Đề kiểm tra chất lượng tháng 2 ngữ văn 7

doc 6 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 3696Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng tháng 2 ngữ văn 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra chất lượng tháng 2 ngữ văn 7
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG THÁNG 2
NGỮ VĂN 7
I. ĐỌC HIỂU ( 4 điểm)
Đọc kĩ đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới :
 	 “Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.”
	( Ngữ văn 7 tập 2, trang 25)
Câu 1 ( 0,25 điểm) Đoạn trích trên được trích từ văn bản nào? 
Câu 2: ( 0,25 điểm) Tác giả của đoạn văn trên là 
Câu 3: ( 0,25 điểm) Trong các câu sau, câu nào là câu rút gọn? 
A. Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý.
B. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy.
C. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm.
D. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày.
E. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công cuộc yêu nước, công việc kháng chiến.”
Câu 4: ( 0,25 điểm) Nối cột A với cột B tương ứng
A (Câu)
B (Biện pháp tu từ)
1. Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý.
A. So sánh
B. Nhân hóa
C. Điệp ngữ
D. Chơi chữ
Câu 5 ( 0,5 điểm): Nêu nội dung của đoạn văn bản trên.
Câu 6 ( 0,5 điểm): Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ vừa tìm được ở câu 4?
Câu 7 ( 0,5 điểm): Việc tác giả sử dụng câu rút gọn trong đoạn văn trên có tác dụng gì?
Câu 8 ( 0,5 đ):Các câu rút gọn trên được rút gọn thành phần nào? Em hãy khôi phục lại một câu trong đoạn văn trên có cấu tạo hoàn chỉnh.
Câu 9 ( 1,0 điểm): Qua văn bản có đoạn trích trên, hãy nêu suy nghĩ của em về lòng yêu nước của thế hệ trẻ ngày nay. 
II. LÀM VĂN ( 6 điểm)
Nhân dân ta thường nói:” Có chí thì nên”. Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ đó.
IV. ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM CHI TIẾT
PHẦN I. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN (4.0 điểm) 
 MỨC ĐỘ
CÂU
MỨC ĐỘ
Mức độ 3
Mức độ 2
Mức độ 1
0.0 điểm
1
0.25 điểm 
Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
-
HS không có câu trả lời hoặc có câu trả lời khác.
2
0.25 điểm 
Hồ Chí Minh
-
HS không có câu trả lời hoặc có câu trả lời khác.
3
0.25 điểm
 B,C,E
-
HS không có câu trả lời hoặc có câu trả lời khác.
4
Cho 0,25 điểm khi nối đúng:
1-A
-
HS không có câu trả lời hoặc có câu trả lời khác.
5
Cho 0,5 điểm khi trả lời đúng ý sau:
Nhiệm vụ của Đảng là phải làm cho tinh thần yêu nước của nhân dân được phát huy mạnh mẽ trong mọi công việc kháng chiến.
Cho 0,25 điểm khi trả lời gần đúng ý sau (chưa trọn vẹn):
Nhiệm vụ của Đảng là phải làm cho tinh thần yêu nước của nhân dân được phát huy mạnh mẽ trong mọi công việc kháng chiến
HS không có câu trả lời hoặc có câu trả lời khác.
6
Cho 0,5 điểm khi trả lời đúng 2 trong ý sau:
- Đề cao tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
- Làm cho người đọc, người nghe thấy rõ sức mạnh tiềm tàng nhưng rất kín đáo của tinh thần yêu nước.
Cho 0,25 điểm khi trả lời đúng 1 trong 2 ý sau: 
- Đề cao tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
- Làm cho người đọc, người nghe thấy rõ sức mạnh tiềm tàng nhưng rất kín đáo của tinh thần yêu nước.
HS trả lời sai hoặc không có câu trả lời.
7
Cho 0,5 điểm khi trả lời đúng các ý sau:
- Làm cho câu văn ngắn gọn hơn, thông tin được nhanh hơn, trách lặp lại từ ngữ đã xuất hiện ở câu trước.
- Nhấn mạnh lòng yêu nước của nhân dân ta được bộc lộ bằng hai trạng thái: tiềm tàng kín đáo, bộc lộ rõ ràng trực tiếp.
