Đề kiểm tra cuối học kì I môn : Tiếng Việt - Lớp 5 năm học: 2015 - 2016 thời gian : 60 phút ( không kể giao đề)

doc 7 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1021Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kì I môn : Tiếng Việt - Lớp 5 năm học: 2015 - 2016 thời gian : 60 phút ( không kể giao đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra cuối học kì I môn : Tiếng Việt - Lớp 5 năm học: 2015 - 2016 thời gian : 60 phút ( không kể giao đề)
PHÒNG GD & ĐT THANH OAI
TRƯỜNG TIỂU HỌC DÂN HÒA
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
Môn : Tiếng Việt - lớp 5
Năm học: 2015 - 2016
Thời gian : 60 phút ( không kể giao đề)
Họ và tên:...........................................................Lớp :..........................................
Điểm đọc
Điểm viết
Điểm chung
GV COI 
GV COI 2 
GV CHẤM 1
GV CHẤM 2	
A. KIỂM TRA ĐỌC ( 10 Điểm)
I. Đọc thành tiếng ( 5 điểm)
 GV coi kiểm tra đọc ở tiết ôn tập tuần 18( Trong các bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 18) Ghi tên bài, số trang vào phiếu cho HS bốc thăm và đọc, sau đó trả lời 1 đến 2 câu hỏi về nội dung đoạn đọc .
II. Đọc thầm bài văn và làm bài tập ( 5 điểm) ( 20 phút)	
Ngu Công xã Trịnh Tường
 Khách đến xã Trịnh Tường, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai sẽ không khỏi ngỡ ngàng thấy một dòng mương ngoằn ngoèo vắt ngang những đồi cao. Dân bản gọi dòng mương ấy là con nước ông Lìn. Để thay đổi tập quán làm lúa nương, ông Phàn Phù Lìn, người Dao ở thôn Phìn Ngan đã lần mò cả tháng trong rừng tìm nguồn nước. Nhưng tìm được nguồn nước rồi, mọi người vẫn không tin có thể dẫn nước về. Ông cùng vợ con đào suốt một năm trời được gần bốn cây số mương xuyên đồi dẫn nước từ rừng già về thôn, trồng một héc ta lúa nước để bà con tin. Rồi ông vận động mọi người cùng mở rộng con mương, vỡ thêm đất hoang trồng lúa.
 Con nước nhỏ đã làm thay đổi tập quán canh tác và cuộc sống của trên 50 hộ trong thôn. Những nương lúa quanh năm khát nước được thay dần bằng ruộng bậc thang. Những giống lúa lai cao sản được ông Lìn đưa về vận động bà con trồng cấy, nhờ vậy mà cả thôn không còn hộ đói. Từ khi nước được dẫn về thôn, nhà ai cũng cấy lúa nước chứ không phá rừng làm nương rẫy như trước nữa.
Muốn có nước cấy lúa thì phải giữ rừng. Ông Lìn lặn lội đến các xã bạn học cách trồng cây thảo quả về hướng dẫn cho bà con cùng làm. Nhiều hộ trong thôn mỗi năm thu được mấy chục triệu đồng từ loại cây này. Riêng gia đình ông Lìn mỗi năm thu hai trăm triệu đồng. Phìn Ngan từ thôn nghèo nhất đã vươn lên thành thôn có mức sống khá nhất của xã Trịnh Tường.
Chuyện của Ngu Công xã Trịnh Tường nhanh chóng bay về thủ đô. Ông Phàn Phù Lìn vinh dự được Chủ tịch nước gửi thư khe ngợi.
Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây:
 1. Ông Lìn đã làm thế nào để đưa được nước về thôn?
A. Ông cùng vợ con đào suốt một năm trời.
B. Một mình ông đào suốt một năm trời.
C. Ông cùng dân bản đào suốt một năm trời.
 2. Nhờ có mương nước, tập quán canh tác ở thôn Phìn Ngan đã thay đổi như thế nào?
A. Dân bản trồng lúa nương. 
B. Dân bản cấy lúa nước.
C. Dân bản kết hợp cấy lúa nước và làm nương.
 3. Ông Lìn đã nghĩ ra cách gì để giữ rừng, bảo vệ dòng nước?
A. Đến xã bạn học cách trồng cây thảo quả về hướng dẫn bà con cùng làm.
B. Cùng bà con học cách trồng cây thảo quả.
C. Cả thôn cùng trồng cây thảo quả.
 4. Câu chuyện giúp em hiểu được điều gì?
A.Muốn chiến thắng được đói nghèo, lạc hậu, phải có quyết tâm, tinh thần vượt khó.
