Ngày soạn: 26/02/2016 Ngày giảng: 28/02/2016 Buổi dạy: 25 ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ĐỘI TUYỂN HSG 9 Môn: Sinh học 9 – Năm học 2016 Thời gian làm bài: 150 phút. Câu 1(2,5 điểm): 1. Xét về mặt di truyền, tại sao các đột biến gen thường là lặn và nằm trên NST thường? 2. Trường hợp nào gen trong tế bào không tồn tại thành cặp alen? Câu 2 (3,0 điểm): 1. Nêu ý nghĩa của phép lai phân tích trong nghiên cứu di truyền và chọn giống? 2. Giải thích việc ứng dụng quy luật phân li trong sản xuất kèm theo sơ đồ minh họa? 3. Trong trường hợp giảm phân bình thường, không có trao đổi chéo, các loại giao tử ABXD và AbY; ABXDe và abXdE; ABCXDe và aBcXDe; ABCXdE và abcY được sinh ra từ những kiểu gen nào? Câu 3 (2,0 điểm): Mức độ tiêu thụ ôxi (ml/giờ) trên 1 kg. Hai đường cong trong đồ thị thể hiện trạng thái trao đổi chất khi điều kiện nhiệt độ môi trường khác nhau 20 ở hai cá thể của một loài động vật có cùng độ tuổi và kích thước tương tự nhau. Trong đó một cá thể ở trạng thái vận động, một cá thể ở trạng thái nghỉ 15 (I) ngơi. a. Hãy cho biết đường cong nào ứng với cá thể nào? (II) Giải thích? b. Các đường cong là đồ thị biểu hiện xu thể biến độ 10 trao đổi chất chung của các loài động vật biến nhiệt hay hằng nhiệt? Giải thích? c. Có phải trao đổi chất là nguồn sinh nhiệt chủ yếu 5 của loài này hay không? Vì sao? 10 20 30 40 t0C Nhiệt độ môi trường ngoài Câu 4 (3,0 điểm): 1. Thế nào là một quần xã sinh vật? Quần xã sinh vật khác với quần thể sinh vật như thế nào? 2. Vì sao quần xã có độ đa dạng cao lại có tính ổn định cao hơn quần xã có độ đa dạng thấp và sự cạnh tranh là nguyên nhân dẫn đến sự ổn định của quần xã? 3. Tại sao những loài có mật độ cao nhưng độ thường gặp lại thấp và ngược lại, có những loài mật độ thấp nhưng độ thường gặp cao? Câu 5 (2,5 điểm): 1. Một đoạn rau dừa nước phát triển bình thường, không bị sâu bệnh. Cho các điều kiện: đất đai, phân bón, dụng cụ, ... xem như đầy đủ. Hãy trình bày thí nghiệm chứng minh cây biến đổi kiểu hình khi sống ở các môi trường khác nhau nhưng không biến đổi về kiểu gen? 2. Ánh sáng ảnh hưởng đến hình thái của thực vật. Em hãy thiết kế thí nghiệm chứng minh điều đó là đúng? Câu 6 (3,0 điểm): 1. So sánh thường biến với đột biến? 2. Làm thế nào để biết được một biến dị nào đó là là thường biến hay đột biến? Câu 7 (1,5 điểm): Một gà mái đẻ được một số trứng, các trứng nở thành gà con có tổng NST giới tính là 52, trong đó số NST X gấp 2,25 lần số NST Y. Giải sử các trứng được thụ tinh khi ấp ddeuf nở thành gà con. Tỷ lệ thụ tinh của tinh trùng trực tiếp thụ tinh với trứng chiếm 1/1000 so với tổng số tinh trùng được hình thành và mỗi trứng chỉ được thụ tinh với một tinh trùng. 1. Tìm số gà trống và số gà mái trong đàn gà con. 2. Số tế bào sinh tinh đã tạo ra số tinh trùng nói trên? Câu 8 (2,5 điểm): 1. Một cơ thể thực vật lệch bội có kiểu gen Aaa. Hãy trình bày các cơ chế hình thành thể lệch bội nói trên và viết sơ đồ minh họa? 2. Ở cà chua, gen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với gen a quy định quả vàng. Cây tứ bội giảm phân bình thường cho giao tử lưỡng bội. Trong một phép lai giữa cây cà chua quả đỏ với cây cà chua quả đỏ, ở đời con lai người ta thu được 1200 cây quả đỏ và 109 cây quả vàng. Hãy xác định kiểu gen của cây bố mẹ và viết sơ đồ lai?
Tài liệu đính kèm: