Đề khảo sát chọn nguồn học sinh giỏi năm học 2015 – 2016 môn: Ngữ văn 7 (thời gian làm bài 120 phút)

doc 5 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1248Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chọn nguồn học sinh giỏi năm học 2015 – 2016 môn: Ngữ văn 7 (thời gian làm bài 120 phút)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề khảo sát chọn nguồn học sinh giỏi năm học 2015 – 2016 môn: Ngữ văn 7 (thời gian làm bài 120 phút)
UBND HUYỆN ĐÔNG HƯNG
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ KHẢO SÁT CHỌN NGUỒN HỌC SINH GIỎI 
NĂM HỌC 2015 – 2016
Môn: Ngữ Văn 7
(Thời gian làm bài 120 phút)
Câu 1 ( 5 điểm)
 Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa,
Tia nắng tía nháy hoài trong ruộng lúa,
Núi uốn mình trong chiếc áo the xanh,
 Đồi thoa son nằm dưới ánh bình minh
 (Đoàn Văn Cừ, Chợ Tết )
Câu 2 ( 3 điểm)
	“ Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra.”
 (Lí Lan, Cổng trường mở ra)
Em hiểu như thế nào về lời nói trên của người mẹ? 
Câu 3 ( 12 điểm)
	Một trong những cảm hứng chủ đạo của các sáng tác thơ ca Trung đại là tinh thần yêu nước.
	Qua hai bài thơ Sông núi nước Nam và Phò giá về kinh ( Sách Ngữ văn 7- Tập I), em hãy làm sáng tỏ nhận xét trên.
--- Hết ---
Họ và tên thí sinh:  Số báo danh: 
UBND HUYỆN ĐÔNG HƯNG
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO 
HƯỚNG DẪN CHẤM CHỌN NGUỒN HỌC SINH GIỎI 
NĂM HỌC 2015 – 2016
Môn: Ngữ Văn 7
 I/ YÊU CẦU CHUNG:
Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh trường hợp đếm ý cho điểm hoặc bỏ sót ý trong bài làm của các em.
Do đặc trưng của môn Ngữ văn nên giám khảo chấm cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm, khuyến khích những bài viết có sáng tạo, có ý tưởng riêng và giàu chất văn.
Điểm toàn bài làm tròn đến 0,5.
 II/YÊU CẦU CỤ THỂ:
Câu 1( 5 điểm): 
1/ Yêu cầu về kỹ năng:
- HS biết cách viết bài văn cảm thụ có bố cục rõ ràng, văn viết trôi chảy, giàu cảm xúc.
- Lời văn chuẩn xác, không mắc lỗi chính tả.
 2/ Yêu cầu về kiến thức:
- Học sinh có những cảm nhận khác nhau về đoạn thơ song cần đảm bảo những yêu cầu cơ bản sau: 
* Về nghệ thuật:
 - Đoạn thơ sử dụng thành công nhiều biện pháp tu từ:
+ So sánh: Sương trắng ....như giọt sữa
+ Nhân hóa: Núi - uốn mình, đồi - thoa son
- Sử dụng nhiều từ ngữ chỉ màu sắc: trắng, tía, xanh, son(đỏ).
- Sử dụng phương thức miêu tả để bộc lộ cảm xúc....
* Về nội dung:
- Cảm nhận được vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên mùa xuân: 
+ Đó là vẻ đẹp tinh khôi đầy hấp dẫn qua nghệ thuật so sánh sương trắng... như giọt sữa, gợi sự ngọt ngào tinh khiết của những giọt sương mùa xuân.
+ Vẻ tinh nghịch, nhí nhảnh của những tia nắng tía trên ruộng lúa.
+ Núi khoác trên mình tấm áo xanh của ngàn cây trong dáng vẻ thướt tha điệu đà. 
+ Dưới ánh ban mai, ngọn đồi như được thoa một lớp son rực rỡ.
-> Thiên nhiên đang cựa mình trong buổi sớm mùa xuân. Cảnh vật toát lên vẻ rực rỡ, lấp lánh với sự tinh khôi, trong trẻo, mượt mà. Bức tranh xuân gợi lên cảm giác yên bình, ấm áp.
- Thấy được cảm nhận tinh tế của nhà thơ trước vẻ đẹp mùa xuân. Qua đó thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước.
- Cảm xúc của bản thân khi đọc đoạn thơ: xao xuyến trước vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên, thêm yêu mến, gắn bó với quê hương đất nước.
 Lưu ý: Trong quá trình cảm nhận, HS cần lồng nghệ thuật với nội dung, các em có thể có những phát hiện mới lạ song cần phù hợp với nội dung nghệ thuật của đoạn thơ. Giáo viên cần trân trọng những sáng tạo trong bài làm của học sinh.