Cho 0,25 điểm khi trả lời đúng 1 trong 2 ý sau:
- Làm cho câu văn ngắn gọn hơn, thông tin được nhanh hơn, trách lặp lại từ ngữ đã xuất hiện ở câu trước.
- Nhấn mạnh lòng yêu nước của nhân dân ta được bộc lộ bằng hai trạng thái: tiềm tàng kín đáo, bộc lộ rõ ràng trực tiếp.
8
Cho 0,5 điểm khi trả lời đúng ý sau:
Rút gọn chủ ngữ.
Hs khôi phục lại đúng một câu có đầy đủ chủ ngữ và vị ngữ.
Cho 0,25 điểm khi trả lời gần đúng ý sau: 
Rút gọn chủ ngữ.
Hs khôi phục lại đúng một câu có đầy đủ chủ ngữ và vị ngữ.
HS trả lời sai hoặc không có câu trả lời.
9
Cho 1,0 điểm khi trả lời đúng các ý sau:
- Yêu nước là ra sức học tập tốt, rèn luyện tốt đem hết tinh thần và nghị lực, sức mạnh và tài năng để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 
- Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. 
Cho 0,5 điểm khi trả lời đúng một sô ý sau:
- Yêu nước là ra sức học tập tốt, rèn luyện tốt đem hết tinh thần và nghị lực, sức mạnh và tài năng để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 
- Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.
II. LÀM VĂN: (6 điểm)
TIỂU CHÍ
Mức độ 3
Mức độ 2
Mức độ 1
MỞ BÀI
(0,5 điểm)
0,5 điểm
Nêu vai trò quan trọng của lí tưởng, ý chí và nghị lực trong cuộc sống mà câu tục ngữ đã đúc kết. Đó là một chân lí.
0,25 điểm
Trình bày được ½ ý trên
Nêu vai trò quan trọng của lí tưởng, ý chí và nghị lực trong cuộc sống mà câu tục ngữ đã đúc kết. Đó là một chân lí.
0,0 điểm
- Không viết mở bài
- Xác định không chính xác đề.
THÂN BÀI
(4 điểm)
2,5 điểm
Xác định đúng, đây đủ các luận điểm của bài viết:
1. Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ:
- "Chí" là gì? Là hoài bão, lí tưởng tốt đẹp, ý chí, nghị lực, sự kiên trì. Chí là điều cần thiết để con người vượt qua trở ngại.
- "Nên" là thế nào? Là sự thành công, thành đạt trong mọi việc.
- "Có chí thì nên" nghĩa là thế nào? Câu tục ngữ nhằm khẳng định vai trò, ý nghĩa to lớn của ý chí trong cuộc sống. Khi ta làm bất cứ một việc gì, nếu chúng ta có ý chí, nghị lực và sự kiên trì thì nhất định chúng ta sẽ vượt qua được mọi khó khăn, trở ngại để đi đến thành công.
2. Chứng minh trong thực tế.
+ Những người có chí đều thành công ( nêu dẫn chứng)
+ Chí giúp người ta vượt qua những khó khăn tưởng chừng như không thể vượt qua được( dẫn chứng)
* Lưu ý: Hs có thể có cách chứng minh khác: 
- Chứng minh trong thực tế: Lịch sử dân tộc, trong học tập, trong lao động, trong nghiên cứu khoa học
1-2 điểm
Xác định luận điểm của bài viết chưa được đầy đủ(chỉ xác định được 1,2 luận điểm ):
1. Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ:
- "Chí" là gì? Là hoài bão, lí tưởng tốt đẹp, ý chí, nghị lực, sự kiên trì. Chí là điều cần thiết để con người vượt qua trở ngại.
- "Nên" là thế nào? Là sự thành công, thành đạt trong mọi việc.
- "Có chí thì nên" nghĩa là thế nào? Câu tục ngữ nhằm khẳng định vai trò, ý nghĩa to lớn của ý chí trong cuộc sống. Khi ta làm bất cứ một việc gì, nếu chúng ta có ý chí, nghị lực và sự kiên trì thì nhất định chúng ta sẽ vượt qua được mọi khó khăn, trở ngại để đi đến thành công.
