Ma trận đề kiểm tra môn Khoa học cuối học kì I, lớp 4 Mạch kiến thức, kĩ năng Số câu và số điểm Mức 1 Mức 2 Mức 3 Tổng TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL 1. Trao đổi chất ở người Số câu 1 1 Số điểm 1,0 1,0 2. Dinh dưỡng Số câu 1 1 1 3 Số điểm 1,0 0,5 0,5 2,0 3. Phòng bệnh Số câu 1 1 1 1 Số điểm 0,5 1,0 0,5 1,0 4. An toàn trong cuộc sống Số câu 1 1 Số điểm 0,5 0,5 5. Nước Số câu 1 1 1 2 1 Số điểm 1,0 1,0 1,0 2,0 1,0 6. Không khí Số câu 1 1 2 Số điểm 1,0 1,0 2,0 Tổng Số câu 5 1 4 1 1 10 2 Số điểm 4,5 1,0 3,0 0,5 1,0 8,0 2,0 Trường Tiểu học Mỹ Đức ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I Lớp 4 MÔN: KHOA HỌC - KHỐI 4 Họ và tên:.. Năm học: 2015-2016 Điểm Nhận xét Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng (từ câu 1 đến câu 5) Câu 1. (1 đ) Để duy trì sự sống hàng ngày, cơ thể phải lấy những gì từ môi trường ? A. Khí các-bô-níc, thức ăn. B. Nước uống, phân. C. Khí ô-xi, thức ăn, nước uống. D. Khí ô-xi, nước tiểu. Câu 2. (1đ) Thức ăn nào sau đây không thuộc nhóm thức ăn chứa nhiều chất béo ? A. Trứng. B. Vừng. C. Dầu ăn. D. Mở động vật. Câu 3. (0,5 đ) Bệnh bướu cổ do: A. Thừa i-ốt. B. Thiếu vi-ta-min. C . Thừa vi-ta-min. D. Thiếu i-ốt. Câu 4. (0.5 đ) Để có sức khỏe tốt chúng ta cần: Ăn một loại thức ăn. Ăn ít thức ăn. Ăn nhiều chất béo. Ăn nhiều loại thức ăn khác nhau và thường xuyên thay đổi món ăn. Câu 5. (0.5 đ) Bệnh suy dinh dưỡng do thiếu: Vi-ta-min D V-ti-min C Chất đạm I-ốt Câu 6. (1 đ) Hãy ghi ít nhất 4 việc cần làm để phòng bệnh lây qua đường tiêu hóa. Câu 7. (0,5 đ) Đánh dấu x vào ô ¨ trước những ý chỉ việc nên làm để phòng tránh tai nạn đuối nước. a. Chấp hành tốt các quy định về an toàn khi tham gia các phương tiện giao thông đường thủy. b. Tự tập bơi một mình ở những nơi nước sâu. c. Không chơi đùa gần ao hồ, sông, suối. Chỉ tập bơi hoặc bơi ở nơi có người lớn hoặc phương tiện cứu hộ. Câu 8. (1 điểm) Em hãy nối hiện tượng ở cột A sao cho phù hợp với sự chuyển thể ở cột B: A B 1. Đông đặc a) Thể rắn Thể lỏng 2. Nóng chảy b) Thể lỏng Thể rắn 3. Ngưng tụ c) Thể lỏng Thể khí 4. Bay hơi d) Thể khí Thể lỏng Câu 9: (1 đ) Khi đổ nước từ bình ra cốc, ta phải đặt miệng bình cao hơn cốc. Điều này vận dụng tính chất nào sau đây ? A. Nước không có hình dạng nhất định. B. Nước chảy từ cao xuống thấp. C. Nước có thể thấm qua một số vật. D. Nước có thể hoà tan một số chất. Câu 10. (1 đ) Thế nào là nước bị ô nhiễm ? Em cần làm gì để bảo vệ nguồn nước ? Câu 11. (1 đ) Chọn từ ở trong ngoặc để diền vào chỗ chấm cho phù hợp. ( khí ô-xi, quan trọng, khí các-bô-níc, hô hấp) Không khí gồm hai thành phấn chính là (1) ................................. và khí ni-tơ. Ngoài ra trong không khí còn có (2) ........................................, hơi nước, bụi, vi khuẩn,... Ô-xi trong không khí là thành phần (3) ................................. nhất đối với hoạt động (4) .......................................... của con người, động vật và thực vật. Câu 12: (1 đ) Việc làm nào dưới đây ứng dụng tính chất không khí có thể bị nén lại và dãn ra ? A. Quạt mát. B. Rót nước vào trai để đẩy không khí ra ngoài. C. Bơm xe đạp. ĐÁP ÁN KHOA HỌC 4 Câu 1. (1 đ) C. Khí ô-xi, thức ăn, nước uống. Câu 2. (1đ) A. Trứng. Câu 3. (0,5 đ) D. Thiếu i-ốt. Câu 4. (0.5 đ) Để có sức khỏe tốt chúng ta cần: Ăn nhiều loại thức ăn khác nhau và thường xuyên thay đổi món ăn. Câu 5. (0.5 đ) Chất đạm Câu 6. (1 đ) Hãy ghi ít nhất 4 việc cần làm để phòng bệnh lây qua đường tiêu hóa. Học sinh có thể nêu các ý sau: - Thực hiện ăn sạch, uống sạch. - Rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi đi đại tiện. - Xử lí phân, rác đúng cách, thường xuyên làm vệ sinh sạch sẽ nơi đi đại tiểu tiện,... - Diệt ruồi, diệt gián. Mỗi ý đúng được 0, 25 điểm Câu 7. (0,5 đ ) Đáp án: a, c Mỗi ý đúng được 0,25 Câu 8. (1 điểm) Em hãy nối hiện tượng ở cột A sao cho phù hợp với sự chuyển thể ở cột B: A B 1. Đông đặc a) Thể rắn Thể lỏng 2. Nóng chảy b) Thể lỏng Thể rắn 3. Ngưng tụ c) Thể lỏng Thể khí 4. Bay hơi d) Thể khí Thể lỏng Câu 9: (1 đ) Ý b Câu 10. (1 đ) Thế nào là nước bị ô nhiễm ? Em cần làm gì để bảo vệ nguồn nước ? - Nước bị ô nhiễm là nước có một hay nhiều dấu hiệu sau : có màu, có chứa chất bẩn, có mùi hôi thối, chứa nhiều vi sinh vật quá mức cho phép hoặc các chất hoà tan có hại cho sức khoẻ. (0,5 điểm) - Để bảo vệ nguồn nước em cần: không xả nước thải xuống nguồn nước; không đục phá ống nước, không xả rác và phóng uế bừa bãi, sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh,... (0,5 điểm) Câu 11. (1 đ) Đúng mỗi từ được 0, 25 điểm. Không khí gồm hai thành phấn chính là (1) khí ô-xi và khí ni-tơ. Ngoài ra trong không khí còn có (2) khí các-bô-níc, hơi nước, bụi, vi khuẩn,... Ô-xi trong không khí là thành phần (3) quan trọng nhất đối với hoạt động (4) hô hấp của con người, động vật và thực vật. Câu 12: (1 đ) Việc làm nào dưới đây ứng dụng tính chất không khí có thể bị nén lại và dãn ra ? C. Bơm xe đạp.
Tài liệu đính kèm: