Đề khảo sát cuối học kì I môn Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2017-2018

doc 5 trang Người đăng duthien27 Lượt xem 732Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát cuối học kì I môn Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2017-2018", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề khảo sát cuối học kì I môn Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2017-2018
 PHÒNG GD&ĐT SA PA 	
TRƯỜNG PTDTBT TH & THCS TẢ VAN 
ĐỀ KHẢO SÁT CUỐI HỌC KÌ I; NĂM HỌC 2017 - 2018; LỚP 3
Môn: Tiếng Việt
(Thời gian 60 phút không kể thời gian đọc thành tiếng)
A. KIỂM TRA ĐỌC:
I. Đọc thành tiếng (4 điểm) Mỗi học sinh đọc một đoạn văn khoảng 55 - 60 tiếng, một trong các bài sau:
1. Người con của Tây Nguyên: TV3 tập 1B, trang 44
2. Cửa Tùng: TV3 tập 1B, trang 52
3. Người liên lạc nhỏ: TV3 tập 1B, trang 57
4. Đôi bạn: TV3 tập 1B, trang 83
II. Đọc hiểu (6 điểm)
Hũ bạc của người cha
 1. Ngày xưa, có một nông dân người Chăm rất siêng năng. Về già, ông để dành được một hũ bạc. Tuy vậy, ông rất buồn vì cậu con trai lười biếng.
 Một hôm, ông bảo con:.
 - Cha muốn trước khi nhắm mắt thấy con kiếm nổi bát cơm. Con hãy đi làm và mang tiền về đây !
 2. Bà mẹ, sợ con vất vả, liền dúi cho một ít tiền. Anh này cầm tiền đi chơi mấy hôm, khi chỉ còn vài đồng mới trở về đưa cho cha. Người cha vứt ngay nắm tiền xuống ao. Thấy con vẫn thản nhiên, ông nghiêm giọng:
 - Đây không phải tiền con làm ra.
 3. Người con lại ra đi. Bà mẹ chỉ dám cho ít tiền ăn đường. Ăn hết tiền, anh ta đành tìm vào một làng xin xay thóc thuê. Xay một thúng thóc được trả công hai bát gạo, anh chỉ dám ăn một bát. Suốt ba tháng, dành dụm được chín mươi bát gạo, anh bán lấy tiền.
 4. Hôm đó, ông lão đang ngồi sưởi lửa thì con đem tiền về. Ông liền ném luôn mấy đồng vào bếp lửa. Người con vội thọc tay vào lửa lấy ra. Ông lão cười chảy nước mắt:
 - Bây giờ cha tin tiền đó chính tay con làm ra. Có làm lụng vất vả, người ta mới biết quý đồng tiền.
 5. Ông đào hũ bạc lên, đưa cho con và bảo:
 - Nếu con lười biếng, dù cha cho một trăm hũ bạc cũng không đủ. Hũ bạc tiêu không bao giờ hết chính là hai bàn tay con.
(Truyện cổ tích Chăm)
 Đọc thầm bài trên, chọn và viết lại chữ cái đặt trước câu trả lời đúng cho các câu hỏi 1,2, 3
Câu 1: Câu chuyện trên là truyện cổ của dân tộc nào ?
a. Dân tộc Ê-đê.
b. Dân tộc Kinh.
c. Dân tộc Chăm.
Câu 2: Khi người con đem tiền về, ông lão đã làm gì ?
a. Vứt nắm tiền xuống ao.
b. Vứt tiền xuống ao; ném tiền vào lửa.
c. Cất tiền đi.
Câu 3: Câu hỏi cho bộ phận gạch chân trong câu Chú thỏ gặm nhấm củ cà rốt là ?
a. Con gì gặm nhấm củ cà rốt ?
b. Ai gặm nhấm của cà rốt ?
c. Cái gì gặm nhấm củ cà rốt?
Câu 4: Em hãy đặt 1 câu theo mẫu Ai làm gì ? và viết lại câu đó.
Câu 5: Tìm và viết hình ảnh so sánh thích hợp với chỗ trống trong câu văn sau:
 Trăng tròn như  .
Câu 6: Câu chuyện Hũ bạc của người cha giúp em hiểu điều gì ? Em cần làm gì để tiết kiệm tiền của ?
B. KIỂM TRA VIẾT :
I. Chính tả: (Nghe - viết) (4 điểm)
Rừng cây trong nắng
 Trong ánh nắng mặt trời vàng óng, rừng khô hiện lên với tất cả vẻ uy nghi, tráng lệ. Những thân cây tràm vươn thẳng lên trời như những cây nến khổng lồ. Từ trong biển lá xanh rờn, ngát dậy một mùi hương lá tràm bị hun nóng dưới mặt trời .
