Trường THCS GV : KIỂM TRA 1 TIẾT-HKII Môn: Vật lí 9 NKT: /3/19 I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Kiểm tra tất cả những kiến thức mà học sinh đã học từ tiết 39 đến tiết 54 2. Kĩ năng: Kiểm tra kĩ năng vận dụng kiến thức của học sinh 3. Thái độ : Trung thực, nghiêm túc trong kiểm tra II. BẢNG TRỌNG SỐ BẢNG TRỌNG SỐ * Trọng số h (Hệ số quy đổi): dùng để quy đổi số tiết của từng chủ đề _ Đối với HS giỏi, chất lượng cao: 0,2 ≤ h ≤ 0,5 Trọng số h: 0.88 _ Đối với HS yếu, GDTX: 0,9 ≤ h ≤ 1,2 Số câu toàn bài: 20 _ Bình thường (HS trung bình): h = 0,88 = 88% (PPCT: 70% BH, 30%VD) Điểm số toàn bài: 10 Nội dung Tổng số tiết Tổng số tiết lý thuyết Số tiết quy đổi Số câu Điểm số BH (a) VD (b) BH VD BH VD (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) Điện từ học 8 6 5.28 2.72 6.6 3.4 3.3 1.7 Quang học 8 6 5.28 2.72 6.6 3.4 3.3 1.7 Tổng cộng 16 12 10.56 5.44 13.2 6.8 6.6 3.4 III. MA TRẬN ĐỀ: Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng TNKQ TL TNKQ TL Cấp độ thấp Cấp độ cao TNKQ TL TNKQ TL 1. Điện từ học (8 tiết) 1.Nêu được nguyên tắc cấu tạo của máy biến áp. 2.Nêu được nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của máy phát điện xoay chiều có khung dây quay hoặc nam châm quay. 3. Nêu được dấu hiệu chính để nhận biết dòng điện xoay chiều 4. Nêu được các tác dụng của dòng điện xoay chiều. 5. Nêu được các máy phát điện đều biến đổi cơ năng thành điện năng. 6. Nêu được công suất điện hao phí trên đường dây tải điện tỉ lệ nghịch với bình phương của điện áp hiệu dụng đăt vào hai đầu đường dây. 7.Vận dụng công thức để tính hiệu điện thế hay số vòng dây của máy biến áp, khi biết trước ba trong bốn giá trị trong công thức. Số câu hỏi 3 1 2 1 7 Số điểm 1,5 1 1 1 4,5 2. Thấu kính 8 tiết 8. Nhận biết được thấu kính hội tụ. 9. Nêu được các đặc điểm về ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ, thấu kính phân kì. 10. Nhận biết được thấu kính hội tụ và thấu kính phân kì. 11. Mô tả được hiện tượng khúc xạ áng sáng trong trường hợp áng truyền từ không khí sang nước và ngược lại 12. Mô tả được đường truyền của các tia sáng đặc biệt qua thấu kính hội tụ, thấu kính phân kì. 13.Vẽ được tia ló khi biết trước đường truyền của tia tới thấu kính hội tụ 14. Vẽ được đường truyền của các tia sáng đặc biệt qua thấu kính hội tụ, thấu kính phân kì. 15. Dựng được ảnh của một vật tạo bởi các loại thấu kính bằng cách sử dụng các tia sáng đặc biệt. 16. Tính được khoảng cách từ ảnh đến thấu kính, vật đến thấu kính, chiều cao của ảnh Số câu hỏi 3 2 1 1 1 8 Số điểm 1,5 1 1 1 1 5,5 TS câu hỏi 7 5 2 1 15 Tổng Số điểm 4 3 2 1 10 IV. NỘI DUNG ĐỀ I. Trắc nghiệm (5đ) Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất Câu 1. Máy biến thế dùng để: A. tăng hiệu điện thế. B. giữ cho cường độ dòng điện ổn định không đổi. C. làm tăng hoặc giảm hiệu điện thế cho phù hợp với việc sử dụng D. làm tăng hoặc giảm cường độ dòng điện. Câu 2. Dòng điện xoay chiều là dòng điện : A. đổi chiều không liên tục. B. luân phiên đổi chiều. C. lúc thì có chiều này lúc thì có chiều ngược lại. D. có chiều không đổi theo thời gian. Câu 3. Máy phát điện xoay chiều bắt buộc phải gồm các bộ phận chính nào để có thể tạo