanh Ba Vì là bát ngát đồng bằng mênh mông hồ nước với những Suối Hai, Đồng Mô, Ao Vua nổi tiếng vẫy gọi”
 a. Các quan hệ từ trong câu trên là:
A. “Với”, “là”
B. “Ôm”, “những”
C. “Hồ”, “quanh”
 b. Hai từ “bát ngát” và “mênh mông” có quan hệ gì với nhau?
A. Là cặp từ trái nghĩa
B. Là cặp từ đồng nghĩa
C. Là các từ nhiều nghĩa
Câu 4. Trong câu “Khi vầng sáng nan quạt khép dần lại, trăng sáng vàng như một nốt nhạc bay lên bầu trời, ru giấc ngủ muôn đời thần thoại” thì “Khi vầng sáng nan quạt khép dần lại” là lúc nào?
A. Bình minh lên
B. Màn đêm bắt đầu buông xuống
C. Buối trưa tĩnh lặng
Câu 5. Vì điều gì mà “về chiều, Ba Vì nổi bồng bềnh như vị thần bất tử ngự trên sóng” ?
 A. Vì có những đám mây nhuộm màu
 B. Vì có trăng sáng vàng
 C. Vì có sương mù tỏa trắng
Câu 6: Điền quan hệ từ thích hợp vào chỗ chấm:
Vẻ đẹp của Ba Vì  vẻ đẹp hùng vĩ, hoang sơ và huyền bí.
Câu 7: Trong câu: “Tiếng chim gù, chim gáy, khi gần, khi xa như mở rộng mãi ra không gian mùa thu xứ Đoài” cặp từ trái nghĩa là:
A. Mở và ra
B. Như và mùa
C. Gần và xa
Câu 8. Nối các từ ở cột A với nghĩa tương ứng ở cột B
A
B
Chân ghế
Chân trời
Bộ phận của cơ thể người dùng để đứng, đi chạy.
Bộ phận dưới cùng của một số đồ dùng, có tác dụng đỡ cho các bộ phận khác.
Đường giới hạn của tầm mắt ở xa, trông tưởng như bầu trời tiếp xúc với mặt đất hay mặt biển.
Câu 9. Nội dung của bài văn trên là gì ?
Câu 10. Viết một đoạn văn từ 3 đến 4 câu giới thiệu về một cảnh đẹp ở quê hương em?
B. Kiểm tra viết
1. Chính tả: Nghe - viết (20 phút)
Giáo viên đọc cho học sinh cả lớp nghe - viết bài: Buôn Chư Lênh đón cô giáo (viết đầu bài và đoạn từ Y Hoa đến bên già Rok ................ Cô giáo ạ!).
2. Tập làm văn: (30 phút)
Em hãy tả một người mà em yêu quý nhất?
Bài làm
PHÒNG GD&ĐT XUAN HÒA
TRƯỜNG: TIỂU HỌC KIM ĐỒNG
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KT CUỐI HK I 
 NĂM HỌC 2018 - 2019
MÔN: TIẾNG VIỆT 5
A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)
1. Kiểm tra đọc thành tiếng: 3 điểm
- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm: 1 điểm
- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm.
- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm.
2. Kiểm tra đọc hiểu và làm bài tập: 7 điểm
Câu 1. (0,5 điểm) Đáp án đúng: B. Ba Vì
Câu 2. (0,5 điểm) Đáp án đúng: A. Hòn Ngọc Bích
Câu 3. (1 điểm) mỗi đáp án đúng được 0,5 điểm
 a. Đáp án đúng là: A. “Với”, “là”
 b. Đáp án đúng là: B. Là cặp từ đồng nghĩa
Câu 4. (0,5 điểm) Đáp án đúng: B. Màn đêm bắt đầu buông xuống
Câu 5. (0,5 điểm) Đáp án đúng: C. Vì có sương mù tỏa trắng
Câu 6: 0,5 điểm 
 Vẻ đẹp của Ba Vì là vẻ đẹp hùng vĩ, hoang sơ và huyền bí.
Câu 7: (0,5 điểm) Đáp án đúng: C. Gần và xa
Câu 8. (0,5 điểm) mỗi đáp án đúng là 0,25 điểm
A
B
Chân ghế
Chân trời
Bộ phận của cơ thể người dùng để đứng, đi chạy.
Bộ phận dưới cùng của một số đồ dùng, có tác dụng đỡ cho các bộ phận khác.
Đường giới hạn của tầm mắt ở xa, trông tưởng như bầu trời tiếp xúc với mặt đất hay mặt biển.
Câu 9. (1 điểm)
	Bài văn miêu tả vẻ đẹp hùng vĩ, hoang sơ và huyền bí của Ba Vì. Qua đó thể hiện tình yêu quê hương của tác giả.
Câu 10. (1,5 điểm)
- Viết được 3-4 câu giới thiệu cảnh đẹp, đúng chính tả, câu văn rõ ràng được (1,5 điểm)
- Tùy mức độ sai về ý,chính tả, diễn đạt giáo viên có thể cho: 1,0; 0,5; 0,25 điểm
B. Bài kiểm tra viết (10 điểm)
1. Kiểm tra viết chính tả (bài kiểm tra viết cho tất cả học sinh): 3 điểm
- Tốc độ đạt yêu cầu : (1,0 điểm)
- Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ : (1,0 điểm)
- Viết đúng chính tả ( không mắc quá 5 lỗi ).Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp : (1,0 điểm)
 - Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách hoặc trình bày bẩn trừ 0,5 điểm toàn bài. 
2. Kiểm tra viết đoạn, bài (bài kiểm tra viết cho tất cả học sinh): 7 điểm 
TT
Điểm thành phần
Mức điểm
1,5
1
0,5
0
1
Mở bài (1 điểm)
2a
Thân bài
(3 điểm)
Nội dung
(1 điểm)
2b
Kĩ năng
(1 điểm)
2c
Cảm xúc
(1 điểm)
3
Kết bài (1,0 điểm)
4
Chữ viết, chính tả (0,5 điểm)
5
Dùng từ, đặt câu (0,5 điểm)
6
Sáng tạo (1,0 điểm)

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_i_mon_tieng_viet_lop_5_nam_hoc_2018.doc