Đề kiểm tra chất lượng học kỳ II năm học 2015 - 2016 môn: Sử 6 thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian chép đề)

doc 3 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 649Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng học kỳ II năm học 2015 - 2016 môn: Sử 6 thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian chép đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra chất lượng học kỳ II năm học 2015 - 2016 môn: Sử 6 thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian chép đề)
UBND HUYỆN TAM ĐƯỜNG
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ II
 NĂM HỌC 2015-2016
Môn: Sử 6
Thời gian làm bài: 45 phút
(Không kể thời gian chép đề)
ĐỀ BÀI
(Đề bài gồm 03 câu)
Câu 1 ( 3,0 điểm): Trình bày nguyên nhân, diễn biến, kết quả cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng .
Câu 2 ( 4,0 điểm) : Nêu những chuyển biến về xã hội và văn hoá nước ta ở các thế kỷ I-VI. Vì sao người Việt vẫn giữ được phong tục tập quán và tiếng nói của tổ tiên ?
Câu 3 ( 3 điểm ): Chế độ cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta từ thế kỷ I đến thế kỉ VI như thế nào?
_________HẾT_________
(Giáo viên coi kiểm tra không giải thích gì thêm)
Hướng dẫn chấm Lịch sử 6 kỳ II
Năm học 2015-2016
Câu
Nội dung
Số điểm
1
* Nguyên nhân: 
- Do sự áp bức bóc lột tàn bạo của nhà Hán.
- Thái thú Tô Định đã giết chồng bà Trưng Trắc
* Diễn biến: 
- Mùa xuân năm 40 hai bà Trưng phất cờ khởi nghĩa ở Hát Môn (Hà Nội ). 
- Cuộc khởi nghĩa của hai Bà được các tướng lĩnh và nhân dân ủng hộ, chỉ trong một thời gian ngắn hai bà đã làm chủ Mê Linh, từ Mê Linh tiến đánh Cổ Loa và Huy Lâu.
* Kết quả: Thái thú Tô Định phải bỏ trốn, quân giặc bị đánh tan, cuộc khởi nghĩa giành thắng lợi nhanh chóng.
0,5
1
1
0,5
2
* Xã hội: Từ thế kỷ I-VI nhà Hán thâu tóm quyền lực về tay mình, trực tiếp năm quyền đến cấp huyện, xã hội phân hoá sâu sắc hơn.
* Văn hoá: 
- Ở các quận nhà Hán mở trường học dạy chữ Hán, nho giáo, phật giáo, đạo giáo, phong tục tập quán Hán vào nước ta.
- Nhân dân vẫn sử dụng tiếng nói của tổ tiên, sinh hoạt theo nếp sống phong tục của mình (nhuộm răng, ăn trầu, làm bánh chưng bánh dày.)
- Nhân dân học chữ Hán theo cách học của riêng mình.
* Người Việt vẫn giữ được phong tục tập quán và tổ tiên mình vì: 
 - Trường học do chính quyền đô hộ mở dạy chữ Hán, xong chỉ có tầng lớp trên mới có tiền cho con ăn học, còn đại đa số nhân dân nghèo không có tiền cho con ăn học.
 - Phong tục tập quán tiếng nói là đặc trưng riêng của người Việt, bản sắc của người Việt, có sức sống mãnh liệt.
0,75
0,5
0,5
0,25
1,0
1,0
3
- Sau khi đàn áp được cuộc khởi nghĩa hai Bà Trưng nhà Hán vẫn giữ nguyên Châu Giao.
- Đầu thế kỷ III nhà Ngô tách Châu Giao thành Quảng Châu (thuộc Trung Quốc cũ), Giao Châu (Âu Lạc cũ).
- Bộ máy cai trị: Đưa người Hán sang làm huyện lệnh ( cai quản huyện).
- Nhân dân Giao Châu chịu nhiều thứ thuế, lao dịch và cống nạp
- Chúng tăng cường đưa người Hán sang Giao Châu, bắt nhân dân ta học tiếng Hán, theo luật pháp và phong tục tập quán người Hán.
0,5
05
0,5
0,5
1
NGƯỜI RA ĐỀ
Đèo Quang Trung

Tài liệu đính kèm:

  • docK2 - LICH SU - 6 - KH.doc