II. Tập làm văn (6 điểm)
Đề bài: Em hãy viết đoạn văn (khoảng 7 - 10 câu) kể về việc học tập của em trong học kì I.
Gợi ý:
- Học kì I em đã học tập thế nào (chăm chỉ, chuyên cần hay chưa cố gắng) ?
- Trong các môn học (Toán, Tiếng Việt, Tự nhiên và Xã hội, ) em thích nhất môn học nào ?
- Kể lợi ích của môn học mà em thích ? 
- Em và các bạn cùng giúp đỡ nhau học tập như thế nào ? 
- Bạn đã giúp em học tập tiến bộ như thế nào ?
- Em tham gia hoạt động cặp, hoạt động nhóm với các bạn như thế nào ? (Hay nhóm em có bạn nào học tốt nhất ?)
- Môn học nào em đã được thầy cô giáo khen hoặc bạn bè nhận xét đã tiến bộ ?
- Người thân cảm thấy thế nào trước việc học tập của em ?
- Trong học kì I em cần phải cố gắng về môn học nào nữa ?
 PHÒNG GD&ĐT SA PA 	
TRƯỜNG PTDTBT TH & THCS TẢ VAN 
 HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ, CHẤM ĐIỂM
 BÀI KHẢO SÁT CUỐI HỌC KÌ I; NĂM HỌC 2017 - 2018; LỚP 3
Môn: Tiếng Việt
Phần
Đáp án
Điểm
A. KIỂM TRA ĐỌC
4
I. Đọc thành tiếng
- Đọc đúng tiếng, đúng từ, ngắt nghỉ hơi đúng các dấu câu, cụm từ; đảm bảo tốc độ đọc khoảng 55 - 60 tiếng/phút; Đọc to, rõ ràng
- Đọc đúng tiếng, đúng từ, ngắt nghỉ hơi đúng các dấu câu, cụm từ; đảm bảo tốc độ đọc khoảng 50 - 55 tiếng/phút; Đọc to, rõ ràng nhưng phát âm một số tiếng còn chưa đúng.
- Đọc đúng tiếng, đúng từ, ngắt nghỉ hơi đúng các dấu câu, cụm từ; đảm bảo tốc độ đọc khoảng 45 - 50 tiếng/phút; Đọc to nhưng phát âm chưa rõ ràng.
- Các trường hợp còn lại (không chấm điểm đối với học sinh không biết đọc)
4
3,5
2
1
II. Đọc hiểu
6
Câu 1
c) Dân tộc Chăm.
1
Câu 2
b) Vứt tiền xuống ao; ném tiền vào lửa.
1
Câu 3
a) Con gì gặm nhấm củ cà rốt ?
1
Câu 4
Đặt được câu theo mẫu Ai làm gì ?.
1
Câu 5
Mặt trăng tròn như quả bóng.
1
Câu 6
- Câu chuyện giúp em hiểu: Bàn tay và sức lao động của con người chính là nguồn tạo nên mọi của cải không bao giờ cạn.
- Kể được một số việc làm để tiết kiệm tiền của.
Ví dụ: Tiết kiệm vở viết, giấy bút, giữ gìn sách vở cẩn thận, 
1
B. KIỂM TRA VIẾT
I. Chính tả (nghe -viết)
4
- Học sinh viết hết bài, đúng chính tả; Biết cách trình bày, bài viết sạch sẽ, chữ viết rõ ràng
- Học sinh viết hết bài, đúng chính tả; Biết cách trình bày, bài viết sạch sẽ, chữ viết rõ ràng; Sai không quá 5 lỗi chính tả.
- Học sinh viết đủ nội dung bài; Biết cách trình bày; Sai không quá 6 lỗi chính tả.
- Học sinh viết đủ nội dung bài; Biết cách trình bày; Sai không quá 8 lỗi chính tả.
4
3
2
1
II. Tập làm văn
6
- Kể về việc học tập của em trong học kì I diễn đạt thành câu, đầy đủ nội dung (từ 8 - 10 câu) theo đúng yêu cầu của đề bài.
- Kể về việc học tập của em trong học kì I diễn đạt thành câu, đầy đủ nội dung, sai không quá 3 lỗi chính tả. Viết được từ 5 - 8 câu câu theo đúng yêu cầu của đề bài.
- Kể về việc học tập của em trong học kì I, diễn đạt thành câu, đủ ý, sai không quá 5 lỗi chính tả. 
- Các trường hợp còn lại (không chấm điểm đối với học sinh không viết được)
6
5
3
 2

Tài liệu đính kèm:

  • docde_khao_sat_cuoi_hoc_ki_i_mon_tieng_viet_lop_3_nam_hoc_2017.doc