Đề khảo sát năng lực học sinh tháng 10 – 2015 môn tiếng Việt 3 – Mã 1 ( thời gian 60 phút)

doc 4 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 541Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát năng lực học sinh tháng 10 – 2015 môn tiếng Việt 3 – Mã 1 ( thời gian 60 phút)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề khảo sát năng lực học sinh tháng 10 – 2015 môn tiếng Việt 3 – Mã 1 ( thời gian 60 phút)
Trường Tiểu học
Nam Lợi
ĐỀ KHẢO SÁT NĂNG LỰC HS THÁNG 10 – 2015
Môn Tiếng Việt 3 – Mã 1
( Thời gian 60 phút)
 Họ và tên..
 Lớp..
Đọc thầm bài văn dưới đây 
Chuyện của loài kiến
 Xưa kia, loài kiến chưa sống thành đàn. Mỗi con ở lẻ một mình, tự đi kiếm ăn. Thấy kiến bé nhỏ, các loài thú thường bắt nạt. Bởi vậy, loài kiến chết dần chết mòn.
 Một con kiến đỏ thấy giống nòi mình sắp bị diệt, nó bò đi khắp nơi, tìm những con kiến còn sống sót, bảo:
 - Loài kiến ta sức yếu, về ở chung, đoàn kết lại ta sẽ có sức mạnh.
 Nghe kiến đỏ nói phải, kiến ở lẻ bò theo. Đến một cây lớn, kiến đỏ lại bảo:
 - Loài ta nhỏ bé, ở trên cây bị chim tha, ở mặt đất bị voi chà. Ta phải đào hang ở dưới đất mới được.
 Cả đàn nghe theo, cùng chung sức đào hang. Con khoét đất, con tha đất đi bỏ. Được hang rồi, kiến đỏ lại bảo đi tha hạt cây, hạt cỏ về hang để dành, khi mưa khi nắng đều có cái ăn.
 Từ đó, họ hàng nhà kiến đông hẳn lên, sống hiền lành, chăm chỉ, không để ai bắt nạt.
 (Theo Truyện cổ dân tộc Chăm)
* Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng nhất Câu 1. Xưa kia, loài kiến sống như thế nào? (0,25đ)
a. Sống theo đàn.
b. Sống theo nhóm.
c. Sống lẻ một mình.
Câu 2. Kiến đỏ bảo những kiến khác làm gì? (0,25đ)
a. Về ở chung, sống trên cây, dự trữ thức ăn.
b. Về ở chung, đào hang, dự trữ thức ăn.
c. Về ở chung, đào hang, kiếm thức ăn hàng ngày.
Câu 3. Chuyện của loài kiến đã cho em thấy được điều gì? (0,25đ)
a. Phải chăm tập thể dục.
b. Phải chịu khó học bài.
c. Phải biết đoàn kết.
Câu 4. Câu nào dưới đây có hình ảnh so sánh? (0,25đ)
a. Đàn kiến đông đúc.
b. Người đông như kiến.
c. Người đi rất đông.
Câu 5: Gạch một gạch dưới bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Ai (cái gì, con gì)? trong câu văn sau: (0,25đ)
 "Từ đó, họ hàng nhà kiến đông hẳn lên, sống hiền lành, chăm chỉ, không để ai bắt nạt.”
Câu 6: Điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn sau: (1đ)
Giặc Ân tràn vào nước ta. Vua Hùng cho sứ giả đi cầu người tài ra đánh giặc. Nghe tin cậu bé thoắt nói thoắt ngồi vụt lớn nhanh thành một chàng trai cao lớn..
	Chàng mặc áo giáp sắt cưỡi ngựa sắt cầm roi sắt xông ra trận đánh đuổi giặc ngoại xâm.
Câu 7. Viết một câu theo mẫu Ai làm gì? (0,25đ)
..........................................................................................................................................
 Câu 8: Viết 5 từ chỉ hoạt động của các con vật nuôi. (0,5đ)
..............................................................................................................................................
Câu 9: Viết 1 câu có hình ảnh so sánh để nói về hình ảnh cánh diều lơ lửng bay trên bầu trời (0,5đ)
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
Câu 10: Cho các câu sau câu nào là kiểu câu Ai làm gì?(0,5đ)
Làm sao sáng mai dậy sớm được đây?
Chú gà trống là chiếc đồng hồ báo thức
Cậu bé ôm một chiếc đồng hồ. 
 Câu 11: Viết câu hỏi cho bộ phận in đậm (1đ)
Em là hội viên của câu lạc bộ thiếu nhi phường.
.............................................................................................................................................
	Ông ngoại dẫn tôi đi mua vở, chọn bút.
.............................................................................................................................................
Câu 12: (1đ) Tìm từ cùng nghĩa với từ mượn.............................................................
Đặt câu với từ vừa tìm được................................................................................................
Từ trái nghĩa với từ phạt....................................................................................................
Đặt câu...............................................................................................................................
 Câu 13: (4đ) Em hãy viết 5 – 7 câu nói về người hàng xóm mà em quý mến.

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_Khao_sat_nang_luc_hoc_sinh_Khoi_3.doc