B.Muốn có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, phải dám nghĩ dám làm.
C. Cả hai ý trên trên đều đúng.
 5. Ông Lìn được ai khen ngợi?
A. Chủ tịch tỉnh Lào Cai.                                              
B. Chủ tịch nước.
C. Chủ tịch xã Trịnh Tường.
6. Câu “Ông Phàn Phù Lìn vinh dự được Chủ tịch nước gửi thư khen ngợi.”là kiểu câu gì?
A. Câu kể                            B. Câu cảm                         C. Câu khiến
7. Từ đồng nghĩa với từ in đậm trong câu: “Cả thôn không còn hộ đói” là:
A. Nghèo, khốn khó, túng quẫn.                             
B. Đói khổ, vất vả, lạc hậu.
C. No đủ, sung sướng, giàu có.
8. Chủ ngữ của câu: “Dân bản gọi dòng mương ấy là con nước ông Lìn”
A. Dân bản gọi dòng mương ấy                                     
B. Dân bản
C. Dân bản gọi dòng mương ấy là con nước
 9. Các từ trong nhóm “ Bà con, con mương” có quan hệ với nhau như thế nào?
A.Đó là những từ đồng nghĩa.                                       
B. Đó là những từ đồng âm.
C. Đó là một từ nhiều nghĩa.
 10. Câu: “Nhờ ông Lìn dám nghĩ dám làm mà cuộc sống của thôn Phìn Ngan có nhiều thay đổi.” có mấy quan hệ từ?
A. Một quan hệ từ                  B. Hai quan hệ từ  C. Một cặp quan hệ từ.
B.PHẦN VIẾT
I. Chính tả (Nghe – viết): 5 điểm  (Thời gian 20 phút)
Bài: Chuỗi ngọc lam (TV5 – Tập 1 – trang 134)
Viết đầu bài và đoạn: “Chiều hôm ấy.Cháu đã đập con lợn đất đấy.”
II. Tập làm văn: 5 điểm  (Thời gian 20 phút)
Hãy tả một bạn học cùng lớp với em đã để lại cho em nhiều ấn tượng tốt đẹp.
PHÒNG GD & ĐT THANH OAI
TRƯỜNG TIỂU HỌC DÂN HÒA
ĐÁP ÁN- BIỂU ĐIỂM CHẤM
Môn : Tiếng Việt - lớp 5
Năm học: 2015 - 2016
A. KIỂM TRA ĐỌC ( 10 Điểm)
I. Đọc thành tiếng (5 điểm) 
 * GV đánh giá, cho điểm dựa vào những yêu cầu sau:
 + Đọc đúng tiếng, đúng từ : 1 điểm
 (Đọc sai từ 2 đến 4 tiếng: 0,5 điểm; Đọc sai từ 5 tiếng trở lên: 0 điểm)
 + Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm.
 ( Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 đến 3 chỗ:0,5 điểm; ngắt nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở lên: 0 điểm.
 + Giọng đọc bước đầu có biểu cảm: 1 điểm.
 ( Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính biểu cảm: 0,5 điểm; giọng đọc không thể hiện tính biểu cảm: 0 điểm)
 + Tốc độ đọc đạt yêu cầu ( 110 tiếng/ 1 phút ): 1 điểm.
 ( Đọc từ trên 1 phút đến 2 phút : 0,5 điểm; đọc quá 2 phút : 0 điểm).
 + Trả lời đúng ý câu hỏi do GV nêu : 1 điểm.( Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: 0,5 điểm; trả lời sai hoặc không trả lời được: 0 điểm ).
II. Đọc hiểu:
* Khoanh tròn chữ cái sau:
Câu 
1
 2
 3
4
 5
 6
 7
 8
 9
10
Đáp án
A
B
A
C
B
A
A
B
B
C
Biểu điểm
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5đ
0,5 đ
0.5đ
0,5đ
B. KIỂM TRA VIẾT: ( 10 điểm)
I. Chính tả( 5điểm)
Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, đúng cỡ chữ, trình bày đẹp
( 5 điểm.)
Mỗi lỗi chính tả trong bài ( Sai lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh viết hoa không đúng qui định ). Trừ 0,25 điểm / lỗi.
* Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn .... Trừ 0,5 đến 1 điểm toàn bài.
II. Tập làm văn( 5 điểm)
      + Bài làm đảm bảo các yêu cầu sau được 5 điểm:
 - Viết được bài văn tả người đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài đúng yêu cầu. Độ dài bài viết từ 15 câu trở lên. Bài viết biết sử dụng các từ ngữ sinh động, gợi tả, gợi cảm làm nổi bật được ngoại hình, tính tình, hoạt động của một người bạn cùng lớp.