2. Chứng minh trong thực tế
+ Những người có chí đều thành công ( nêu dẫn chứng)
+ Chí giúp người ta vượt qua những khó khăn tưởng chừng như không thể vượt qua được( dẫn chứng)
* Lưu ý: Hs có thể có cách chứng minh khác: 
- Chứng minh trong thực tế: Lịch sử dân tộc, trong học tập, trong lao động, trong nghiên cứu khoa học
0,0 điểm
- Không nêu được luận điểm.
- Xác định luận điểm không chính xác.
LUẬN CỨ, LUẬN CHỨNG
(1,0 điểm)
1,0 điểm
- Sử dụng luận cứ và luận chứng phù hợp với từng luận điểm.
- Biết chọn lọc những luận cứ và luận chứng tiêu biểu, có giá trị để làm rõ luận điểm.
0,5 điểm
 - Sử dụng luận cứ, luân chứng phù hợp với từng luận điểm.
0,0 điểm
- Không nêu được luận cứ, luân chứng.
- Nêu luân cứ,luận chứng không chính xác hoặc không phù hợp với luận điểm.
LẬP LUẬN
(0,5 điểm)
0,5 điểm
- Lập luận rõ ràng, hệ thống.
- Lập luận làm sáng rõ luận điểm, vấn đề nghị luận và thuyết phục
0,25 điểm
- Lập luận rõ ràng, hệ thống nhưng tích thuyết phục chưa cao và chưa thật sáng rõ vấn đề nghị luận.
0,0 điểm
- Bài viết không có tính hệ thống
- Lập luận thiếu logic.
KẾT BÀI
( 0,5 điểm)
0,5 điểm
Mọi người nên tu dưỡng ý chí, bắt đầu từ những việc nhỏ, để khi ra đời làm được việc lớn.
Rút ra bài học cho bản thân.
0,25 điểm
- Khẳng định được 1 trong 2 ý sau: 
Mọi người nên tu dưỡng ý chí, bắt đầu từ những việc nhỏ, để khi ra đời làm được việc lớn.
Rút ra bài học cho bản thân.
0,0 điểm
Học sinh không viết kết bài
- Viết kết bài nhưng không nhận xét được chính xác vấn đề nghị luận
NGÔN NGỮ DIỄN ĐẠT
0,5 điểm
0,5 điểm
- Sử dụng ngôn ngữ chính xác, trong sáng, viết câu chuẩn ngữ pháp, đúng chính tả.
- Diễn đạt trôi chảy.
0,25 điểm
- Sử dụng ngôn ngữ chính xác, trong sáng, viết câu chuẩn ngữ pháp nhưng còn mắc lỗi chính tả.
- Diễn đạt khá trôi chảy.
0,0 điểm
- Không bộc lộ được quan điểm cá nhân.
- Không thể hiện dược thái độ của mình với vấn đề nghị luận.
- Có thể hiện quan điểm thái độ nhưng theo hướng tiêu cực.
- Văn viết không có cảm xúc.
QUAN ĐIỂM, THÁI ĐỘ, CẢM XÚC
(0,25 điểm)
0,25 điểm
- Bộc lộ rõ quan điểm cá nhân, thái độ với vấn đề nghị luận theo hướng tích cực.
-Văn viết giàu cảm xúc chân thành, sâu sắc.
0,125 điểm
- Bộc lộ được khá rõ quan điểm cá nhân, thái độ với vấn đề nghị luận theo hướng tích cực.
- Văn viết có cảm xúc.
0,0 điểm
- Không bộc lộ được quan điểm cá nhân.
- Không bày tỏ dược thái độ.
- Viết văn không có cảm xúc.
SẢNG TẠO
(0,25 điểm)
0,25 điểm
- HS bộc lộ sự sáng tạo trong cách viết, cách trình bày luân điển, luận cứ, luận chứng, cách diễn đạt...
0,125 điểm
- HS bộc lộ phần nào sự sáng tạo trong cách viết, cách trình bày luân điển, luận cứ, luận chứng, cách diễn đạt...
0,0 điểm
HS không bộc lộ được sự sáng tạo trong cách viết, cách diễn đạt...

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_2.doc