Đề kiểm tra 1 tiết môn: Sinh học 7 giữa HK II

doc 3 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1106Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 1 tiết môn: Sinh học 7 giữa HK II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra 1 tiết môn: Sinh học 7 giữa HK II
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT
MÔN: SINH HỌC 7 GIỮA HK II
A. TRẮC NGHIỆM: 3 đ
I/ Hãy khoanh tròn vào đầu câu trả lời đúng
1/ Đầu ếch gắn với mình thành một khối thuôn nhọn về phía trướccó tác dụng:
Giúp ếch đẩy nước khi bơi
Giúp ếch dễ thở khi bơi
Giúp ếch thuận lợi trong động tác nhảy
Giảm sức cản của nước khi bơi
2/ Thằn lằn bóng đuôi dài có da khô và vảy sừng bao bọc có tác dụng:
Ngăn cản sự thoát hơi nước của cơ thể
Giảm ma sát giữa da với mặt đất
Giúp thuận lợi trong động tác di chuyển
Cả a, b, c đều đúng
3/ Đẻ trứng có vỏ đá vôi, ấp trứng và nuôi con bằng sữa diều là đặc điểm của lớp:
Lưỡng cư
Bò sát
Chim
Thú
4/ Thú móng guốc được xếp vào bộ guốc chẵn là:
Lợn, bò
Bò, ngựa
Hươu, tê giác
Voi, hươu
II/ Ghép những thông tin ở cột A với cột B sao cho phù hợp
A. Tên lớp
B. Đặc điểm cấu tạo
1. Lưỡng cư
a. Phổi lớn có nhiều túi phổi
2. Bò sát
b. Da trần phủ chất nhầy ẩm, dễ thấm khí
3. Chim
c. Màng nhỉ nằm trong một hốc nhỏ bên đầu
4. Thú
d. Phổi có mạng ống khí thông với túi khí
III / Lựa chọn những từ sau: cơ hoành, biến thái, buồng trứng phải, trực tiếp điền vào chỗ trống cho phù hợp.
Thằn lằn mới nở đã biết tự kiếm mồi – phát triển .. 
Sự phát triển của ếch trải qua giai đoạn . 
Chim bồ câu mái không có .
Ở thú bắt đầu xuất hiện .. tham gia vào hô hấp.
B. TỰ LUẬN: 7 đ
1/ Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay?
2/ Dựa vào bộ răng phân biệt 3 bộ thú: Ăn sâu bọ, ăn thịt, gặm nhấm?
3/ Trình bày đặc điểm chung của lớp thú?
ĐÁP ÁN
MÔN SINH HỌC 7 GIỮA HK II
A/ TRẮC NGHIỆM: 3 đ
 Mỗi câu đúng được 0,25 đ
I/ (1 đ)
1. d ; 2. a ; 3. c ; 4. a
II/ (1 đ)
1. b ; 2. c ; 3. d ; 4. a
III /(1 đ)
Trực tiếp
Biến thái
Buồng trứng phải
Cơ hoành
B/ TỰ LUẬN: 7 đ
1/ (3đ)
Thân hình thoi : giảm sức cản không khí khi bay
Chi trước biến thành cánh: quạt gió, cản không khí khi hạ cánh
Chi sau 3 ngón trước , 1 ngón sau: giúp chim đậu và hạ cánh
Lông ống: có các sợi lông làm thành phiến mỏng tăng diện tích cho cánh chim và đuôi chim
Lông tơ có các sơi mảnh làm thành chùm lông xốp: giữ nhiệt , làm cơ thể nhẹ
Cổ dài khớp đầu với thân: phát huy tác dụng của các giác quan, bắt mồi, rỉa lông.
2/ ( 2đ)
Thú ăn sâu bọ: Mõm dài, răng nhọn, răng hàm có 3,4 mấu nhọn.
Gặm nhấm: Răng cửa sắc lớn, có khoảng trống hàm, thiếu răng nanh.
Ăn thịt: 
+ Răng cửa ngắn sắc: róc xương
+ Răng nanh lớn, dài, nhọn: xé mồi
+ Răng hàm có nhiều mấu dẹp bên, sắc: cắt nghiền mồi
3/ (2đ)
Là động vật có xương sống có tổ chức cao nhất
Có hiện tượng thai sinh và nuôi con bằng sữa mẹ.
Có lông mao bao phủ cơ thể
Bộ răng phân hóa thành răng cửa, răng nanh, răng hàm
Tim 4 ngăn, là động vật hằng nhiệt.
Bộ não phát triển.

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_1_tiet_sinh_hoc_7.doc