Đề khảo sát học sinh giỏi huyện Thái Thụy năm học 2015 - 2016 môn: Hóa học 8

doc 3 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 5004Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát học sinh giỏi huyện Thái Thụy năm học 2015 - 2016 môn: Hóa học 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề khảo sát học sinh giỏi huyện Thái Thụy năm học 2015 - 2016 môn: Hóa học 8
PHÒNG DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THÁI THỤY
ĐỀ KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI HUYỆN
NĂM HỌC 2015 - 2016
Môn: Hóa học 8
Thời gian làm bài: 120 phút 
Câu 1 (3,5điểm)
	1) Hoàn thành phương trình theo sơ đồ phản ứng sau: 
 KMnO4 O2 Fe3O4 Fe2O3 Fe
SO2 H2SO3
 2) Cho các chất sau: Cr2O3, H2SO4, Ca(OH)2, Ba(CH3COO)2, HBr, P2O5, Fe(OH)3, Cr(H2PO4)3. Hãy đọc tên các chất nói trên.
Câu 2 (5điểm).
	1) Hòa tan hoàn toàn 22,75g một kim loại có hóa trị không đổi trong dung dịch H2SO4 loãng dư. Đến khi phản ứng kết thúc, khối lượng dung dịch thu được tăng thêm 22,05g so với ban đầu. Cho biết nguyên tố kim loại ban đầu.
	2) Đốt cháy hoàn toàn 4,48 lít hỗn hợp khí X (ở đktc) gồm C2H2, C2H4, C2H6 sản phẩm thu được chỉ có CO2 và nước. 
	a) Viết phương trình hóa học xảy ra.
	b) Tính khối lượng mỗi sản phẩm thu được. Biết tỉ khối của X với H2 là 14.
Câu 3 (3 điểm). Hỗn hợp X gồm Cu, Al, Fe. Cho 57,2 gam X tác dụng với dung dịch HCl dư, sau phản ứng hoàn toàn thoát ra 26,88 lít H2 (đktc). Ở nhiết độ cao 1,2 mol X tác dụng vừa đủ với 89,6 lít không khí trong đó 1/5 là oxi còn lại là ni tơ (đktc). 
	a) Viết phương trình hóa học của các phản ứng.
	b) Tính % khối lượng của các chất trong X.
Câu 4: (3,5điểm). Một hỗn hợp khí A gồm N2 và H2 có tỉ khối đối với oxi là 0,3875.
	a) Tính phần trăm về thể tích mỗi khí trong hỗn hợp ban đầu, biết các khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ áp suất.
	b) Lấy 50 lít hỗn hợp ban đầu cho vào bình kín, dùng tia lửa điện để điều chế khí amoniac ( NH3) sau đó đưa về nhiệt độ ban đầu thấy thể tích khí B sau phản ứng là 38 lít. Tính hiệu suất phản ứng điều chế NH3.
	c) Ở điều kiện thường, 1 lít khí B có khối lượng là bao nhiêu gam?
Câu 5. ( 2 điểm). Một loại phèn chua có công thức : xK2SO4. yAl2(SO4)3 . zH2O. Khi đun nóng chỉ có nước bay hơi thành phèn khan. Biết rằng khi đun 94,8g loại phèn trên thu được 51,6g phèn khan. Trong phèn khan, oxi chiếm 49,61% về khối lượng. Hãy tính tổng khối lượng của K và Al có trong 15,8kg phèn chua ban đầu. ( thí sinh làm tròn số sau dấu phảy 1 chữ số)
Câu 6: (3 điểm). Ở 250c độ tan của CuSO4 là 32 gam.
	a) Tính khối lượng của CuSO4 và khối lượng của nước cần lấy để pha chế được 495 gam dung dịch bão hòa ở nhiệt độ đó.
	b) Hạ nhiệt độ của dung dịch ban đầu xuống 150C thấy có m(g) tinh thể CuSO4. aH2O tách khỏi dung dịch. Khi phân tích thành phần của 1 tinh thể ngậm nước nói trên, thấy tỉ lệ số nguyên tử S và nguyên tử H là 1 : 18. Biết độ tan của dung dịch CuSO4 ở nhiệt độ này là 22 gam. Tính m (làm tròn sau dấu phảy 1 chữ số).
Biểu điểm Hóa học 8
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1
 (3,5điểm)
1) (1) 2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2
 (2) 3Fe + 2O2 Fe3O4
 (3) 2Fe3O4 + 1/2 O2 3Fe2O3
 (4) Fe2O3 + 3CO 2 Fe + 3CO2
 (5) S + O2 SO2
 (6) SO2 + H2O -> H2SO3
2) Đọc tên đúng một chất 0,25đ
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
2
Câu 2
(5 điểm)
1. Đặt công thức, gọi hóa trị, l‎í luận, tính được khối lượng của H2 
MH2 = 22,75 -22,05 = 0,7 gam, từ đó có số mol của H2 = 0,35 mol.
 - Viết phương trình, cân bằng đúng.
- Thay số mol, tìm được biểu thức liên hệ giữa khối lượng mol và hóa trị:
 - Lập bảng, tìm giá trị tương ứng, tìm được kim loại là Zn
2) C2H2 + 5/2 O2 2CO2 + H2O
 C2H4 + 3 O2 2CO2 + 2H2O
 C2H6 + 7/2 O2 2CO2 + 3 H2O
+) Tính nX = 4,48/22,4 = 0,2 (mol)
 Theo các pt trên nCO2 = 2nX = 0,2.2 = 0,4 (mol)
 => mCO2 = 0,4.44 = 17,6 (g)
 + ) => nC = 0,4 mol => mC = 0,4.12 = 4,8 (g)
 dX/H2 = 14 => X = 14.2 = 28 (g/mol)
 => mX = 0,2.28 = 5,6 (g)
Ta có mX = mC + mH = > mH = 5,6 – 4,8 = 0,8 (g)
 => nH = 0,8 mol => nH2O = 0,4 mol => mH2O = 7,2 (g)
0,75đ
0,25
0,5
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 3
( 3điểm)
Hoàn thành 5 phương trình, mỗi phương trình 0.2đ
Tính số mol H2 = 1,2 mol, số mol O2 = 0,8 mol 
Gọi số mol của Cu, Al,Fe trong 57,2g hỗn hợp lần lượt là x,y,z. Lập được phương trình: 64x + 27y + 56z = 57,2 (1)
 1,5y + z = 1,2 ( 2)
Lập được mối liên hệ : trong ( x + y + z) có x molCu, y mol Al,z mol Fe
Sau đó tìm được số mol của Cu, Al, Fe trong 1,2 mol hỗn hợp lần lượt là: 1,2x/ ( x + y + z) , 1,2y/ ( x + y + z) , 1,2z/ ( x + y + z)
- Đưa số mol của kim loại vào phương trình cháy và lập được phương trinh: 0,1y – 0,2x = 0 ( 3) 
- Giải hệ phương trình (1), (2), (3) ta có: x = 0,2 , y = 0,4 , z = 0,6
 Tính được %mcu = 0,2 . 64 .100% / 57,2 = 22,38%
 %mAl = 0,4. 27.100% / 57,2 = 18,88%
 %mFe = 100% - 22,38% - 18,88% = 58,74%
1 đ
0,25đ
0,25đ
0,25 đ
0,5đ
0,25
0,25
0,25
Câu 4
(3điểm)
 a) Các khí ở cùng đk nên tỷ lệ về thể tích là tỉ lệ về số mol.
Gọi số mol N2 , H2 trong 1 mol hỗn hợp là x, y ta có : x + y = 1 (1)
Mhh = 32. 0,3875 = 12,4 g/mol . lập được phương trình (2)
28x + 2y = 12,4 (2)
 x + y 
 Giải hệ phương trình (1), (2) được 
x = 0,4 , y = 0,6 
% V = %nN2 = 40% , % VH2= 60%
0,25
0,25
0,25
0,25
b)Theo câu (a), ta có VN2 = 40.50/100 = 20 lit, VH2= 30 lít
 Phương trình phản ứng :
 N2 + 3H2 2 NH3
 V(lit) 3V(lit) 2V(lit)
- Theo bài ra: 20/1 > 30/3, vì thế ta tính Hp/ư theo H2 
Tính được thể tích N2, H2 dư theo V. Khí sau phản ứng có thể tích là 38 lít gồm N2, H2 dư , NH3 từ đó ta có:
 20- V + 30 – 3V + 2V = 38 . Tìm được V = 6 lít 
Thể tích H2 P.Ư = 18 lít nên HP.Ư = 18. 100% / 30 = 60%
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
c. Khí sau phản ứng có VN2dư = 14 lit. VH2 dư = 12 lit. VNH3 = 12 lit.
 Mhh = 28.14 + 2.12+12.17 = 16,32 g/mol
 14+12+12 
Ở điều kiện thường 1 mol khí có thể tích 24 lit.
Hay 16,32 gam hỗn hợp có thể tích là 24 lít
Vậy 1 lit hỗn hợp khí B có khối lượng là: 16,32/24 = 0,68 gam.
0,25
0,25
0,25
Câu 5
(2 điểm)
 Theo bài ra khối lượng phèn khan là: 51,6g ta có: 
mo = 51,6 . 49,61% /100% = 25,6 gam.
Mà tổng khối lượng của S = ½ tổng khối lượng của O trong phèn khan = 12,8 g. 
Tổng khối lượng của K và Al trong phèn khan cũng là tổng khối lượng của K và Al trong phèn ban đầu là: 
 51,6 – 25,6- 12,8 = 13,2 gam.
Trong 94,8g phèn ban đầu có 13,2g ( K và Al) 
Vậy 15,8 kg phèn ban đầu thì tổng khối lượng của K và Al là:
15,8 . 13,2 / 94,8 = 2,2 kg.
0,25
1đ
0,25
0,5
Câu 6
(3điểm)
a. ( 1đ) .ở 250c độ tan của CuSO4 là 32 gam nghĩa là:
100g nước hòa tan được 32 gam CuSO4 được 132 gam dung dịch
Vậy khối lượng CuSO4 có trong 495 gam dung dịch bão hòa là:
 495 . 32 / 132 = 120 gam.
Khối lượng của nước cần lấy là:
 mH2O = 495 – 120 = 375 g
0,25
0,5
0,25
b. Khi hạ nhiệt độ xuống 150c được m (g) tinh thể CuSO4. aH2O tách ra. 
Theo bài, trong 1 tinh thể phèn, tỉ lệ số nguyên tử của S và H là 1:18 . Mà trong 1 phân tử CuSO4 có 1 ngyên tử S, nên tỉ lệ số phân tử CuSO4 và phân tử H2O trong tinh thể là: 1: 9 hay công thức tinh thể tách ra là: CuSO4 . 9H2O.
 Gọi số mol tinh thể CuSO4 . 9H2O tách ra là x mol . 
Khối lượng CuSO4 tách ra là: 160x gam. Khối lượng H2O tách ra là: 9. 18.x (g)
Khối lượng CuSO4 còn lại trong dung dịch mới là: 120 – 160x ( g)
Khối lượng H2O còn lại trong dung dịch là: 375 – 162x ( g).
Mà độ tan của dung dịch mới là 22g ta có:
( 120 – 160x) 100 /( 375 -162x) = 22 
x= 0,3
Khối lượng của CuSO4 . 9H2O tách ra là: 0,3 . 322 = 96,6g.
0,75đ
0,25
0,5
0,5
( THÍ SINH LÀM CÁCH KHÁC, LÝ LUẬN ĐÚNG THÌ VẪN CHO ĐIỂM TỐI ĐA)

Tài liệu đính kèm:

  • docDeHD_cham_hoc_sinh_gioi_huyen_Hoa_8_nam_hoc_20152016.doc