 CÁCH CHO ĐIỂM
Điểm 4- 5: đủ nội dung, diễn đạt mạch lạc, giàu cảm xúc, có sự sáng tạo trong cách thể hiện.
Điểm 2- 3: nội dung chưa thật đầy đủ, cách viết đôi chỗ còn lúng túng, cảm xúc chưa rõ.
Điểm 1: Bài quá sơ sài, chưa có cảm xúc.
Câu 2( 3 điểm):
 HS nêu được các ý cơ bản sau:
- Thấy được sự động viên khích lệ của người mẹ đối với đứa con, mong con tự tin can đảm bước đi trên con đường mới đến với thế giới kì diệu của con;
- Thấy được tình cảm yêu thương con vô bờ bến, sự tin tưởng của người mẹ đối với con.
- Sự đánh giá cao vai trò và vị trí của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người.
Cách cho điểm: Học sinh nêu đúng mỗi ý cho 1 điểm.
C©u 3( 12 ®iÓm)
1. Về hình thức
- Bµi lµm cã bố cục rõ ràng, luËn ®iÓm ®Çy ®ñ chÝnh x¸c.
- Lời văn chuẩn xác, không mắc lỗi chính tả, c¶m xóc s©u s¾c.
2. Về nội dung.
 Học sinh có thể triÓn khai theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo các ý sau:
a. Giải thích: HS cần giải thích được:
 + Cảm hứng chủ đạo: cảm hứng chính, nổi bật.
+ Tinh thần yêu nước trong văn học có nhiều biểu hiện khác nhau. Ở hai văn bản này, tinh thần yêu nước được thể hiện ở niềm tự hào về nền độc lập chủ quyền, về những chiến công oai hùng; lòng căm thù giặc, ý chí quyết tâm bảo vệ nền độc lập; khát vọng xây dựng đất nước thái bình thịnh trị muôn đời.
b. Chứng minh: Học sinh lựa chọn và phân tích các dẫn chứng trong hai văn bản để làm sáng tỏ các luận điểm cơ bản sau:
* Luận điểm 1: Tinh thần yêu nước trước hết được biểu hiện ở lòng tự hào dân tộc:
- Tự hào về nền độc lập, chủ quyền: 
Sông núi nước Nam vua Nam ở
Vằng vặc sách trời chia xứ sở.
- Tự hào về những chiến công oai hùng của dân tộc: 
Chương Dương cướp giáo giặc
Hàm Tử bắt quân thù.
* Luận điểm 2: Tinh thần yêu nước biểu hiện ở lòng căm thù giặc sâu sắc và ý chí quyết tâm đánh đuổi giặc ngoại xâm giữ vững nền độc lập:
- Thái độ căm phẫn bọn giặc xâm lược 
 - Ý chí quyết tâm đánh đuổi giặc ngoại xâm: 
Giặc dữ cớ sao phạm đến đây
Chúng mày nhất định phải tan vỡ.
* Luận điểm 3: Tinh thần yêu nước biểu hiện ở khát vọng gìn giữ nền thái bình thịnh trị muôn đời: 
Thái bình nên gắng sức
Non nước ấy nghìn thu.
* Khái quát: 
- Hai bài thơ tuy khác nhau ở hoàn cảnh sáng tác nhưng lại giống nhau trong cách diễn tả cô đúc, lời văn chắc nịch, kết hợp giữa ý tưởng và cảm xúc, đều chứa đựng cảm hứng yêu nước. 
- Đánh giá ý nghĩa : Hai bài thơ đã cổ vũ khích lệ nhân dân ta trong công cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm và xây dựng đất nước. 
- Tình cảm này được kế thừa phát huy trở thành một trong những tình cảm chủ đạo cao đẹp nhất trong văn học nước nhà.
C¸ch cho ®iÓm:
- Tõ 10-12 ®iÓm: HiÓu ®Ò s©u s¾c, cã ®ñ néi dung, lËp luËn chÆt chÏ, thuyÕt phôc, c¶m xóc vµ diÔn ®¹t tèt.
- Tõ 7-9 ®iÓm: HiÓu ®Ò, bµi lµm ®¶m b¶o 2/3 néi dung, diÔn ®¹t tr«i ch¶y 
- Tõ 4-6 ®iÓm: §¶m b¶o 1/2 yªu cÇu cña ®Ò. 
- Tõ 1-3 ®iÓm: Bµi thiÕu qu¸ nhiÒu ý, diÔn ®¹t yÕu.
* L­u ý: Trªn ®©y lµ ®Þnh h­íng chÊm, trong qu¸ tr×nh chÊm gi¸m kh¶o cÇn linh ho¹t vËn dông biÓu ®iÓm, tr©n träng nh÷ng s¸ng t¹o cña häc sinh.
 --------------------- HÕt---------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_VA_DAP_AN_HSG_2016.doc