          - Bài viết thể hiện được tình cảm của người viết, những ấn tương khó quên về bạn
          - Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ chính xác, không mắc lỗi chính tả.
          - Chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ.
- Tuỳ theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, giáo viên ghi điểm cho các mức điểm: 4,5; 4; 3,5; 2,5; 1.5; 0,5.
- Bài viết lạc đề, không đúng thể loại, không cho điểm.
Đọc thành tiếng (5 điểm) (Phần đọc 4 điểm, trả lời câu hỏi 1 điểm)
- Thời gian đọc: 1,5 phút /học sinh.
- HS bốc thăm, đọc thành tiếng một đoạn của các bài tập đọc sau và trả lời câu hỏi.
*Bài “Chuỗi ngọc lam” TV5 – Tập 1 – trang 134.
a/ Đoạn “Chiều hôm ấyđừng đánh rơi nhé”.
Hỏi:  Cô bé mua chuỗi ngọc lam để tặng ai?
    (Cô bé mua chuỗi ngọc lam để tặng chị của mình, người đã nuôi cô bé từ khi mẹ mất).
Hỏi:  Cô bé có đủ tiền mua chuỗi ngọc không? Chi tiết nào cho biết điều đó?
    (Cô bé không đủ tiền mua chuỗi ngọc đó qua chi tiết: cô bé mở khăn tay ra, đổ lên bàn một nắm xu. Pi e trầm ngâm nhìn cô bé rồi lúi húi gỡ mảnh giấy ghi giá tiền).
          b/ Đoạn “Ngày lễ Nô-en tới Bằng toàn bộ số tiền em có”.
          Hỏi: Chị của cô bé tìm gặp Pi e để làm gì?
(Để hỏi chuỗi ngọc này có phải cô bé mua ở tiệm của Pi-e không?, có phải ngọc thật không? Có nhớ đã bán cho ai không? Giá bao nhiêu?)
          Hỏi: Vì sao Pi e nói rằng, em bé đã trả giá rất cao để mua chuỗi ngọc
(Vì em mua bằng toàn bộ số tiền em dành dụm được/ Vì em bé đã lấy tất cả số tiền mà em đập con lợn đất để mua món quà tặng chị.)
* Bài “Buôn Chư Lênh đón cô giáo” TV5 – Tập 1– trang  144.
a/Đoạn “Căn nhà sàn.Tốt cái bụng dó, cô giáo ạ”.
         Hỏi: Cô giáo Y Hoa đến buôn Chư Lênh để làm gì?
   (Cô giáo đến buôn Chư Lênh để mở trường dạy học ).
         Hỏi: Người dân Chư Lênh đón tiếp cô giáo trang trọng và thân tình như thế nào?
   (Căn nhà sàn chật ních người, họ mặc quần áo như đi hội, họ trải lông thú thẳng tắp, mịn như nhung. Đón cô giáo bằng nghi thức trang trọng nhất dành cho khách quý. Già Rok trưởng buôn đón khách và đưa cho cô giáo một con dao để cô chém một nhát thật sâu vào cột, thực hiện nghi lễ trở thành người trong buôn) 
b/Đoạn “Rồi giọng cô giáochữ cô giáo”.
         Hỏi: Chi tiết nào cho thấy dân làng rất háo hức chờ đợi và yêu quý “cái chữ”?
   (Mọi người cùng ùa theo già làng đề nghị cô giáo cho xem cái chữ, mọi người im phăng phắc khi cô giáo viết chữ. Khi cô viết xong bao nhiêu tiếng cùng hò reo: Ôi chữ cô giáo). 
* Bài “Thầy thuốc như mẹ hiền” TV5 – Tập 1 – trang 153
a/Đoạn “Hải Thượng Lãn Ông.gạo củi ”.
Hỏi: Chi tiết nào nói lên lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc ông chữa bệnh cho con người thuyền chài?
(Con người thuyền chài bị bệnh đậu, Lãn Ông nghe tin bèn đến thăm. Cháu bé người đầy mụn mủ, mùi hôi tanh, ông ân cần chăm sóc suốt cả tháng trời, khi khỏi không lấy tiền mà còn cho gạo, củi ).
b/Đoạn “Một lần khác..hối hận”.
Hỏi: Điều gì thể hiện lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc ông chữa bệnh cho người phụ nữ?
( Lãn Ông tự buộc tội mình về cái chết của một người bệnh không phải do ông gây ra. Điều đó chứng tỏ ông là một thầy thuốc rất có lương tâm và trách nhiệm)     

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_dap_an_mon_TV_cuoi_ky_1_lop_5_2015_2016.doc