ra dòng điện? A. Nam châm vĩnh cửu và sợi dây dẫn nối hai cực nam châm. B. Nam châm điện và sợi đây dẫn nối nam châm với đèn. C. Cuộn dây dẫn và nam châm. D. Cuộn dây dẫn và lõi sắt. Câu 4. Với việc truyền tải điện năng đi xa, nếu tăng hiệu điện thế ở 2 đầu đường dây tải điện lên 100 lần thì công suất hao phí vì toả nhiệt trên dây sẽ A. tăng lên 10000 lần. B. giảm đi 100 lần. C. tăng lên 200 lần. D. giảm đi 10000 lần. Câu 5. Máy phát điện xoay chiều là thiết bị dùng để biến đổi A. Cơ năng thành điện năng B. Nhiệt năng thành điện năng. C. Điện năng thành cơ năng. D. Quang năng thành điện năng. Câu 6. Điều nào sau đây đúng khi nói về mối quan hệ giữa góc tới i và góc khúc xạ r khi cho tia tới từ môi trường nước ra không khí. A. Góc r = i B. Góc r < i C. Góc r > i D. Góc r ≤ i Câu 7. Thấu kính hội tụ là thấu kính có : A. Phần rìa dày hơn phần giữa. B. Hai mặt phẳng bằng nhau. C. Phần rìa mỏng hơn phần giữa. D. Luôn cho ảnh ảo. Câu 8. Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kì có đặc điểm là: A. Ảnh thật, cùng chiều, nhỏ hơn vật. B. Ảnh thật, cùng chiều, lớn hơn vật. C. Ảnh ảo, cùng chiều, nhỏ hơn vật. D. Ảnh ảo, ngược chiều, nhỏ hơn vật. Câu 9. Tính chất giống nhau của ảnh ảo cho bởi thấu kính hội tụ và phân kì là: A. lớn hơn vật. B. nhỏ hơn vật. C. ngược chiều với vật. D. cùng chiều với vật. Câu 10. Vật AB đặt trước thấu kính hội tụ cho ảnh A’B’, ảnh và vật nằm về hai phía đối với thấu kính thì ảnh là: A. ảnh thật, ngược chiều với vật. B. ảnh thật luôn lớn hơn vật. C. ảnh ảo, cùng chiều với vật. D. ảnh và vật luôn có độ cao bằng nhau II. Tự luận (5đ) Câu 1: (1đ) Nêu các tác dụng của dòng điện xoay chiều. Câu 2: (1đ) Vẽ tia ló khi biết trước đường truyền của tia tới thấu kính phân kì trong các trường hợp sau: F O F' O F' F Câu 3: (1đ) Cuộn sơ cấp của một máy biến thế có 4400 vòng, cuộn thứ cấp có 240 vòng. Khi đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp một hiệu điện thế xoay chiều 220V thì ở hai đầu dây của cuộn thứ cấp có hiệu điện thế là bao nhiêu? Câu 4. (2đ) Vật sáng AB dạng mũi tên cao 2cm và vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 20cm, A nằm trên trục chính và cách thấu kính một khoảng là OA=d=10cm. a. Hãy vẽ hình và nêu tính chất ảnh? b. Dùng kiến thức hình học tính khoảng cách OA’= d’ từ ảnh đếm thấu kính và chiều cao ảnh? V. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM I.Trắc nghiệm: (5 điểm) Đúng mỗi câu ghi 0.5 điểm CÂU 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án C B C D A C C C D A II.Tự luận (5 điểm) Câu 1: Dòng điện xoay chiều có các tác dụng nhiệt, tác dụng quang, tác dụng từ. (1đ) Câu 2: Vẽ đúng tia ló mỗi hình (0,5đ) Câu3: (1điểm) Áp dụng biểu thức: = . è U2 = = = 12 (V) Câu 4. ( 2 điểm ) Vẽ hình đđúng(0,5đ ) Nêu được ảnh ảo, cùng chiều và lớn hơn vật (0,5đđ ) B' I B A’;F A O F’ b. Tam giác vuông ABO đồng dạng tam giác vuông A’B’O. => Hay (1 ) (0,25đ ) Tam giác vuông OI F’đồng dạng tam giác vuông A’B’F’. = mà OI = AB nên (2 ) (0,25đ ) Từ (1 ) & (2 ) => d.f + dd’ = d’f d’( f - d ) = df => d’ = = = 20 cm (0,25đ ) Từ (1 ) => h’ = = 4 cm (0,25đ ) Vậy ảnh cách thấu kính 20cm, chiều cao của ảnh gấp 2 lần vật.
Tài liệu đính kèm: