Đề khảo sát học sinh giỏi huyện năm học 2015 - 2016 môn: Ngữ văn 8 thời gian làm bài: 120 phút

doc 5 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 3131Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát học sinh giỏi huyện năm học 2015 - 2016 môn: Ngữ văn 8 thời gian làm bài: 120 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề khảo sát học sinh giỏi huyện năm học 2015 - 2016 môn: Ngữ văn 8 thời gian làm bài: 120 phút
PHÒNG DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THÁI THỤY
ĐỀ KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI HUYỆN
NĂM HỌC 2015 - 2016
Môn: Ngữ văn 8
Thời gian làm bài: 120 phút 
Câu 1. (3 điểm)
 Một trong 5 ĐIỀU BÁC HỒ DẠY THIẾU NIÊN, NHI ĐỒNG là:
 Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm
 Hãy trình bày suy nghĩ của em về đức tính Khiêm tốn bằng một bài viết ngắn.
Câu 2. (5 điểm)
 Trình bày hiểu biết của em về tấm lòng yêu thương, trân trọng đối với người nông dân của nhà văn Nam Cao qua truyện ngắn Lão Hạc (Sách Ngữ văn 8, tập một - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam) bằng một bài viết ngắn khoảng 20 dòng tờ giấy thi.
Câu 3. (12 điểm)
 KHI CON TU HÚ
Khi con tu hú gọi bầy
	Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần
	Vườn râm dậy tiếng ve ngân
	Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào
	Trời xanh càng rộng, càng cao
	Đôi con diều sáo lộn nhào từng không ...
	Ta nghe hè dậy bên lòng
	Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi !
	Ngột làm sao, chết uất thôi
	Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu ! 
	 Huế, tháng 7 - 1939
 Trích Từ ấy - Tố Hữu 
Sách Ngữ văn 8, tập hai - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
 Hãy làm sáng tỏ lòng yêu cuộc sống và niềm khát khao tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi trong cảnh tù ngục được thể hiện qua bài thơ trên.
--- Hết ---
Họ và tên:  ; Số báo danh: 
PHÒNG GD&ĐT
THÁI THỤY
HƯỚNG DẪN CHẤM
BÀI KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI HUYỆN
NĂM HỌC 2015-2016
Môn: NGỮ VĂN 8
I. Hướng dẫn chung
 - Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm thi để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh trường hợp đếm ý cho điểm hoặc bỏ sót ý trong bài làm của học sinh.
 - Do đặc trưng của môn Ngữ văn nên giáo viên cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có sáng tạo, có ý tưởng riêng và giàu chất văn.
 - Giáo viên cần vận dụng đầy đủ các thang điểm. Điểm toàn bài tính đến 0,25 điểm (không làm tròn).
II. Đáp án và thang điểm
CÂU
NỘI DUNG
ĐIỂM
Câu
1
Câu 1:
Hãy trình bày suy nghĩ của em về đức tính Khiêm tốn bằng một bài viết ngắn.
 - Yêu cầu: HS dẫn dắt giới thiệu được vấn đề nghị luận: Trong xã hội hiện nay, chúng ta cần phải trang bị cho mình những hành trang cần thiết để có thể tự hoàn thiện bản thân mình và hội nhập vào cộng vào xã hội. Một trong những đức tính cần thiết nhất để có thể hòa nhập có được mối quan hệ tốt là khiêm tốn.
- Giải thích: Khiêm tốn là thái độ không tự đề cao mình, đánh giá đúng mực về bản thân, luôn học hỏi người khác và biết kính trên nhường dưới.
- Bàn luận vấn đề: Những người khiêm tốn thường rất hòa nhã, nhún nhường, tôn trọng người khác và nghe nhiều hơn nói. Họ luôn nhanh chóng nhìn nhận và sửa đổi các khuyết điểm của mình, học tập những cái hay, cái tốt từ người khác và không tự mãn với những gì mình đã đạt được. Đối lập với Khiên tốn là kiêu căng, kiêu ngạo Cũng cần phải thấy rằng khiêm tốn không có nghĩa là tự ti, tự hạ thấp mình, rụt rè và không đánh giá đúng năng lực của bản thân.
- Mở rộng vấn đề: Phê phán những lối sống đã đi ngược lại với những phẩm chất trên: kiêu căng, tự phụ, hoặc tự ti, thiếu trung thực, hèn nhát, thiếu bản lĩnh... Bài học nhận thức: (HS tự liên hệ bản thân).
3.0
0,5
0,5
1,0
1,0
Câu
2
Câu 2:
 Trình bày hiểu biết của em về tấm lòng yêu thương, trân trọng đối với người nông dân của nhà văn Nam Cao qua truyện ngắn Lão Hạc (Sách Ngữ văn 8, tập một - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam) bằng một bài viết ngắn khoảng 20 dòng tờ giấy thi.
 - Nhà văn đã thấy rõ và cảm thông với nỗi khổ cực về cuộc sống túng quẫn của lão Hạc- một người nông dân nghèo khổ: nhà nghèo, vợ chết, chỉ còn đứa con trai. Phẫn chí vì không đủ tiền cưới vợ nên người con trai của lão Hạc bỏ đi đồn điền cao su 
 - Lão Hạc nuôi con chó vàng như một kỉ vật của anh con trai, như một người bạn tâm tình Sự túng quẫn đã đẩy lão Hạc vào bi kịch: bán Cậu Vàng, thậm chí phải tìm đến cái chết thê thảm, đau đớn 
 - Cùng với việc phản ánh cuộc sống khổ cực, túng quẫn của Lão Hạc, nhà văn Nam Cao đã phản ánh khá trung thực những phảm chất tốt đẹp của người nông dân Việt Nam: lão Hạc là một người cha nhất mực thương con; một con người dù nghèo khó nhưng giàu lòng tự trọng, thà chết để giữ lại mảnh vườn cho con, “chết trong còn hơn sống đục” 
 - Những phẩm chất đáng quý của Lão Hạc, cái chết thê thảm và đau đớn của lão Hạc đã phản ánh tình cảnh đói khổ, bế tắc của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám 1945, qua đó đã thể hiện cái nhìn đầy yêu thương và trân trọng đối với người nông dân (cái nhìn nhân đạo) của nhà văn Nam Cao. 
 - HS có thể nêu ý nghĩ của ông giáo sau cái chết của lão Hạc (đây cũng chính là lời triết lí lẫn cảm xúc trữ tình của Nam Cao). Nam Cao đã khẳng định một thái độ sống với cách nhìn nhận và cách ứng xử mang tinh thần nhân đạo sâu sắc: Đối với những người ở xung quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa...
5,0
1,0
1,0
1,0
1,0
1,0
Câu 3
 Hãy làm sáng tỏ lòng yêu cuộc sống và niềm khát khao tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi trong cảnh tù ngục được thể hiện qua bài thơ Khi con tu hú.
Yêu cầu chung: 
- Thể loại: Văn nghị luận chứng minh. HS dùng dẫn chứng và lí lẽ làm sáng tỏ nhận định trên.
Ý thứ nhất: Bài thơ thể hiện sâu sắc lòng yêu cuộc sống.
Ý thứ hai: Bài thơ thể hiện niềm khát khao tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng.
 HS có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau: chứng minh hết ý thứ nhất đến ý thứ hai; chứng minh theo trình tự các câu thơ nhưng phải nêu được các ý cơ bản như sau:
12
Mở bài: 
 - Giới thiệu về Tố Hữu và hoàn cảnh sáng tác bài thơ: Bài thơ được sáng tác tháng 7 năm 1939 tại nhà lao Thừa Phủ (Huế), khi tác giả bị bắt giam vào đây chưa lâu. Người thanh niên say mê lý tưởng cách mạng, yêu đời bị giam cầm trong lao tù cảm thấy ngột ngạt vì mất tự do, náo nức hướng ra cuộc sống bên ngoài, muốn thoát ra để trở về với cuộc sống tự do, với hoạt động cách mạng.
 - Nêu nội dung lòng yêu cuộc sống và niềm khát khao tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng được thể hiện qua bài thơ.
2,0
1,0
1,0
Thân bài: 
 Học sinh làm sáng tỏ lòng yêu cuộc sống, niềm khát khao tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi đang bị giam cầm trong tù ngục được thể hiện bằng những hình ảnh gợi cảm và thể thơ lục bát giản dị mà tha thiết...
+ Ý thứ nhất: Bài thơ thể hiện sâu sắc lòng yêu cuộc sống qua cảnh trời đất vào hè trong tâm tưởng người tù cách mạng (6 câu thơ đầu).
 - Hình ảnh mùa hè với tiếng ve, lúa chiêm đang chín, bầu trời cao rộng, đặc biệt tiếng chim tu hú đã thức dậy mùa hè rộn rã âm thanh, rực rỡ sắc màu, ngọt ngào hương vị:
 “Khi con tu hú gọi bầy
 Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần...”
 - Hình ảnh mùa hè hiện lên trong tâm tưởng người chiến sĩ cách mạng đang bị giam cầm trong chốn lao tù là sự cảm nhận của một tâm hồn trẻ trung, tràn đầy lòng yêu cuộc sống... 
+ Ý thứ hai: Bài thơ thể hiện niềm khát khao tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng bị giam cầm trong chốn lao tù(4 câu thơ cuối)
 - Bốn câu thơ cuối thể hiện tâm trạng người tù cách mạng: đó là tâm trạng đau khổ, uất ức, ngột ngạt được nói lên trực tiếp:
 “Ta nghe hè dậy bên lòng
 Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!”
 - Tâm trạng ấy như truyền tới người đọc cảm giác ngột ngạt cao độ, đồng thời thể hiện niềm khát khao tự do cháy bỏng: muốn thoát ra khỏi cảnh ngục tù, trở về với cuộc sống tự do bên ngoài:
 “Ngột làm sao, chết uất thôi
 Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu !”
HS có thể mở rộng bằng một số câu thơ khác trích trong các bài thơ “Ngắm trăng”, “Đi đường” (Nhật kí trong tù – Hồ Chí Minh) để làm phong phú cho bài làm...
8,0
4,0
2,0
2,0
4,0
2,0
2,0
Kết bài:
 - Khẳng định lòng yêu cuộc sống và niềm khát khao tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng được thể hiện qua bài thơ.
 - Học sinh có thể liên hệ bản thân qua lòng yêu cuộc sống, qua nghị lực vượt khó để góp phần bảo vệ độc lập, tự do của đất nước.
2,0
1,0
1,0
VẬN DỤNG CHO ĐIỂM CÂU 3
Điểm 11 - 12: Vận dụng tốt lí thuyết để làm bài văn nghị luận chứng minh, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng tiêu biểu, có mở rộng, nâng cao để khẳng định nội dung chứng minh; trình bày đủ các ý cơ bản như trên, diễn đạt tốt, trình bày đẹp.
Điểm 9 - 10: Vận dụng tốt lí thuyết để làm bài văn nghị luận chứng minh, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng tiêu biểu, có mở rộng, nâng cao để khẳng định nội dung chứng minh; trình bày tương đối đủ các ý cơ bản như trên, diễn đạt tốt, trình bày đẹp.
Điểm 7 - 8: Vận dụng tương đối tốt lí thuyết để làm bài văn nghị luận chứng minh, có thể lập luận chưa chặt chẽ, dẫn chứng tiêu biểu, có mở rộng để khẳng định nội dung chứng minh; trình bày chưa đủ các ý cơ bản như trên, còn mắc một số lỗi về chính tả, diễn đạt
Điểm 5 - 6: Biết vận dụng lí thuyết để làm bài văn nghị luận chứng minh, trình bày chưa đủ các ý cơ bản trên; lập luận chưa chặt chẽ, dẫn chứng chưa tiêu biểu, chưa mở rộng, nâng cao để khẳng định nội dung chứng minh; còn diễn xuôi lại bài thơ, mắc nhiều lỗi về chính tả, diễn đạt
Điểm 3 - 4: Chưa biết vận dụng lí thuyết để làm bài văn nghị luận chứng minh, trình bày thiếu nhiều ý cơ bản trên; lập luận chưa chặt chẽ, dẫn chứng chưa tiêu biểu, chưa biết mở rộng, nâng cao để khẳng định nội dung chứng minh; nhiều chỗ còn diễn xuôi lại bài thơ, còn mắc nhiều lỗi về chính tả, diễn đạt
Điểm 1 - 2: Chưa biết vận dụng lí thuyết để làm bài văn nghị luận chứng minh, còn thiếu nhiều ý, còn diễn xuôi bài thơ hoặc lan man; bài viết chưa có bố cục mạch lạc, diễn đạt lủng củng, còn nhiều lỗi chính tả.

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_HD_cham_hoc_sinh_gioi_huyen_mon_Ngu_van_8_20152016.doc